Tổng kết kiến thức sinh học 9 (gồm 3 chương II, III, IV)

T

tieumimi95

AND và GEN:
1) Cấu trúc và cơ chế nhân đôi của adn: a).Cấu trúc hóa học của phân tử adn:- adn (axit đeoxiribonucleic ) thuộc loại axit nucleic, được cấu tạo từ các nguyên tố chính là C,H,O,N và P. - adn là đại phân tử, có kích thước và kl lớn, có thể dài tới hàng trăm micromet và kl lớn đạt đến hàng triệu, hàng trục triệu đvC.- adn đc cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân. Đơn phân của adn là nucleotit gồm 4 loại nu khác nhau, kí hiệu là A(ađênin), T(timin), X(xitozin)và G (guanin). -Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần: 1 bazo nito, 1 đường dedeoxxiribozo và một phân tử H3PO4, các đơn phân chỉ khác nhau bởi các bazo nito. Mỗi phân tử adn gồm hàng vạn đến hàng triệu đơn phân.- 4 loại nu trên liên kết với nhau theo chiều dọc và tùy theo số lượng của chúng mà xác định chiều dài của adn , đồng thời chúng sx theo nhiều cách khác nhau tạo ra được vô số lọa phân tử adn .-Các phân tử adn phân biệt nhau không chỉ bởi trình tự sx mà còn cả vồ số lượng và thành phần các nu.- Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sv. Lượng ADN trong tb chủ yếu tập trung trong nhân và có kl ổn định, đặc trưng cho mỗi loài. Trong giao tử, hàm lượng ADN giảm đi 1 nửa và sau thụ tinh nó lại được phục hổi như ban đầu trong hợp tử.b)Cấu trúc không gian của phân tử ADN : -Năm 1953, J.Oatxon và F.Cric đã công bố mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN . Theo mô hình này, ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải), nghĩa là ngược chiều kim đồng hồ. Các nu giữa hai mạch liên hết với nhau bằng các liên kết H tạo thành các cặp. –Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu có chiều cao 34 Ao .Đường kính mỗi vòng xoắn là 20 Ao .- Các nu giữa hai mạch liên kết với nhau theo NTBS, trong đó, A liên kết với T bằng 2 liên hết H, G liên kết với X bằng 3 liên kết H và ngược lại.- Do NTBS của từng cặp nu đã đưa đến tính chất BS của 2 mạch đơn.Vì vậy, khi biết trình tự sắp xếp các nu trong mạch đơn này thì sẽ suy ra đc trình tự xắp xếp các nu trong mạch đơn kia.-Cùng theo NTBS, trong phân tử ADN có số A =T và số G=X, =>A+G=T+X.
2)Cơ chế tự nhân đôi của ADN :-Phân tử ADN có cấu trúc hai mạch nu bổ sung cho nhau và nhờ đó nó có 1 đặc tính quan trọng là tự nhân đôi (sao chép)đúng mẫu ban đầu.-Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tb, tại các NST ở kì trung gian, lúc này NST ở dạng sợi mảnh chưa xoắn.ADN có cấu trúc ổn định.-Khi bắt đầu quá trình tự nhân đôi, phân tử ADN tháo xoắn và hai mawchj đơn dần dần tách nhau ra, các nu trên mỗi mạch đơn sau khi đc tách ra lần lượt liên kết với các nu tự do trong mt nội bào theo NTBS để hình thành nên mạch mới.-Khi quá trình tự nhân đôi kết thúc, 2 phân tử ADN con đc tạo thành rồi đóng xoắn và sau này chúng đc phân chia cho 2 tb con thông qua quá trình phân bào.- Trong quá trình tự nhân đôi của AND có sự tham gia của 1 số enzim và 1 số các yếu tố khác có td tháo xoắn, tách mạch, giữ cho mạch ở trạng thái duối hay liên kết các nu với nhau…/// *Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc sau: -Nguyên tắc khôn mẫu: nghĩa là mạch mới (ADN con) đc tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là mạch khuôn của ADN mẹ.-NTBS: Sự liên kết của các nu ở mạch khuôn với các nu tự do trong mt nội vào là A lk T = 2 lk H hoặc ngược lại, G lk X =3lk H hoặc ngược lại.- Nguyên tắc giữa lại 1 nửa(bán bảo toàn): trong mỗi ADN con có 1 mạch là của ADN mẹ(mạch cũ), còn một mạch là mạch mới vừa đc tổng hợp./Sự nhân đổi của phân tử ADN là cơ sở cho sự phân đôi của NST. Nó đảm bảo cho quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh xảy ra bt, đảm bảo cho sự di truyền ổn định quá các thế hệ.
3)bản chất của gen: - Gen là bản chất di truyền nằm trên NST, quy định tính trạng của cơ thể. =thực nghiệm các nhà khoa học đã xác định đc bản chất hh của gen là ADN .Gen là 1 đoạn mạch của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định. Tùy theo chức năng mà gen đc phân thành nhiều loại, nhưng ở đâu chủ yếu đề cập tới gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc của mỗi lọai pr nào đó.- TB mỗi gen gồm từ 600 đến 1500 cặp nu có trình tự xác định. Mỗi tb của mỗi loài chứa nhiều gen.- Những hiểu biết này rất có ý nghĩa không chỉ về mặt lí thuyết mà còn cả về mặt thực tiễn như trong chọn giống, y học, kĩ thuật di truyền.
 
