

Xin chào tất cả các bạn
. Hôm nay mình xin được tiếp tục seris ÔN TẬP LÍ 8. Ở topic này mình sẽ đưa ra các dạng bài tập từ cơ bản tới nâng cao ( một số trong quá trình học mình sưu tầm , số khác mình lấy từ nhiều tài liệu khác nhau...) của các phần Cơ - Nhiệt- Quang lớp 8. Bạn nào chưa xem phần lí thuyết của các phần đó thì có thể xem tại TOPIC ÔN TẬP LÍ 8 (P1) và TOPIC ÔN TẬP LÍ 8 (P2) nhé!
Lưu ý: Trong quá trình làm Bài tập , các bạn không hiểu chỗ nào thì có thể hỏi mình tại Topic này luôn nhé.
Chúng ta cùng bắt đầu thôi !
TOPIC ÔN TẬP LÍ 8 (P3)

Lưu ý: Trong quá trình làm Bài tập , các bạn không hiểu chỗ nào thì có thể hỏi mình tại Topic này luôn nhé.
Chúng ta cùng bắt đầu thôi !



Bài tập phần Cơ học:
1) Lúc 7h, một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 40 km/h. Hỏi xe đó đến B lúc mấy giờ ,biết quãng đường AB dài 80km
2) Lúc 7h , 2 ô tô cùng khởi hành từ 2 điểm A,B cách nhau 96 km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc xe từ A là 36km/h, của xe từ B là 28 km/h
a. Tìm khoảng cách 2 xe lúc 8h
b. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ, nơi gặp cách A bao nhiêu km?
3) Một người dự định đi bộ hết quãng đường với vận tốc 5 km/h. Đi được nữa quãng đường thì người đó ngồi nhờ xe đạp với vận tốc 12 km/h và đến sớm hơn dự định 28 phút. Hỏi nếu người đó đi bộ hết quãng được trong thời gian bao lâu?
4) Một học sinh đi từ nhà đến trường,sau khi đi được [tex]\frac{1}{4}[/tex] quãng đường thì chợt nhớ mình quên dụng cụ học tập nên vội trở về nhà và đi ngay đến trường thì bị muộn 15 phút.
a, Tính vận tốc chuyển động của học sinh đó. Biết khoảng cách từ nhà đến trường là S= 6 km
b, Để đi đến trường đúng thời gian thì khi quay về và đi lần 2, học sinh đó phải đi với vận tốc bao nhiêu?
5) Một quả cầu sắt rỗng nổi trong nước. Tìm thể tích phần rỗng biết khối lượng quả cầu là 500g và khối lượng riêng của sắt là 7,8 [tex]g/cm^{3}[/tex]
Biết nước ngập đến [tex]\frac{2}{3}[/tex] thể tích quả cầu.
6)Một khối gỗ hình trụ nặng 3kg, có diện tích đáy 200 [tex]cm^{2}[/tex] được thả nổi thẳng đứng trong nước. Biết khối lượng riêng của nước và gỗ lần lượt là 1000 [tex]kg/m^{3}[/tex] và 600 [tex]kg/m^{3}[/tex].
a, Tính chiều cao phần gỗ chìm trong nước
b, Tính chiều cao phần gỗ nổi trên mặt nước
7)Để đưa 1 vật nặng m=200kg lên độ cao h = 10m,người ta dùng 1 mặt phẳng nghiêng dài l=12m. Lực kéo lúc này là F1 = 1900N
a, Tính lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng
b, Tính hiệu suất mặt phẳng nghiêng
8) Có một hệ thống cân bằng như hình sau, các vật có khối lượng

