Tổng kết kiến thức sinh học 9 (gồm 3 chương II, III, IV)

T

tieumimi95

\frac{5}{6}
\frac{1}{4}
\frac{3}{5}
\frac{3}{7}
\frac{9}{7}
\frac{5}{12}
\frac{8}{11}
\frac{7}{5}
\frac{3}{8}
\frac{17}{10}
 
T

thanhcoqh13

Chương I:
1) Các nhân tố sinh thái, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái(ánh sáng, nhiệt độ) lên đời sống của các sinh vật.
Trả lời:
* Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Tuỳ theo tính chất của các nhân tố sinh thái, người ta chia chúng thành hai nhóm: nhóm nhân tố sinh thái vô sinh( không sống) và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh( sống). Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh được phân biệt thành nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác.
Nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác. Con người có trí tuệ nên bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, con người còn góp phần to lớn cải tạo thiên nhiên.
* Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của các sinh vật:
- Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật:
Ánh sáng có ảnh hướng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng. Những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây,các cành cây phía dưới sớm bị rụng. Đó là do hiện tượng tỉa cành tự nhiên. Cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái của lá cây.
+ Thực vật được chia thành hai nhóm khác nhau tùy theo khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường:
(-) Nhóm cây ưa sáng: bao gồm những cây sống nơi quang đãng.
(-) Nhóm cây ưa bóng: bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán của cây khác, cây trồng làm cảnh đặt ở trong nhà...
+ Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp, hô hấp... và khả năng hút nước của cây.

- Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật:
+ Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
+ Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật.
Ví dụ ở chim: Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi ăn trước lúc mặt trời mọc, trong khi chim chích choè, chào mào, khướu là những chim ăn sâu bọ thường đi ăn vào lúc mặt trời mọc. Những loài chim như vạc, diệc, sếu... và nhất là cú mèo hay tìm kiếm thức ăn vào ban đêm.
Ví dụ ở thú: Có nhiều loài thú hoạt động vào ban ngày như trâu, bò, dê, cừu... nhưng cũng có thú hoạt động nhièu vào ban đêm như chồn, cáo, sóc...
+ Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn ngày mùa đông, đó cũng là mùa sinh sản của nhiều loài chim.
+ Mùa xuân, vào những ngày thiếu sáng, cá chép cũng có thể đẻ trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng được tăng cường.
- Người ta chia động vật thành hai nhóm thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau:
+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày.
+ Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất, hay ở vùng nước sâu như đáy biển.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:
Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50 độ C. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao( như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 - 90 độ C) hoặc nơi có nhiệt độ rất thấp( ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27 độ C).
Người ta chia sinh vật thành hai nhóm:
- Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
- Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con người.
 
T

thanhcoqh13

Chương I:
1) Các nhân tố sinh thái, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái(ánh sáng, nhiệt độ) lên đời sống của các sinh vật.
Trả lời:
* Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Tuỳ theo tính chất của các nhân tố sinh thái, người ta chia chúng thành hai nhóm: nhóm nhân tố sinh thái vô sinh( không sống) và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh( sống). Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh được phân biệt thành nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác.
Nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác. Con người có trí tuệ nên bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, con người còn góp phần to lớn cải tạo thiên nhiên.
* Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của các sinh vật:
- Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật:
Ánh sáng có ảnh hướng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng. Những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây,các cành cây phía dưới sớm bị rụng. Đó là do hiện tượng tỉa cành tự nhiên. Cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái của lá cây.
+ Thực vật được chia thành hai nhóm khác nhau tùy theo khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường:
(-) Nhóm cây ưa sáng: bao gồm những cây sống nơi quang đãng.
(-) Nhóm cây ưa bóng: bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán của cây khác, cây trồng làm cảnh đặt ở trong nhà...
+ Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp, hô hấp... và khả năng hút nước của cây.

- Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật:
+ Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
+ Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật.
Ví dụ ở chim: Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi ăn trước lúc mặt trời mọc, trong khi chim chích choè, chào mào, khướu là những chim ăn sâu bọ thường đi ăn vào lúc mặt trời mọc. Những loài chim như vạc, diệc, sếu... và nhất là cú mèo hay tìm kiếm thức ăn vào ban đêm.
Ví dụ ở thú: Có nhiều loài thú hoạt động vào ban ngày như trâu, bò, dê, cừu... nhưng cũng có thú hoạt động nhièu vào ban đêm như chồn, cáo, sóc...
+ Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn ngày mùa đông, đó cũng là mùa sinh sản của nhiều loài chim.
+ Mùa xuân, vào những ngày thiếu sáng, cá chép cũng có thể đẻ trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng được tăng cường.
- Người ta chia động vật thành hai nhóm thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau:
+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày.
+ Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất, hay ở vùng nước sâu như đáy biển.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:
Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50 độ C. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao( như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 - 90 độ C) hoặc nơi có nhiệt độ rất thấp( ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27 độ C).
Người ta chia sinh vật thành hai nhóm:
- Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
- Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con người.
 