Last edited by a moderator:
T

tieumimi95

4) Chức năng của ADN : -Bản chất hh của gen là ADN . Vì vậy, ADN la nơi lưu giữa thông tin di tuyền, nghiac là nơi lưu giữ thông tin về cấu trúc của pr. Mỗi loại gen giữ 1 chức năng khác nhau.- Nhờ đặc tính tự nhân đôi nên ADN thực hiện đc sự truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tb và thế hệ cơ thể.- Chính quá trình tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản, duy trì các đặc tính của từng loài ổn định quá các thế hệ, bảo đảm sự liên tục sinh sôi nảy nở của sv.
5)Cấu trúc ARN: a) cấu trúc hh: - ARN là 1 đa phân tử do nhiều đơn phân tạo thành. Có 4 đơn phân tạo nên ARN đc gọi là các ribonucleotit: A(ademin),U(uraxin), X(xitozin), G(guanin).- Mỗi ribo…gồm 3 thành phần cơ bản sau: 1 bazo nito, 1 đường ribozo và 1 phân tử axit photphotic. –Trên mạch phân tử ARN, các đơn phân đc nối với nhau = lk ht giữa đường ribozo của đon phân này vứi phân tử axit photphotic của đơn phân bên cạch tạo nên chuỗi pôliribônuclêôtit. – Các ARN phân biệt nhau bởi số lượng, thành phần và trật tự phân bố các đơn phân. Vì vậy, từ 4 loại đơn phân đã tạo nên vô số các phân tử ARN.b) Cấu trúc không gian: - ARN là mạch đơn có cấu tạo xoắn. Có 3 lọai ARN khác nhau đó là ARN thông tin (mARN), ARN vận chuyển (tARN), ARN riboxom(rARN). – Trong đó tARN khi thực hiện các chức năng sinh học thường xoắn lại, trên đó có nhiều đoạn xoắn kép tạm thờ theo NTBS (A-U,G-X), nhờ đó tạo nên các t ARN có 2 bộ phận đặc trưng đó là bộ 3 đối mã và đoạn mang axit amin có tận cùng là Adenin.
6)Cơ chế tổng hợp ARN:- Sự tổng hợp ARN dựa trên khuôn mẫu là gen cấu trúc. – Dưới td của enzim ARN- polimeraza, các lk H trên một đoạn ngắn phân tử ARN, tương ứng với một gen lần lượt bị cắt đứt, 2 mạch đơn của gen tách nhau ra, trên mạch gốc của gen các nu của nó lần lượt lắp ráp với các ribonucleotit tự do của mt nội bào theo NTBS. – kq mỗi lần tổng hợp trên khuôn mẫu của gen sẽ tạo ra 1 phân tử ARN có số lượng, thành phần và trật tự các phân bố ribonucleotit giống với mặc bs của gen, chỉ khác là T đc thay thế = U. – Cần lưu ý rằng cả 3 loại ARN đều đc tổng hợp theo cơ chế như trên.
7)Chức năng ARN:-m ARN: truyền đạt thông tin di truyền từ gen sang sp pr để hình thành tính trạng.-t ARN: vận truyển, lắp ráp các axít amin vào chuỗi polipeptit dựa trên nguyên tắc mã bộ ba, đối mã di truyền.- r ARN: liên kết với 1 số phân tử pr để tạo ra ribỗm, tiếp xúc với m ARN để tổng hợp nên pr.
8)Ý nghĩa của sự tổng hợp ARN: Sự tổng hợp ARN là cơ sở đảm bảo cho gen thực hiện đc công việc tổng hợp pr ở tb chất, từ đó có sp pr để hình thành nên các tính trạng trong cơ thể.
9)a)Cấu trúc hóa học:pr là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính C,H,O,N. Ngoài ra có thể còn có 1 số nguyên tố khác.pr thuộc loại đại phân tử, có kl và kích thước lớn(có thể dài tới 0,1um, kl có thể đạt tới hàng triệu đvC). Pr cũng đc cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân. Đơn phân cấu tạo nên pr là axit amin, gồm 20 loại axit amin.- Mỗi axit amin gồm 3 thành phần: 1 gốc hidrocacbon (R-CH), một nhóm amin(-NH2) và 1 nhóm cacboxil(-COOH).-Các axit amin nối với nhau = lk peptit là lk đc hình thành giữa nhóm amin của axit amin này với nhóm cacboxil của axit amin bên cạnh cùng mất đi 1 phân tử nước.Nhiều lk peptit tạo thành 1 chuỗi polipeptit. Mỗi phân tử pr có thể gồm 1 hoặc 1 số chuỗi polipeptit.- Từ 20 loại axit amin đã tạo nên khoảng 10^14->10^15 loại pr rất đa dạng và đặc thù, khác nhau bởi số lượng, tp và trật tự phân bố các axit amin. – Tính đặc thù và đa dạng của pr còn đc biẻu hiện ở các dạng cấu trúc không gian. Chính ở dạng cấu trúc không gian pr mới thực hiện đc chứa năng của nó.b)Cấu trúc không gian:- Cấu trúc bậc 1: là chuỗi axit amin có tính đặc thù bởi số lượng, tp và trình tự sắp xếp các axit amin xác định tự do các axit amin lk với nhau= các lk peptit.- Bậc2:thông thường là chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. Các vòng xoắn ở pr dạng sợi còn bện lại với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợ chịu lực khỏe hơn.- Bậc 3: là hình dạng không gian 3 chiều của pr do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho từng loại pr.- Bậc 4: là cấu trúc của pr gồm 2 hoặc nhiều chuỗi polipeptit cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau.
 