1) Lúc 7h, một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 40 km/h. Hỏi xe đó đến B lúc mấy giờ ,biết quãng đường AB dài 80km
2) Lúc 7h , 2 ô tô cùng khởi hành từ 2 điểm A,B cách nhau 96 km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc xe từ A là 36km/h, của xe từ B là 28 km/h
a. Tìm khoảng cách 2 xe lúc 8h
b. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ, nơi gặp cách A bao nhiêu km?
3) Một người dự định đi bộ hết quãng đường với vận tốc 5 km/h. Đi được nữa quãng đường thì người đó ngồi nhờ xe đạp với vận tốc 12 km/h và đến sớm hơn dự định 28 phút. Hỏi nếu người đó đi bộ hết quãng được trong thời gian bao lâu?
4) Một học sinh đi từ nhà đến trường,sau khi đi được [tex]\frac{1}{4}[/tex] quãng đường thì chợt nhớ mình quên dụng cụ học tập nên vội trở về nhà và đi ngay đến trường thì bị muộn 15 phút.
a, Tính vận tốc chuyển động của học sinh đó. Biết khoảng cách từ nhà đến trường là S= 6 km
b, Để đi đến trường đúng thời gian thì khi quay về và đi lần 2, học sinh đó phải đi với vận tốc bao nhiêu?
5) Một quả cầu sắt rỗng nổi trong nước. Tìm thể tích phần rỗng biết khối lượng quả cầu là 500g và khối lượng riêng của sắt là 7,8 [tex]g/cm^{3}[/tex]
Biết nước ngập đến [tex]\frac{2}{3}[/tex] thể tích quả cầu.
6)Một khối gỗ hình trụ nặng 3kg, có diện tích đáy 200 [tex]cm^{2}[/tex] được thả nổi thẳng đứng trong nước. Biết khối lượng riêng của nước và gỗ lần lượt là 1000 [tex]kg/m^{3}[/tex] và 600 [tex]kg/m^{3}[/tex].
a, Tính chiều cao phần gỗ chìm trong nước
b, Tính chiều cao phần gỗ nổi trên mặt nước
7)Để đưa 1 vật nặng m=200kg lên độ cao h = 10m,người ta dùng 1 mặt phẳng nghiêng dài l=12m. Lực kéo lúc này là F1 = 1900N
a, Tính lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng
b, Tính hiệu suất mặt phẳng nghiêng
8) Có một hệ thống cân bằng như hình sau, các vật có khối lượng
m1=m2=m3=m
m4=m5=2.m
Tính đoạn AC biết đoạn AB=10 cm.Bỏ qua ma sát, khối lượng của thanh AC và của các dây treom4=m5=2.m