T

thanhcoqh13

1-Đột biến gen. a)Kn: là biến đổi cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nucleotit. b)Các dạng: có 4 dạng cơ bản: mất,thêm,thay thế, đảo vị trí nucleotit.
2)NN phát sinh đbg: (.) đk tự nhiên, đbg phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử AND dưới ảnh hưởng phức tạp của mt trong và ngoài cơ thể. (.) thực nghiệm, người ta đã gây ra các đột biến nhân tạo = tác nhân vl or hh.
3)Vai trò: - Sự Biến đổi cấu trúc phân tử AND có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc của cac loại pr mà nó mã hóa và cuối cùng dẫn đến sự biến đổi đột ngột, gián đoạn ở KH.- Các đbg biểu hiện ra KH đa số có hại cho bản thân sv vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa (.) KG đã đc chọn lọc và duy trì lâu đời (.) đk tự nhiên, gây ra những rối loạn (.) quá trình tổng hợp pr. Dbg có tính thuận nghịc do dó gen trội có thể đột biến thành gen lặn và ngược lại. Tuy nhiên, đột biến gen thường là đột biến thuận. Vì vậy, đa số đột biến gen là các gen lặn. Chúng chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp và (.) đk ngoại cảnh thích hợp.- Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp với đk sống phù hợp,1 đột biến vốn là có hại có thể sẽ trở thành có lợi. (.) thực tiễn, người ta gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo có lợi. đbg là nguồn nl dồi dào cho tiến hóa.(.) chọn giống, dựa trên các nn và cơ chế xuấn hiện đbg, người ra đã xd các pp gây đột biến nhân tạo = các tác nhân lí, hóa.
4) Đột biến cấu trúc NST.a) kn: là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc nst do tác nhân đột biến hay do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào.b)Các dạng: 4 dạng: mất,lặp,đảo đoạn và chuyển 1 đoạn từ 1 nst này sang nst khác không tương đồng:-Đb mất đoạn nst là hiện tượng do tác nhân đột biến làm mất đi 1 đoạn nst mang den. Vd: mất đoạn cặp nst 21 ở người gây nên bệnh ung thư máu.- Đb đảo đoạn nst là hiện tượng do tác nhân đột biến làm đứt ra 1 đoạn nst mang gen, đoạn này quay trở lại 180 độ gắn vào vị trí vừa đứt làm thay đổi vị trí phân bố gen trên nst. Đoạn bị đảo ngược có thể mang tâm động hoặc không. Đột biến này thường ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể. Vì vật chất di truyền không bị mất mát. Sự sắp xếp lại gen trên nhiễm sắc thể do đảo đoạn góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các nòi trong cùng một loài. Ở một loài ruồi giấm 9Drosophila obscura) người ta đã phát hiện được 12 đảo đoạn trên nhiễm sắc thể số 3, liên quan tới khả năng thích nghi với những điều kiện nhiệt độ khác nhau trong môi trường.- Đb Lặp đoạn nst: là hiện tượng do tác nhân đột biến nst được lặp lại thêm một hoặc 1 số đoạn giống 1 trong những đoạn vốn có của đoạn lặp nst đó.Vì vậy làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.VD :Ở ruồi giấm, lặp đoạn 16A hai lần trên nhiễm sắc thể X làm cho mắt hình cầu trở thành mắt dẹt. Ở đại mạch lặp đoạn làm tăng hoạt tính enzim amilaza có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia.-Đột biến chuyển đoạn nst: có 2 hình thức là chuyển đoạntương hỗ và chuyển đoạn không tương hỗ. Chuyển đoạn tương hỗ là chuyển đoạn có sự tách ra của 1 đoạn trên cả 2 nst không cùng nguồn (không tương đồng) và 2 đoạn này trao đổi cho nhau. Chuyển đoạn không tương hỗ(chuyển đoạn đơn) là chuyển đoạn mà 1 đoạn của nst này đứt ra và gắn vào 1 nst nguyên vẹn không cùng nguồn của 1 cặp nst khác. Cả 2 cách chuyển đoạn này đều làm cho gen trên nst phân bố lại. Những chuyển đoạn lớn thường gây chết, làm giảm hoặc mất khả năng sinh sản.
5)NN phát sinh: do các tác nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc nst hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng, thêm các gen, lặp lại gen hay mất các gen trên nst.Vì vậy đột biến cấu trúc nst có thể xuất hiện trong đk tự nhiên hoặc nhân tạo.
6) Vai trò:Trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp 1 cách hài hòa trên nst. Biến đổi cấu trúc nst đã làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên đó nên thường gây hại cho sinh vật. Mặc dù vậy, trong thực tiễn, người ta còn gặp các dạng đột biến cấu trúc nst có lợi.