Last edited by a moderator:
T

tieumimi95

10)Chức năng của pr:Có 6 chức năng cơ bản:- Chức năng cấu trúc:pr là tp cấu tạo của chất nguyên sinh, là hợp phần quan trọng xd nên các bào quan và màng sinh chất. Từ đó, hình thành các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể. VD: Histon là loại pr tham gia vào cấu trúc NST. Đặc biệt là pr dạng sợ là nguyên liệu cấu trúc rất tốt, tp chủ yếu của da và mô lk;keratin có ở trong móng, sừng, tóc và lông.-Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất: quá trình trao đổi chất trong tb diễn ra qua nhiều phản ứng hóa sinh đc xúc tác hay tham gia của các enzim. Bản chất của enzim là pr.Hiện nay chúng ta đã biết có khoảng 3500 loại enzim, mỗi loại tham gia vao 1 phản ứng nhất định.- Chức năng điều hòa của các quá trình trao đổi chất: Sự điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tb và cơ thể đc tiến hành do sự điều khiển của các hoocmon. Các hoocmon phần lớn là pr, ngoài ra 1 số hoocmôn ở đv và ở người là các pr có hoạt tính sinh học cao.-Chức năng bảo vệ: Pr tạo nên các kháng thể để bảo vệ cơ thể.- Chức năng vận động: Pr tạo nên các loại cơ có vai trò vận động cơ thể giúp các bộ phận cơ thể thực hiện các chức năng như các cử động nuốt, co bóp của tim, vận động các cơ chân, cơ tay, cơ liên sườn,… tạo nên các thoi tơ vô sắc gồm các day tơ vô sắc nối với các nst và co rút các sợi tơ để di chuyển các nst về các cực của tb.- Cung cấp năng lượng: Lúc thiếu hụt gluxit, lipit, tb có thể phân giải pr cung cấp năng lượng cho tb để cơ thể hđ. Như vậy, pr đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tb, biểu hiện thành tính trạng của cơ thể
11) Mối quan hệ giữa gen và tính trạng:1. Mối quan hệ giữa ARN và pr: - Gen mang thông tin quy định cấu trúc của pr, nghĩa là mang thông tin về tp, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin trong cấu trúc bậc 1, chủ yếu ở trong nhân tb.Còn pr không có khả năng tự nhân đôi, chỉ đc hình thành ở tb chất và luôn giữ đc cấu trúc đặc thù.Như vậy chứng tỏ giữa gen và pr có mối quan hệ với nhau qua 1 dạng trung gian nào đó, đó chính là phân tử mARN.-Sau khi mARN, tARN đc tổng hợp xong rời khỏi nhân, di chuyển ra tb chất. Tại đây, các riboxom tiếp xúc với m ARN tại mã mở đầu, rồi dịch chuyển từng bước trên m ARN, mỗi bước là 1 bộ 3, hết bộ ba này đến bộ 3 khác cho đến hết phân tử m ARN thì 1 chuỗi polipeptit đc tạo thành. Cùng lúc đó các t ARN đưa các axit amin thành dòng liên tục tới riboxom, 1 đầu mang axit amin còn một đầu mang bộ 3 đối mã để tìm gặp đúng bộ ba đối mã phiên trên m ARN và lắp ráp theo đúng NTBS đảm bảo cho các axit amin đc đặt đúng chỗ vào chuỗi polipeptit theo đúng khuôn mẫu của gen cấu trúc đã đc ghi lại thành bản phiên trên m ARN. Cần lưu ý trên mỗi m ARN cùng 1 lúc có thể có nhiều riboxom cùng trượt qua để tạo ra nhiều pr cùng loại.
12) Mối quan hệ giữa gen và tính trạng: -Có thể nói, thông tin di truyền của gen cấu trúc đc phiên ra thành mARN, mARN này trực tiếp giúp giải mã thông tin = trật tự phân bố các axit amin trên phân tử pr. Trật tự phân bố các nu trong gen quy định trật tự phân bố các ribônuclêotit trong phân tử ARN dựa trên NTBS, trật tự phân bố các ribônuclêôtit trong phân tử mARN lại quy định trật tự phân bố các axit amin trong phân tử pr dựa trên nguyên tắc mã bộ 3 và đối mã di truyền giữa bộ 3 đối mã trên tARN với bộ 3 mã phiên trên mARN.- Vì vậy, từ cấu trúc của gen có thể suy ra cấu trúc của ARNvà cấu trúc của pr, pr tương tác với mt hình thành nên tính trạng đặc trưng. Như vậy, gen quy định nên các tính trạng trong cơ thể.- Mối quan hệ giữa các gen và tính trạng đc thể hiện trong sơ đồ: genARNprtính trạng, trong đó trình tự các nu trên ADN quy định trình tự các ribônuclêôtit trong ARN, thông qua đó ADN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit cấu thành nên pr và biểu hiện tính trạng.
 