Bài tập phần Nhiệt học:
1) Một ấm nhôm có khối lượng m=500g chứa 1 kg nước ở [tex]20^{\circ}C[/tex]. Người ta đổ vào ấm 2 kg nước ở nhiệt độ [tex]60^{\circ}C[/tex]. Tìm nhiệt độ cuối cùng của ấm khi cân bằng nhiệt, biết nhiệt dung riêng của nước, nhôm lần lượt là 4200 J/kg.k và 900J/kg.k.(Bỏ qua hao phí)
2) Một thùng chứa m (kg) nước ở [tex]25^{\circ}C[/tex]. Người ta đổ 1 lượng 2m nước sôi (ở [tex]100^{\circ}C[/tex]) vào thùng. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong thùng là [tex]70^{\circ}C[/tex]. Nếu trước khi đổ lượng 2m nước sôi vào thùng này ta đổ đi tất cả lượng nước m đang có trong thùng thì nhiệt độ của nước khi cân bằng là bao nhiêu? Bỏ qua hao phí.
3) Một thau nhôm khối lượng 0,5 kg đựng 2kg nước ở [tex]20^{\circ}C[/tex]
a) Thả vào thau nước 1 thỏi đồng có khối lượng 200g lấy ở lò ra. Nước nóng đến [tex]21,2^{\circ}C[/tex]. Tìm nhiệt độ của bếp lò. Biết nhiệt dung riêng của nhôm,nước,đồng lần lượt là 880 J/kg.k ; 4200J/kg.k; 380J/kg.k. Bỏ qua hao phí
b) Thực ra trong trường hợp , nhiệt lượng tỏa ra môi trường là 10% nhiệt lượng cung cấp cho thau nước. Tìm nhiệt độ thực sự của bếp lò
4) Trộn m1 = 500g nước đá, m2 = 500g nước cùng nhiệt độ t1 = [tex]0^{\circ}C[/tex]vào 1 xô nước ở nhiệt độ 50 [tex]^{\circ}C[/tex].Khối lượng tổng cộng của chúng là m = 2kg. Tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k ; nhiệt nóng chảy của nước đá [tex]\lambda[/tex]=340000 J/kg. Bỏ qua khối lượng và sự thu nhiệt của xô
1) Một ấm nhôm có khối lượng m=500g chứa 1 kg nước ở [tex]20^{\circ}C[/tex]. Người ta đổ vào ấm 2 kg nước ở nhiệt độ [tex]60^{\circ}C[/tex]. Tìm nhiệt độ cuối cùng của ấm khi cân bằng nhiệt, biết nhiệt dung riêng của nước, nhôm lần lượt là 4200 J/kg.k và 900J/kg.k.(Bỏ qua hao phí)
2) Một thùng chứa m (kg) nước ở [tex]25^{\circ}C[/tex]. Người ta đổ 1 lượng 2m nước sôi (ở [tex]100^{\circ}C[/tex]) vào thùng. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong thùng là [tex]70^{\circ}C[/tex]. Nếu trước khi đổ lượng 2m nước sôi vào thùng này ta đổ đi tất cả lượng nước m đang có trong thùng thì nhiệt độ của nước khi cân bằng là bao nhiêu? Bỏ qua hao phí.
3) Một thau nhôm khối lượng 0,5 kg đựng 2kg nước ở [tex]20^{\circ}C[/tex]
a) Thả vào thau nước 1 thỏi đồng có khối lượng 200g lấy ở lò ra. Nước nóng đến [tex]21,2^{\circ}C[/tex]. Tìm nhiệt độ của bếp lò. Biết nhiệt dung riêng của nhôm,nước,đồng lần lượt là 880 J/kg.k ; 4200J/kg.k; 380J/kg.k. Bỏ qua hao phí
b) Thực ra trong trường hợp , nhiệt lượng tỏa ra môi trường là 10% nhiệt lượng cung cấp cho thau nước. Tìm nhiệt độ thực sự của bếp lò
4) Trộn m1 = 500g nước đá, m2 = 500g nước cùng nhiệt độ t1 = [tex]0^{\circ}C[/tex]vào 1 xô nước ở nhiệt độ 50 [tex]^{\circ}C[/tex].Khối lượng tổng cộng của chúng là m = 2kg. Tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k ; nhiệt nóng chảy của nước đá [tex]\lambda[/tex]=340000 J/kg. Bỏ qua khối lượng và sự thu nhiệt của xô
Bài tập phần Quang:
1)Hai gương M1,M2 đặt song song như hình vẽ và có mặt phản xạ quay vào nhau, cách nhau 1 đoạn d. Trên đường thẳng song song có 2 điểm S,O
a) Trình bày cách vẽ tia sáng từ S đến M1 tại I rồi phản xạ đến M2 tại K rồi đến O
b) Tính khoảng cách từ I đến A và K đến B.

2) Hai gương phẳng giống nhau ghép chung theo 1 cạnh tạo thành góc [tex]\alpha[/tex] như hình vẽ (OM1 =OM2) .Trong khoảng giữa 2 gương, gần O có 1 điểm sáng S. Biết rằng tia sáng từ S đập vuông góc vào G1,sau khi phản xạ ở G1 thì đập vào G2, sau khi phản xạ ở G2 lại đập vào G1 và phản xạ trên G1 một lần nữa. Tia phản xạ cuối cùng vuông góc với M1,M2. Tính [tex]\alpha[/tex]

1)Hai gương M1,M2 đặt song song như hình vẽ và có mặt phản xạ quay vào nhau, cách nhau 1 đoạn d. Trên đường thẳng song song có 2 điểm S,O
a) Trình bày cách vẽ tia sáng từ S đến M1 tại I rồi phản xạ đến M2 tại K rồi đến O
b) Tính khoảng cách từ I đến A và K đến B.

2) Hai gương phẳng giống nhau ghép chung theo 1 cạnh tạo thành góc [tex]\alpha[/tex] như hình vẽ (OM1 =OM2) .Trong khoảng giữa 2 gương, gần O có 1 điểm sáng S. Biết rằng tia sáng từ S đập vuông góc vào G1,sau khi phản xạ ở G1 thì đập vào G2, sau khi phản xạ ở G2 lại đập vào G1 và phản xạ trên G1 một lần nữa. Tia phản xạ cuối cùng vuông góc với M1,M2. Tính [tex]\alpha[/tex]