7)Đột biến số lượng nst:a)Kn: Đột biến số lượng nst là hiện tượng so tác nhân đột biến ức chế sự hình thành dây tơ vô sắc hoặc 1 số cặp nst nào đó hoặc ở toàn bộ nst tạo nên thể dị bội hay thể đa bội.b)NN gây ra: là do rối loạn cơ chế phân li của các cặp nst ở kì sau của quá trình phân bào dưới tác dụng của các tác nhân bên trong mt nội bào hoặc các tác nhân bên ngoài như các yếu tố lí, hóa.c) Đột biến số lượng nst là những biến đổi số lượng xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp nst nào đó hoặc tất cả bộ nst.d)Hiện tượng dị bội thể: Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp nst bị thay đổi về số lượng. Cà độc dược, lúa và cà chua dều là cây lưỡng bội và có số lượng nst trong tb sinh dưỡng là 2n=24. Vì có n=12 nên cả 3 loài trên đều có 12 cặp nst khác nhau. Người ta đã phát hiện những cây cà độc dược, lúa và cà chua có 25 nst (2n+1) so có 1 nst bổ sung vào bộ nst lưỡng bội. Trong th này, 1 cặp nst nào đó có thêm 1 nst thứ 3. Ngược lại, cũng có th chỉ có 23 nst (2n-1) do 1 cặp nst nào đó chỉ còn 1 nst, cũng có th mất 1 cặp nst tương đồng(2n-2). (Ở cà độc dược, người ta đã phát hiện 12 kiểu dị bội (2n+1)ứng với 12 cặp nst tương đồng).e)Sự phát sinh thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm: Ở người, thể 3 nhiễm ở cặp nst 21 gây bệnh Đao hoặc thể 1 nhiễm ở cặp nst giới tính XX gây ra bệnh TớcNơ. Khi giảm phân không bình thường ở 1 cặp nst. Tạo ra giao tử chứa 2 nst và giao tử không chứa nst. Giao tử bất bình thường chứa 2 nst kết hợp với giao tử bình thường chứa 1 nst tạo thành thể 3 nhiễm. Giao tử bất bình thường không chứa nst kết hợp với giao tử bình thường chứa 1 nst tạo thành thể 1 nhiễm.f)Hiện tượng đa bội thể: Thể đa bội là cơ thể mà trong tb sinh dưỡng có 1 số nst là bội số của n (nhiều hơn 2n). Sự tăng gấp bội số lượng nst, adn trong tb đã dẫn đến tăng cường độ đồng hóa các chất làm biến đổi đối với các đk không thuận lợi của mt.Tb đa bội có số lượng nst tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích thước tb của thể đa bội lớn hơn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng pt mạnh và chống chịu tốt.g)Sự hình thành thể đa bội: Dưới tác động của các tác nhân vật lí (tia phóng sạ, thay dổi nhiệt độ đột ngột…) hoặc tác nhân hh(Cônsixin…)vào tb trong quá trình phân bào hoặc ảnh hương phức tạp của mt trong cơ thể có thể gây ra sự không phân li của tất cả các nst trong quá trình phân bào.VD: bộ nst của 1 loài 2n=6 khi giảm phân và thụ tinh xảy ra bt tạo ra hợp tử 2n=6. Hợp tử sau đó bị rối loạn phân bào nguyên phân xảy ra trên tất cả các cặp nst làm cho nst nhân đôi bt nhưng không phân chia tạo ra tế bào 4n=12. Tb này tiếp tục nguyên phân tạo nên thể tứ bội với 12 nst.
8)Thường Biến:a)kn +vd:là những biến đổi ở kh của cùng 1 kg, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể với ảnh hưởng trực tiếp của đk mt có tính thích nghi tạp thời và không di truyền được.Vd: cùng một loại dừa nước: nếu sống trên bờ, thân có đường kính nhỏ và chắc, lá nhỏ; nếu sống ven bờ có thân và lá lớn hơn; nếu sống trải trên mặt nước thì thân có đường kính lớn, ở một phần rễ biến thành phao, lá cũng to hơn 2 dạng cây trên. Màu sắc con thừn lằn trên cát, lúc trời nắng thì nhạt, còn trong bóng râm thì sẫm.b)Mối quan hệ giữa kg,mt và kh: Sự nghiên cứu thường biến cho thấy, bố mẹ không truyền cho con những tính trạng (kh) đã được hình thành sẵn mà truyền 1 kg quy định cách phản ứng trước mt. kh (tính trạng hoặc tậ hợp các tính trạng)là kq sự tương tác giữa kg và mt. Các tính trạng chất lượng phụ thược chủ yếu vào kg, thường ít chịu ảnh hưởng của mt. VD:giống lúa nếp cẩm trồng ở miền núi hay đồng bằng đều cho hạt gạo bầu tròn và màu đỏ.Lợn Ỉ Nam định nuôi ở miền B, miền N và ở các vườn thú của nhiều nước chấu âu vẫn có màu lông đen.hàm lượng lipit trong bò sữa không chịu ảnh hưởng rõ ràng của kí thuật nuôi dưỡng. Các tính trạng số lượng (phải thông quá cân, đong, đo, đếm…mới xác định đc), thường chịu ảnh hưởng nhiều của mt tự nhiên hoặc đk trồng trọt và chăn nuôi nên biểu hiện rất khác nhau.VD: Số hạt lúa trên 1 bông của 1 giống lúa, lượng sữa vắt được trong 1 ngày của giống bò phụ thuộc vào đk trồng và chăn nuôi. Vì vậy, trong sx phải chú ý tới ảnh hưởng khác nhau của mt đối với từng loại tính trạng.c)Mức phản ứng là giới hạn thường biến của 1 kg(hoặc chỉ 1 gen hay nhóm gen) trước mt khác nhau. Mức phản ứng do kg quy định.Kh là kq của sự tương tác giữa kg và mt.Cùng 1 kg quy định tính trạng số lượng nhưng có thể phải ứng thành nhiều kh khác nhau tùy thuộc vào đk mt. Tuy nhiên, khả năng phản ứng khác nhau hay thường biến cớ giới hạn do kg quy định.VD: khối lượng xuất chuồng bình quân ở 10 tháng tuổi của lơn Ỉ nam dịnh là 35-40kg, trong đk thức ăn và chăm sóc đầy đủ nhất cũng không vượt quá 50kg. Trong khi đó, lợn Đại bạch được ăn và chăm sóc đầy dủ nhất đạt tới 185kg, nhưng trong th xuất khẩu cũng chỉ đạt 40-50 kg.
 