T

tieumimi95

CẤU TRÚC VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN NST:
1) Các đặc trưng của bộ nst: - trong tb sinh dững, nst tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình dạng, kích thước. Mỗi cặp nst tương đồng gồm 2 nst đơn, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.- Gen trên mỗi cặp nst tương đồng cũng tồn tại thành từng cặp gen tương ứng, mỗi cặp có 2 alen, trong đó 1 alen có nguồn gốc từ bố, 1 alen có nguồn gốc từ mẹ. Bộ nst, mà nst tồn tại thành từng cặp tương đồng gọi là bộ nst lưỡng bội (2n)- Trong giao tử của các cơ thể 2n, nst tồn tại thành từng chiếc có 1 nguồn gốc đc gọi là bộ nst đơn bội (n).- Ở các loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể dực và cá thể cái ở 1 cặp nst giới tính đc kí hiệu là XX và XY hoặc XX và XO.- tb của mỗi loài sv có bộ nst đặc trưng về số lượng, hình dạng và kích thước cũng như sự nhân bố các gen trên từng nst trong mỗi nhóm gen liên kết. Sự khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước chỉ là dẫu hiệu để phân biệt loài này với loài khác chứ không phản ánh về mặt tiến hóa giữa các loài.
2)Hình thái nst: - cơ thể sv lớn lên là nhờ sự phân chia tb. Chu kì tb gồm kì trung gian và thời gian phân bào nguyên nhiễm gồm 4 chu kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.- Ở kì trung gian là quãng thời gian mà hoặt tính trao đổi chất tb rất cao. Các nst cũng phân đôi trong kì trug gian, nhiều bộ phận của tb đc tạo thêm. Kì trung gian là giai đoạn sinh trưởng của tb, tổng hợp các phân tử mới cũng như các vi cơ quan mới.- Trong nhân, các nst đã đc sao chép nhưng vẫn chưa phân biệt thành 2 crômatit con. Kì phân bào thường liên quan tới 2 quá trình riêng biệt: ở giai đoạn thứ nhất là quá trình phân nhân nguyên nhiễm(4kì), giai đoạn thứ 2 phân chia chất tb.- NST là thể vật chất mang thông tin di truyền bắt màu khi nhuộc tb = dung dịch hóa chất kiềm tính, quan sát rõ về hình thái, số lượng vào kì giữa của quá trình phân bào. – Trong phân bào nguyên phân, nst biến dổi hình thái theo chu kì đóng xoắn và tháo xoắn.- Ở kì trung gian, mỗi nst tháo xoắn cực đại ở dạng sơi mảnh, nhìn trong nhân có dạng hình mạng lưới, nhờ đó mà nst đc nhân đôi. Sau đó tiếp tục đóng xoắn ở kì đầu cho đến kì giữa của nguyên phân, các nst đơn trong từng nst kép đóng xoắn cực đại.- Ở kì sau và kì cuối, các nst đơn tách nahu đi về hai cực tb và lại tháo xoắn đạt tới gt tháo xoắn cực đại ở cuối kì cuối để cho các nst cước ngay vào kì trung gian tiếp theo và tiếp tục nhân đôi để tạo cơ sở vật chất cho đợt phân bào nguyên phân tiếp theo. Trong phân bào, giảm phân xảy ra ở mỗi tb sinh dục sau khi các tb đó kết thúc giai đoạn sinh trưởng gồm 2 lần phân bào liên tiếp.- Vì vậy xảy ra hai chu kì biến đổi hình thái nst. Nhờ sự đóng xoắn nst mà tạo nên các dạng nst điển hình có kích thước ở kì trung gian từ 0.5 -> 50 Um, đường kính 0,2 đến 2Um đồng thời có hình dạng đặc trưng như : hình châm, hình que, hình chữ V…

3) Cấu trúc nst ở sv nhân thực: Ở kì giữa, mỗi nst gồm 2 nhiễm sắc tử gắn với nhau ở tâm động. Mỗi nst có 3 bộ phận chủ yếu:- Tâm động sẽ là nơi nối với dây tơ vô sắc để giúp chi nst có thể di truyển về 2 cực của tb.- Eo sơ cấp và eo thứ cấp.-Hai cánh của nst chứa vật chất di truyền (ADN). Tâm động có thể nằm giữa 2 cánh, nằm lệch về một phía hoặc nằm tận đầu mút của nst.- Về cấu trúc hh, mối nst gồm 2 tp chủ yếu đó là 1 sợi ADN và pr(chủ yếu là pr kiềm loại histôn). Hai tp này có tỉ lệ tương đương nhau. Trên nst, pr lk với các vòng xoắn của ADN giữ cho cấu trúc ADN ổn định và thông tin di truyền chứa đựng trên sợi ADN đc điều hòa.
 
T

tieumimi95

4) Chức năng của nst: - là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen nằm ở 1 vị trí xác định. Những biến đổi về cấu trúc, số lượng nst sẽ gây ra biến đổi ở các tính trạng di truyền.-Nst có đặc tính tự nhân đôi, nhờ dó thông tin di truyền quy định các tính trnạg đc sao chép lại qua các thế hệ cơ thể.- Sở dĩ nst mang gen và tự nhan đôi đc vì nó chứa ADN có vai trò quyết định đới với sự di truyền
5)Cơ chế di truyền nst trong phân bào nguyên phân:a) Những diễn biến cơ bản của hđ nst trong phân bào nguyên phân: Phân bào nguyên phân là hình thức phân bào mà kq tạo ra các tb con có bộ nst giống hệt tb mẹ. Quá trình phân bào gồm 4 kì cơ bản và kì trung gian: ở kì trung gian, nst ở dạng sợ mảnh, duỗi xoắn cực đại và xảy ra sự nhân đôi ADN . Kết thúc kì này, tb tiến hành phân bào nguyên nhiễm qua 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. Mỗi kì phân bào có đặc điểm cơ bản sau: - Kì bước vào kì đầu, thoi phân bào đc hình thành nối liền 2 cực tb. Thoi phân bào có vai trò quan trọng đối với sự vận động của nst trong quá trình phân bào và bị tan biến khi sự phân chia nhân kếi thúc. – Kì giữa: NST co rút ngắn lại cực đại, có hình dạng và kích thước điển hình, tập trung trên mặt phẳng xích đạo.- Kì sau: Mỗi crômatit trong từng nst kép tách nhau ở tam động di chuyển về 2 cực tb nhờ sự co rút của cac sợi tơ vô sắc, nst lúc này tiếp tục dãn coắn.- Kì cuối: Các crômatit phân chia đồng đều về 2 cực tb, tb chất phân chia, màng nhân đc hình thành, nst lúc này dãn xoắn cực đại thành chất nst ở kì trung gian của chu kì phân bào tiếp theo. Kq của nguyên phân là từ 1 tb mẹ tạo ra 2 tb con có bộ nst giống tb mẹ.b) Ý nghĩa của phân bào nguyên phân: - Nhờ nguyên phân mà tăng nhanh sinh khối tb, đảm bảo sự phân hóa mô và cơ quan để hình thành nên cơ thể, đảm bảo cho cơ thể không ngừng lớn lên. – Nguyên phân đảm bảo khả năng truyền đạt bộ nst đặc trưng của toàn loài qua các thế hệ tb đc ổn định trong quá trình hình thành cơ thể.