T

thanhcoqh13

1/Protein thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây:

a/Cấu trúc bậc 1 b.Cấu trúc bậc 1 và bậc 2

c/Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 d/Cấu trúc bậc 3 và bậc 4

2/Đơn phân cấu tạo nên đại phân tử AND là;

a/Ribonucleotit b/Nucleotit

c/Poolinucleotit d/Axit amin

3/Sự tổng hợp ARN xảy ra ở kì nào của quá trình phân bào?

a/Kì đầu b/Kì sau

c/Kì giữa d/Kì cuối



4/Đơn phân của protein:

a/Ribonucleotit b/Axit amim

c/Nucleotit d/Tất cả a,b,c

5/Trong nguyên phân NST đóng xoắn cực đại ở:

a/Kì đầu b/kì giữa

c/Kì sau d/Kì cuối

6/NST giới tính có ở tế bào nào?

a/Tế bào sinh dưỡng b/Tế bào xôma

c/Tế bào sinh dục d/Tất cả a,b,c

7/Cần bao nhiêu nucleotit để tổng hợp nên 6 axit amim?

a/18 b/2 c/12 d/20

8/Sự nhân đôi của AND diễn ra ở đâu?

a/Trong chất tế bào b/Trong nhân tế bào

c/Trong cơ thể d/Tất cả a,b,c đều sai

9/Bộ NST đơn bội(n) ở người là:

a/46 b/23 c/48 d/20

10/NST qui định tính đực ở đa số các loài là:

a/XX b/XXXY c/XY d/YY

11/Đường kính mỗi vòng xoắn của phân tử AND:

a/20A0 b/34A0 c/35A0 d/ 32A0

12/Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?

a/tARN b/mARN c/rARN d/Cả ba loại trên

13/Công nghệ tế bào gồm mấy giai đoạn thiết yếu?

a/ 2 b/4 c/5 d/3



14/Việc ƯD nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng người ta chọn:

a/Dòng tế bào sinh dưỡng b/Dòng tế bào xôma biến dị

c/Dòng tế bào thuần chủng d/Dòng tế bào biến dị

15/Nên sinh con ở lứa tuổi nào để đảm bảo giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh mác bệnh Đao?

a/Từ 20-29 b/Từ 20-25 c/Từ 25- 34 d/Từ 35-40



16/Luật hôn nhân gia đình của Việt Nam qui định những người có quan hệ huyết thống được kết hôn?

a/Dưới 3 đời b/Dưới 4 đời c/Trong đời 4 d/Từ đời thứ 5



17/Đột biến gen lặn gây ra? 1/Công nghệ tế bào gồm mấy giai đoạn thiết yếu?



a/Bệnh Đao b/Bệnh Tớcnơ

c/Bệnh Bạch tạng d/Tật xương chi ngắn



18/Chọn câu đúng nói về thể đồng hợp?

a/AA b/ Aa c/AaBb d/AABb

II/TỰ LUẬN

1/AND được nhân đôi theo nguyên tắc nào?Nêu chức năng của AND?

2/Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:

Mạch 1: -A-T-G-G-X-T-A-A-

Mạch 2: -T-A-X-X-G-A-T-T-

Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 trên?



3/Ở chó lông vàng trội hoàn toàn so với lông đen.Người ta đem chó lông vàng lai với chó lông đen.Em hãy cho biết con sinh ra đời F1 có loại lông màu gì?Và F2 ra sao nếu đem F1 lai với nhau.



4/Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:

- G – U – A – A – G – X – X – U – U – A – X –

Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên?

5/Nêu cấu tạo hoá học của phân tử AND? AND nhân đôi theo những nguyên tắc nào?Chức năng của AND?



6/Em hãy phân biệt bệnh Đao,bệnh Tớcnơ, bệnh Bạch Tạng?Các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh và tật di truyền?



7/ Khái niệm công nghệ tế bào ? Ứng dụng công nghệ tế bào ?

8/Công nghệ gen ? Ứng dụng ?



9/Các phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống ?



10/ Thường biến là gì ? Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến ?



11/ Sự giống nhau và khác nhau giữa phát sinh giao tử đực và giao tử cái ?



12/Nêu cấu tạo hoá học của phân tử ARN? Trình bày mối quan hệ giữa gen và tính trạng?



13/ Trình bày các phương pháp nghiên cứu di truyền người?



14/ Nguyên nhân gây các bệnh và tật di truyền ở người ?



15/ Vai trò của di truyền học với con người?



16/ Đột biến gen là gì ? Nguyên nhân phát sinh và vai trò của đột biến gen ?



17/ Đột biến cấu trúc NST là gì ? Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST ?



18/ Sự khác nhau giữa hiện tượng đa bội thể với hiện tượng dị bội thể ?

19/Giảm phân là gì? Em hãy trình bày ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh?

20/Hãy nêu khái niệm di truyền và biến dị? Để xác định kiểu của p,kiểu gen,kiểu hình của F1,F2 ta làm theo máy bước?

I /Chương 1 : Các thí nghiệm của Men đen .

1. Một số khái niệm cơ bản :

a/ Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ ,tổ tiên cho thế hệ con cháu .

b/ Biến dị : là hiện tượng con cái sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết .

c/ Cặp tính trạng tương phản là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng .

Ví dụ : Hoa đỏ và hoa trắng là cặp tính trạng tương phản của loại tính trạng màu sắc hoa .

d/ Thể dồng hợp chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau .

Ví dụ : AA ,AABB ,AAbb ...

e/ Thể dị hợp chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau .

Ví dụ : Kiểu gen chứa 1 cặp gen dị hợp : Aa ,AABb , aabbMm

Kiểu gen chứa 2 cặp gen dị hợp :AaBb , AABbMm.

g/ Giống thuần hay dòng thuần là giống có đặc tính di truyền đồng nhất ,các thế hệ sau giống các thế hệ trước .

Giống thuần chủng có kiểu gen ở thể đồng hợp .

h/ Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các tính trạng khác P ở con cháu .

2. Các định luật :

a/ Định luật phân ly : (sgk)

b/ Định luật phân ly độc lập: Lai 2 bố mẹ khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỷ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỷ lệ các tính trạng hợp thành nó .

c/ Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen chưa biết với cá thể mang tính trạng lặn .

Mục đích là để xác dịnh kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội .

d/ Trội không hoàn toàn : Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng ,trội không hoàn toàn thì F1 đồng tính tính trạng trung gian ,F2 phân ly theo tỷ lệ 1 Trội : 2 trung gian : 1 lặn .

3. Cách giải bài tập di truyền :

a/ Dạng toán thuận : Cho biết kiểu hình của P xác định kiểu gen ,kiểu hình của F1,F2

Bước 1 : Xác định trội lặn .
Bước 2 : Quy ước gen
Bước 3 : Xác định kiểu gen
Bước 4 : Lập sơ đồ lai
b/ Dạng toán nghịch : Biết tỷ lệ kiểu hình ở F1,F2,xác định P

- Nếu F1 thu được tỷ lệ 3:1 thì cả bố và mẹ đều dị hợp 1 cặp gen (Aa)

- Nếu F1 thu được tỷ lệ 1:1 thì bố hoặc mẹ một bên dị hợp 1 cặp gen (Aa) còn người kia có kiểu gen đồng hợp lặn (aa)

- Nếu F1 đồng tính thì P thuần chủng

- Nếu F1 phân ly tỷ lệ 1: 2 : 1 thì cả bố và mẹ đều dị hợp 1 cặp gen nhung tính trạng trội là trội không hoàn toàn .

II .Chương II : NHIỄM SẮC THỂ .

1/ Nhiễm sắc thể :

- Tính đặc trưng của bộ NST: Tế bào của một loài sinh vật đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định .

- Bộ NST lưỡng bội : Chứa các cặp NST tương đồng ký hiệu là 2n NST

- Bộ NST đơn bội : Chứa 1 chiếc của mỗi cặp tương đồng ký hiệu là n NST

2/ Nguyên phân :

Nguyên phân là gì ?
Kết quả của quá trình nguyên phân :từ một tế bào mẹ mang 2n NST sau 1 lần nguyên phân tạo thành 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống với tế bào mẹ .
Ý nghĩa của nguyên phân : Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể
Diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân :


NST đơn

NST kép

Tâm động

Crômatit

Kỳ đầu

Không tồn tại

2n

2n

4n

Kỳ giữa

Không tồn tại

2n

2n

4n

Kỳ sau

4n

Không tồn tại

4n

Không tồn tại

Kỳ cuối

2n

Không tồn tại

2n

Không tồn tại



3/ Giảm phân :

Giảm phân là gì ?
Kết quả của giảm phân ?
Ý nghĩa ?
Diễn biến của NST trong quá trình giảm phân ?
4/ Phát sinh giao tử và tụ tinh :

a/ Sự giống nhau và khác nhau giữa phát sinh giao tử đực và giao tử cái ?

Giống nhau :
+Các tế bào mầm (noãn nguyên bào ,tinh nguyên bào )đều tiến hành nguyên phân liên tiếp nhiều lần .

+ Noãn bào bậc I và tinh bào bậc I đều trãi qua giảm phân để hình thành giao tử

Khác nhau :


Phát sinh giao tử đực

Phát sinh giao tử cái

1 tinh bào bậc I qua giảm phân 1 cho 2 tinh bào bậc 2 ,kích thước bằng nhau.

1 noãn bàobậc I qua giảm phân 1 cho 1 thể cực thứ nhất kíh thước nhỏ và 1 noãn bào bậc 2 kích thước lớn .

1 tinh bào bậc 2 qua giảm phân2 cho 2 tinh trùng kích thước bằng nhau

1 noãn bào bậc 2 qua giảm phân 2 cho 1 thể cực thứ 2 kích thước nhỏ và 1 tế bào trứng kích thước lớn

Kết quả : 1 tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng đều có khả năng thụ tinh .

Kết quả : 1 noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 3 thể cực thứ 2 không có khả năng thụ tinh và một tế bào trứng có khả năng thụ tinh





b/ Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh :(sgk trang 36 )

III .CHƯƠNG 3: ADNVÀ ARN

1 /ADN.

a/ Cấu tạo hoá học : Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C,H ,O.N,P. ADN thuộc đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là Nuclêôtít thuộc 4 loại là A,T, G ,X

Sự khác nhau trong thành phần ,số lượng và trình tự sắp xếp của 4 loại Nuclêôtit dẫn đến ADN có tính đa dạng và đặc thù cao .

b/ Cấu trúc không gian của ADN : là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song , xoắn đều theo chiều từ trái sang phải .

Mỗi chu kỳ xoắn gồm 10 cặp nu dài 34 ăngtrông

Các Nu trên 2 mach đơn liên kết với nhau bằng liên kết Hiđrô : A liên kết với T = 2 Lkết hiđrô . G liên kết với X = 3 lkết hydrô và theo nguyên tắc bổ sung .

Trong phân tử ADN ta có : A=T ,X=G

c/ ADN nhân đôi theo những nguyên tắc nào ?

Nguyên tắc bổ sung : Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ . Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A liên kết với T hay ngược lại , G liên kết với X hay ngược lại .
Nguyên tắc giữ lại 1 nữa (bán bảo toàn ):Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ(mạch cũ ) mạch còn lại được tổng hợp mới
d/ Chức năng của ADN : Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền .

2/ ARN.

a/ Cấu tạo hoá học : Được cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,N,P .

Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nuclêôtit là A,U,X,G

b/ Nguyên tắc tổng hợp ARN :

ARN được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với U ,T liên kết với A ,G liên kết với X và ngược lại.
ARN được tổng hợp theo 2 nguyên tắc là nguyên tắcbổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu .
3/ Mối quan hệ giữa gen và tính trạng :

Trình tự sắp xếp các nu trên ADN quy định trình tự sắp xếp các nu trên ARN .
Trình tự sắp xếp các nu trên ARN lại quy định trình tự sắp xếp các axit amin trên prôtêin .
Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào,từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể
Vậy gen quy định tính trạng .

IV .CHƯƠNG 4 : BIẾN DỊ

1/ Đột biến gen là gì ? Nguyên nhân phát sinh và vai trò của đột biến gen

2/ Đột biến cấu trúc NST là gì ? Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST ?

3/ Sự khác nhau giữa hiện tượng đa bội thể với hiện tượng dị bội thể ?

4/ Thường biến là gì ? Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến ?

V . CHƯƠNG 5 :

1. Các phương pháp nghiên cứu di truyền người

2. các bệnh và tật di truyền ở người

3. Vai trò của di truyền học với con người.

VI. CHƯƠNG 6

Khái niệm công nghệ tế bào ? Ứng dụng công nghệ tế bào ?
Công nghệ gen ? Ứng dụng ?
Các phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống ?
 