6) Cơ chế di truyền nst trong phân bào giảm phân: Giảm phân cũng là hình thức phân bào có thoi phân bào như nguyên phân, diễn ra vào thời kì chín của tb sinh dục.Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng nst chỉ nhân đôi có 1 lần trung gian trước lần phân bào đều diễn ra 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.a) Những hđ cơ bản của nst trong giảm phânI: -Khi bắt đầu phân bào, các nst kép xoắn và co ngắn. Sau đó diễn ra sự tiếp hợp của các nst kép trong từng cặp tương đồng theo chiều dọc và chúng có thể xảy ra hiện tượng bắt chéo với nhau.- Tiếp theo, các nst kép trong từng cặp tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa I. – Tiếp đến, các nst kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực tb tại kì sau I.- Khi sự phân chia nhân kết thúc, các nst kép nằm gọn trong 2 nhân mới đc tạo thành. Hai nhân này đều chứa bộ nst đơn bội kép(n nst kép), nghĩa là nguồn gốc nst = 1 nửa của tb mẹ.- Sự phân chia tb chất diễn ra hình thành hai tb con tuy đều chứa bộ n nst kép, nhưng lại khác nhau về nguồn gốc và chất lượng nst. b) Những hđ cơ bản của nst trong giảm phân II: Sau kì cuối I là kì trung gian diễn ra rất ngắn, trong thời điểm này không diễn ra sự nhân đôi nst. Tiếp ngay sau là lần phân bào II diễn ra nhanh chóng hơn nhiều so với lần giảm phân I và có những diễn biến cơ bản của nst sau: - Ở kì trước II, khi bước vào phân bào, các nst co lại thấy rõ số lượng nst kép.- Tiếp theo, nst kép tập trung và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa II. Mỗi nst kép gắn với sợi tơ vô sắc của thoi phân bào.- Ở kì sau giảm phân II, có sự phân chia tâm động đã làm tách hoàn toàn hai crômatit của nst đơn dạng kép(nhiễm sắc tử chị em) thành hai nst đơn và mỗi chiếc đi về 1 cực của tb.-Khi kết thúc sự phân chia nhân, các nst nằm gọn trong các nhân mới đc tạo thành. Mỗi nhân đều chứa bộ n nst và khi sự phân chia tb chất đc hoàn thành thì 4 tb con đơn bội dc tạo ra.- Sự tan biến và tái hiện của màng nhân, sự hình thành và mất đi của thoi phân bào trong 2 lần phân bào của giảm phân đều tương tự như ở nguyên phân.- Kq của quá trình giảm phân là từ 1 tb mẹ với 2n nst, qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 tb con đều có n nst. Như vậy, số lượng nst đã giảm đi 1 nửa. Các tb con này là cơ sở dể hình thành nên các giao tử.c) Ý nghĩa của giảm phân: - Nhờ giảm phân đã làm cho bộ nst trong giao tử giảm phân đi 1 nửa, vì vậy khi thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ nst 2n của loài đảm bảo cho sự kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ đc ổn định.- Cũng nhờ giảm phân đã tạo nên các loại giao tử đực, giao tử cái có bộ nst khác nhau cả về nguồn gốc và chất lượng nst, đây là cơ sở để tạo ra các biến dị tổ hợp trong thụ tinh.
 