T

thanhcoqh13

Câu 1 ưu thế lai là gì ? Nguyên nhân cuả hiện tượng ưu thế lai
trong chọn giống vật nuôi người ta thường sử dụng phương pháp nào đẻ tạo ưu thế lai
câu 2 trong chọn giống vật nuôi người ta thường sử dụng những phương pháp nào để tạo giống mới ?vì sao ?cho ví dụ minh hoạ
câu 3 nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đối với hình thái và hoạt động sinh lí cuả nhân vật
sự khác nhau cơ bản cuả quan hệ đối địch và quan hệ hỗ trợ khác loài ?
Câu 4 vì sao bảo vệ thien nhiên hoang giã là góp phần cân bằng hệ sinh thái ?
Cho (cỏ là thức ăn cuả bọ ruà và châu chấu) , (châu chấu , bọ ruà là thức ăn cuả gà ) gà là thức ăn cuả cáo hãy vẽ lưới thức ăn trên
 
T

thanhcoqh13

1. Thế nào là ưu thế lai? Ví dụ? Vì sao ưu thế lai cao nhất ở F1? Mức phản ứng là gì?
2. Hãy kể tên 5 giống cây trồng và 5 giống vật nuôi cùng tính trạng nổi bật và hướng dẫn sử dụng
3.Trình bày các thao tác giao phấn ở lúa?
4. Có những loại môi trường nào? Các nhân tố sinh thái nào ảnh hưởng? Ví dụ?
5.Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần nào? Nhìn theo chiều mũi tên sinh vật đứng trước và sinh vật đứng sau có quan hệ như thế nào ?
6. Con người tác động đến moi trường như thế nào ? Hậu quả?
7. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường? Các tác nhân chủ yếu nào gậy ô nhiễm môi trường ?Biện pháp ?
8. Có những dạng tài nguyên nào? Cách sử dụng hợp lý? Thế nào là phát triển bền vững?
9.Nội dung luật bảo vệ rừng?
10.Cho các sinh vật sau: hổ, dê, thỏ, gà rừng, cây cỏ, sâu ăn lá, châu chấu, nấm, diều hâu, cáo, ếch nhái, vi sinh vật. Hãy vẽ một lưới thức ăn biểu diễn các con vật trên
 
T

thanhcoqh13

1. Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở đv lại gây ra hiện tượng thoái hóa, trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì???
2. Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống. Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp gì
3. Đối tượng để chọn lọc hàng loạt 1 lần, 2 lần
 
T

thanhcoqh13

Câu 1: - Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở đv thì các gen lặn ở trạng thái dị hợp chuyển sang trạng thái đồng hợp các gen lặn có hại gặp nhau biểu hiện thành tính trạng có hại gây nên hiện tượng thoái hóa
- Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn , tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự kiểm tra đánh giá kiểu gen của từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể, chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai

Câu 2: Không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống vì tỉ lệ dị hợp của cơ thể lai F1 sẽ bị giảm dần sau các thế hệ
- Muốn duy trì ưu thế lai thì dùng phương pháp nhân giống vô tính đối vs thực vật (giâm, ghép...); dùng phương pháp lai kinh tế đối vs động vật

Câu 3: - Chọn 1 lần trên đối tượng ban đầu.
- Chọn 2 lần trên đối tượng đã qua chọn lọc lần 1.
 
T

thanhcoqh13

- Mật độ là đặc trưng quan trọng nhất của quần thể vì nó ảnh hưởng đến tần số gặp nhau giữa cá thể đực và cái, mức sử dụng nguồn sống, mức sinh sản, mức tử vong, trạng thái cân bằng trong quần thể....
- Mối quan hệ của mật độ với mức sinh sản của quần thể và với các nhân tố sinh thái: có trong SGK
 
T

thanhcoqh13

Cho mình hỏi với:
Tại sao nói mật độ là đặc trưng quan trọng nhất của quần thể. Trình bày mối quan hệ của mật độ với mức sinh sản của quần thể và với các nhân tố sinh thái
 
T

thanhcoqh13

9) Cơ chế nst xác định giới tính: Ở đa số loài giao phối, giới tính đc xác định trong quá trình thụ tinh. VD như ở đàn bà có bộ nst 44A + XX khi giảm phân cho 1 loại trứng 22A+X. Ở đàn ông có bộ nst 44 A+XY khi giảm phân cho 2 loại tinh trùng 22A+X và 22A+Y có tỉ lệ ngang nhau. Sự kết hợp giữa 2 loại tinh trùng với 1 loại trứng đã tạo nên 2 kiểu hợp tử 44A+XX và 44A+XY pt thành 2 giới có tỉ lệ = nhau(1trai:1gái). Tỉ lệ này đc nghiệm đúng trên số lượng cá thể nhiều. Cơ chế xác định giới tính nói trên còn đc nghiệm đúng đới với những loài có bộ nst giới tính XX và XO. Tuy vậy, những nghiên cứu trên người cho biết tỉ lệ con trai: con gái trong giai đoạn bào thai là 114:100. Tỉ lệ đó là 105:100 vào lúc lọt lòng và 100: 100 vào lúc 10 tuổi. Đến già thì cụ bà nhiều hơn cụ ông.
10) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính: - Thuyết nst xác định giới tính không loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố mt trong và ngoài lên sự phân hóa giới tính. –Nếu cho hoocmôn sinh dục tác động vào những giai đoạn sớm trong sự pt cá thể thì có thể làm biến đổi giới tính cho dù cặp nst giới tính vẫn không đổi. VD: dùng mêtyl testôserôn tác động vào cá vàng có thể làm cá cái biến thành cá đực. –Một số loài rùa, trứng ủ ở nhiệt độ 280 C sẽ nở thành con đực, còn ở nhiệt độ trên 320C trứng nở thành con cái.Thầu dầu dược trồng trong ánh sáng có cường độ yếu thì hoa đực giảm. Dưa chuột hun khói trước khi ra hoa thì tỉ lệ hoa cái tăng, hoa đực giảm. lợn nái cho ăn uống đầy đủ khẩu phần pr và các loại vitamin cần thiết trước khi thụ tinh thì tỉ lệ lợn cái con nhiều hơn lợn đực con khi lợn nái sinh con.- Giới tính của loài còn đc hình thành dần trong quá trình sinh trưởng và pt của cơ thể.11) Ý nghĩa của việc nghiên cứu giới tính: Nắm đc cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính, người ta có thể chủ động đièu chỉnh tỉ lệ đực, cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất. VD: tạo ra tằm đực (tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái và chất lượng tơ tốt hơn), nuôi bò thịt cần nhiều bê đực, nuôi bò sữa cần nhiều bê cái.

12) Thí nghiệm của Moocgan: vào năm 1910, Moocgan đã sd ruồi giấm cs nhiều thuận lợi để nghiên cứu di truyền. Ông đem lai 2 dòng ruồi thuần chủng thân xám, cánh dài với thân den, cánh ngắn thu đc F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài.Chứng tỏ thân xám, cánh dài trội so với thân đen, cánh ngắn. Tiếp tục cho ruồi đực F1 lai với ruồi cái thân đen, cánh ngắn nhận thấy kết quả đời lai phân tích thu đc tỉ lệ 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh ngắn. Điều này chứng tỏ 2 cặp gen xác định hai tính trạng tồn tại trên 1 nst và lk với nhau hoàn toàn. Vì vậy, cơ thể F1 dị hợp tử về 2 cặp gen khi giảm phân chỉ tạo ra 2 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau đã dẫn tới kq kh trong phép lai phân tích có tỉ lệ 1:1….Từ đó có thể nhận thấy, lk gen là hiện tượng hai hay nhiều gen cùng nằm trên 1 nst phân bố gần nhau, sức lk giữ chúng bền chặt nên khi giảm phân tạo giao tử chúng có xu hướng phân li cùng nhau đi về cùng một giao tử tạo thành 1 nhóm gen lk quy định 1 nhóm tính trnạg. trong th này tỉ lệ sự di truyền của nhiều tính trnạg so nhiều gen chi phối giống tỉ lệ của 1 cặp gen trong quan niệm Menđen. Tiếp đó, Moocgan thực hiện phép lai nghịc, lấy ruồi cái F1 lai phân tích ruồi đực thân đen, cánh cụt nhận thấy kq lai hoàn toàn khác TH vừa mô tả.
13)Ý nghĩa của hiện tượng di truyền lk gen: Nếu sự phân li độc lập của các cặp gen làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp thì lk gen lại hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng đc quy định bởi các gen trên 1 nst. Nhờ đó, trong chọn giống người ta có thể chọn đc những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
 
T

thanhcoqh13

9) Cơ chế nst xác định giới tính: Ở đa số loài giao phối, giới tính đc xác định trong quá trình thụ tinh. VD như ở đàn bà có bộ nst 44A + XX khi giảm phân cho 1 loại trứng 22A+X. Ở đàn ông có bộ nst 44 A+XY khi giảm phân cho 2 loại tinh trùng 22A+X và 22A+Y có tỉ lệ ngang nhau. Sự kết hợp giữa 2 loại tinh trùng với 1 loại trứng đã tạo nên 2 kiểu hợp tử 44A+XX và 44A+XY pt thành 2 giới có tỉ lệ = nhau(1trai:1gái). Tỉ lệ này đc nghiệm đúng trên số lượng cá thể nhiều. Cơ chế xác định giới tính nói trên còn đc nghiệm đúng đới với những loài có bộ nst giới tính XX và XO. Tuy vậy, những nghiên cứu trên người cho biết tỉ lệ con trai: con gái trong giai đoạn bào thai là 114:100. Tỉ lệ đó là 105:100 vào lúc lọt lòng và 100: 100 vào lúc 10 tuổi. Đến già thì cụ bà nhiều hơn cụ ông.
10) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính: - Thuyết nst xác định giới tính không loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố mt trong và ngoài lên sự phân hóa giới tính. –Nếu cho hoocmôn sinh dục tác động vào những giai đoạn sớm trong sự pt cá thể thì có thể làm biến đổi giới tính cho dù cặp nst giới tính vẫn không đổi. VD: dùng mêtyl testôserôn tác động vào cá vàng có thể làm cá cái biến thành cá đực. –Một số loài rùa, trứng ủ ở nhiệt độ 280 C sẽ nở thành con đực, còn ở nhiệt độ trên 320C trứng nở thành con cái.Thầu dầu dược trồng trong ánh sáng có cường độ yếu thì hoa đực giảm. Dưa chuột hun khói trước khi ra hoa thì tỉ lệ hoa cái tăng, hoa đực giảm. lợn nái cho ăn uống đầy đủ khẩu phần pr và các loại vitamin cần thiết trước khi thụ tinh thì tỉ lệ lợn cái con nhiều hơn lợn đực con khi lợn nái sinh con.- Giới tính của loài còn đc hình thành dần trong quá trình sinh trưởng và pt của cơ thể.11) Ý nghĩa của việc nghiên cứu giới tính: Nắm đc cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính, người ta có thể chủ động đièu chỉnh tỉ lệ đực, cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất. VD: tạo ra tằm đực (tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái và chất lượng tơ tốt hơn), nuôi bò thịt cần nhiều bê đực, nuôi bò sữa cần nhiều bê cái.