T

tieumimi95

7) Phát sinh giao tử và thụ tinh: a) sự phát sinh giao tử: ở cơ thể trưởng thành, có một nhóm tb sinh dưỡng đc tách ra làm nv sinh sản người ra gọi đó là tb sinh dục nguyên thủy. Các tb sinh dục này trải qua 3 giai đoạn: + Giai đoạn sinh sản+Giai đoạn sinhtrưởng+ giai đoạn chín. Trong quá trình phát sinh giao tử có sự khác nhau giữa động vật và thực vật về sự hình thành giao tử đực và giao tử cái.b) Sự phát sinh giao tử ở đv: - Từ tb sinh dục nguyên thủy của cá thể đực và cái (còn gọi là tb mầm)nguyên phân nhiều đợt liên tiếp để tạo ra các noãn nguyên bào (ở cá thể cái)và tinh nguyên bào (ở cá thể đực) có bộ nst 2n.- Các loại tb này trải qua giai đoạn sinh trưởng, lớn lên về kích thước nhằm dự trữ nguyên liệu để trải qua vùng chín(giảm phân). - Ở vùng chín, các noãn bào bậc 1 trải qua giảm phân I và giảm phân II tạo ra các thể cực kích thước bé và tb trứng chín có bộ nst n. – Từ các tinh bào bậc 1 qua giảm phân tạo ra các tinh bào bậc 2(có bộ nst n kép), từ tinh bào bậc 2 qua giảm phân II tạo ra các tinh trùng. Tinh trùng có kích thước bé và chứa bộ nst đơn bội, mỗi tinh trùng có đầu, thân, đuôi.c) Sự phát sinh giao tử ở thực vật có hoa: - Ở giai đọan sinh sản và sinh trưởng cũng như giai đoạn chín giống ở đv. – Chỉ khác là quá trình phát sinh giao tử đực, từ tb mẹ tiểu bào tử 2n sau khi kết thúc giảm phân tạo ra bốn tiểu bào tử đơn bội.- Mỗi tiểu bào tử này nguyên phân lần đầu cho ra 2 nhân đơn bội.Trong đó, 1 nhân trở thành nhân ống phấn, còn1 nhân sinh sản phân chia tạo ra 2 giao tử đực(gọi là 2 tinh tử). – Mỗi tb mẹ đại bào tử kết thúc giảm phân tạo ra 4 tb đơn bội gọi là đại bào tử. Trong đó, 3 tb có kích thước bé sẽ bị thoái hóa, còn lại tb có kích thước lớn tiếp tục nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo ra tb dơn bội để hình thành nên túi phôi. Túi phôi gồm tb đối cực, 2 nhân cực, 2 trợ bào và 1 tb trứng.d) Thụ tinh: - Thụ tinh là sự kết hợp giữa nhân đơn bội của tinh trùng với nhân đơn bội của trứng tạo ra hợp tử lưỡng bội, nhờ đó đảm bảo sự kế tục vật chất di truyền ổn định tương đối qua các thế hệ cơ thể của loài.- Cần lưu ý ở thực vật có hoa xảy ra sự thụ tinh kép.Khi hạt phấn nảy mầm trên đầu noãn ống phấn đã đưa 1 tinh tử thụ tinh cho tb trứng để hình thành hợp tử, 1 tinh tử của hạt phấn thụ tinh với 2 nhân cực tạo ra nội nhũ 3n.e) Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh: -Nhờ có giảm phân, giao tử đc tạo thành mang bộ nst đơn bội (n), qua thụ tinh giữa giao tử đực và cái, bộ nst lưỡng bội (2n)đc phục hồi. Như vậy, sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo sự duy trì ổn định bộ nst đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể. – Mặt khác, giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc nst và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử qua thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp nst khác nhau. Chính đây là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện các biến dị tổ hợp phong phú ở những loài sinh sản hữu tính, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. Do đó, người ta thường dùng phương pháp lai hữu tính để tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhằm phục vụ cho công tác chọn giống.
8)Đặc điểm nst giới tính: - Trong các tb lưỡng bội(2n) của loài, bên cạnh các nst thường (kí hiệu là A) tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau cả ở 2 giới tính. Ở mỗi cặp nst này gen phân bố thành từng cặp alen dọc theo nst, còn có 1 cặp nst giới tính gồm 2 nst hình gậy tương đồng gọi là cặp XX hoặc gồm 1 cặp nst hình gậy 1 nst hình móc không tương đồng gọi là XY. VD: Trong tb lưỡng bội ở người có 22 cặp nst thường (44A) và 1 cặp nst giới tính XX ở nữ hoặc XY ở nam. – XX ở giống cái, XY ở giống đực ở người, đv có vú, rồi giấm, cây gai, , cây chua me… XX giống đực, XY giống cái như loài chim, ếch nhái, bò sát, bướm, dâu tây…Ở 1 số loài khác, 1 giới mang cặp XX còn giới kia chỉ có 1 nst gọi là cặp XO (rệp, bọ hung, châu chấu…). – NST giới tính mang gen quy định tính đực, cái và các tính trạng liên quan với giới tính.VD: Ở người nst Y mang gen SRY còn gọi là nhân tố xác định tinh hoàn, nst X mang gen lặn quy định máu không đông, mù màu hồng lục…
 