12) Thí nghiệm của Moocgan: vào năm 1910, Moocgan đã sd ruồi giấm cs nhiều thuận lợi để nghiên cứu di truyền. Ông đem lai 2 dòng ruồi thuần chủng thân xám, cánh dài với thân den, cánh ngắn thu đc F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài.Chứng tỏ thân xám, cánh dài trội so với thân đen, cánh ngắn. Tiếp tục cho ruồi đực F1 lai với ruồi cái thân đen, cánh ngắn nhận thấy kết quả đời lai phân tích thu đc tỉ lệ 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh ngắn. Điều này chứng tỏ 2 cặp gen xác định hai tính trạng tồn tại trên 1 nst và lk với nhau hoàn toàn. Vì vậy, cơ thể F1 dị hợp tử về 2 cặp gen khi giảm phân chỉ tạo ra 2 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau đã dẫn tới kq kh trong phép lai phân tích có tỉ lệ 1:1….Từ đó có thể nhận thấy, lk gen là hiện tượng hai hay nhiều gen cùng nằm trên 1 nst phân bố gần nhau, sức lk giữ chúng bền chặt nên khi giảm phân tạo giao tử chúng có xu hướng phân li cùng nhau đi về cùng một giao tử tạo thành 1 nhóm gen lk quy định 1 nhóm tính trnạg. trong th này tỉ lệ sự di truyền của nhiều tính trnạg so nhiều gen chi phối giống tỉ lệ của 1 cặp gen trong quan niệm Menđen. Tiếp đó, Moocgan thực hiện phép lai nghịc, lấy ruồi cái F1 lai phân tích ruồi đực thân đen, cánh cụt nhận thấy kq lai hoàn toàn khác TH vừa mô tả.
13)Ý nghĩa của hiện tượng di truyền lk gen: Nếu sự phân li độc lập của các cặp gen làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp thì lk gen lại hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng đc quy định bởi các gen trên 1 nst. Nhờ đó, trong chọn giống người ta có thể chọn đc những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
 
T

thanhcoqh13

/Protein thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây:

a/Cấu trúc bậc 1 b.Cấu trúc bậc 1 và bậc 2

c/Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 d/Cấu trúc bậc 3 và bậc 4

2/Đơn phân cấu tạo nên đại phân tử AND là;

a/Ribonucleotit b/Nucleotit

c/Poolinucleotit d/Axit amin

3/Sự tổng hợp ARN xảy ra ở kì nào của quá trình phân bào?

a/Kì đầu b/Kì sau

c/Kì giữa d/Kì cuối



4/Đơn phân của protein:

a/Ribonucleotit b/Axit amim

c/Nucleotit d/Tất cả a,b,c

5/Trong nguyên phân NST đóng xoắn cực đại ở:

a/Kì đầu b/kì giữa

c/Kì sau d/Kì cuối

6/NST giới tính có ở tế bào nào?

a/Tế bào sinh dưỡng b/Tế bào xôma

c/Tế bào sinh dục d/Tất cả a,b,c

7/Cần bao nhiêu nucleotit để tổng hợp nên 6 axit amim?

a/18 b/2 c/12 d/20

8/Sự nhân đôi của AND diễn ra ở đâu?

a/Trong chất tế bào b/Trong nhân tế bào

c/Trong cơ thể d/Tất cả a,b,c đều sai

9/Bộ NST đơn bội(n) ở người là:

a/46 b/23 c/48 d/20

10/NST qui định tính đực ở đa số các loài là:

a/XX b/XXXY c/XY d/YY

11/Đường kính mỗi vòng xoắn của phân tử AND:
 
T

thanhcoqh13

í dụ ở chim: Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi ăn trước lúc mặt trời mọc, trong khi chim chích choè, chào mào, khướu là những chim ăn sâu bọ thường đi ăn vào lúc mặt trời mọc. Những loài chim như vạc, diệc, sếu... và nhất là cú mèo hay tìm kiếm thức ăn vào ban đêm.
Ví dụ ở thú: Có nhiều loài thú hoạt động vào ban ngày như trâu, bò, dê, cừu... nhưng cũng có thú hoạt động nhièu vào ban đêm như chồn, cáo, sóc...
+ Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn ngày mùa đông, đó cũng là mùa sinh sản của nhiều loài chim.
+ Mùa xuân, vào những ngày thiếu sáng, cá chép cũng có thể đẻ trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng được tăng cường.
- Người ta chia động vật thành hai nhóm thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau:
+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày.
+ Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất, hay ở vùng nước sâu như đáy biển.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:
Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50 độ C. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao( như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 - 90 độ C) hoặc nơi có nhiệt độ rất thấp( ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27 độ C).
Người ta chia sinh vật thành hai nhóm:
- Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
- Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con người.
 
T

thanhcoqh13

2/Đơn phân cấu tạo nên đại phân tử AND là;

a/Ribonucleotit b/Nucleotit

c/Poolinucleotit d/Axit amin

3/Sự tổng hợp ARN xảy ra ở kì nào của quá trình phân bào?

a/Kì đầu b/Kì sau

c/Kì giữa d/Kì cuối



4/Đơn phân của protein:

a/Ribonucleotit b/Axit amim
 
T

thanhcoqh13

í dụ ở chim: Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi ăn trước lúc mặt trời mọc, trong khi chim chích choè, chào mào, khướu là những chim ăn sâu bọ thường đi ăn vào lúc mặt trời mọc. Những loài chim như vạc, diệc, sếu... và nhất là cú mèo hay tìm kiếm thức ăn vào ban đêm.
Ví dụ ở thú: Có nhiều loài thú hoạt động vào ban ngày như trâu, bò, dê, cừu... nhưng cũng có thú hoạt động nhièu vào ban đêm như chồn, cáo, sóc...
+ Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn ngày mùa đông, đó cũng là mùa sinh sản của nhiều loài chim.
+ Mùa xuân, vào những ngày thiếu sáng, cá chép cũng có thể đẻ trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng được tăng cường.
- Người ta chia động vật thành hai nhóm thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau:
+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày.
+ Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất, hay ở vùng nước sâu như đáy biển.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:
Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50 độ C. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao( như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 - 90 độ C) hoặc nơi có nhiệt độ rất thấp( ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27 độ C).
Người ta chia sinh vật thành hai nhóm:
- Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
- Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con người.
 
Top Bottom