T

tieumimi95

9) Cơ chế nst xác định giới tính: Ở đa số loài giao phối, giới tính đc xác định trong quá trình thụ tinh. VD như ở đàn bà có bộ nst 44A + XX khi giảm phân cho 1 loại trứng 22A+X. Ở đàn ông có bộ nst 44 A+XY khi giảm phân cho 2 loại tinh trùng 22A+X và 22A+Y có tỉ lệ ngang nhau. Sự kết hợp giữa 2 loại tinh trùng với 1 loại trứng đã tạo nên 2 kiểu hợp tử 44A+XX và 44A+XY pt thành 2 giới có tỉ lệ = nhau(1trai:1gái). Tỉ lệ này đc nghiệm đúng trên số lượng cá thể nhiều. Cơ chế xác định giới tính nói trên còn đc nghiệm đúng đới với những loài có bộ nst giới tính XX và XO. Tuy vậy, những nghiên cứu trên người cho biết tỉ lệ con trai: con gái trong giai đoạn bào thai là 114:100. Tỉ lệ đó là 105:100 vào lúc lọt lòng và 100: 100 vào lúc 10 tuổi. Đến già thì cụ bà nhiều hơn cụ ông.
10) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính: - Thuyết nst xác định giới tính không loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố mt trong và ngoài lên sự phân hóa giới tính. –Nếu cho hoocmôn sinh dục tác động vào những giai đoạn sớm trong sự pt cá thể thì có thể làm biến đổi giới tính cho dù cặp nst giới tính vẫn không đổi. VD: dùng mêtyl testôserôn tác động vào cá vàng có thể làm cá cái biến thành cá đực. –Một số loài rùa, trứng ủ ở nhiệt độ 280 C sẽ nở thành con đực, còn ở nhiệt độ trên 320C trứng nở thành con cái.Thầu dầu dược trồng trong ánh sáng có cường độ yếu thì hoa đực giảm. Dưa chuột hun khói trước khi ra hoa thì tỉ lệ hoa cái tăng, hoa đực giảm. lợn nái cho ăn uống đầy đủ khẩu phần pr và các loại vitamin cần thiết trước khi thụ tinh thì tỉ lệ lợn cái con nhiều hơn lợn đực con khi lợn nái sinh con.- Giới tính của loài còn đc hình thành dần trong quá trình sinh trưởng và pt của cơ thể.11) Ý nghĩa của việc nghiên cứu giới tính: Nắm đc cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính, người ta có thể chủ động đièu chỉnh tỉ lệ đực, cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất. VD: tạo ra tằm đực (tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái và chất lượng tơ tốt hơn), nuôi bò thịt cần nhiều bê đực, nuôi bò sữa cần nhiều bê cái.

12) Thí nghiệm của Moocgan: vào năm 1910, Moocgan đã sd ruồi giấm cs nhiều thuận lợi để nghiên cứu di truyền. Ông đem lai 2 dòng ruồi thuần chủng thân xám, cánh dài với thân den, cánh ngắn thu đc F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài.Chứng tỏ thân xám, cánh dài trội so với thân đen, cánh ngắn. Tiếp tục cho ruồi đực F1 lai với ruồi cái thân đen, cánh ngắn nhận thấy kết quả đời lai phân tích thu đc tỉ lệ 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh ngắn. Điều này chứng tỏ 2 cặp gen xác định hai tính trạng tồn tại trên 1 nst và lk với nhau hoàn toàn. Vì vậy, cơ thể F1 dị hợp tử về 2 cặp gen khi giảm phân chỉ tạo ra 2 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau đã dẫn tới kq kh trong phép lai phân tích có tỉ lệ 1:1….Từ đó có thể nhận thấy, lk gen là hiện tượng hai hay nhiều gen cùng nằm trên 1 nst phân bố gần nhau, sức lk giữ chúng bền chặt nên khi giảm phân tạo giao tử chúng có xu hướng phân li cùng nhau đi về cùng một giao tử tạo thành 1 nhóm gen lk quy định 1 nhóm tính trnạg. trong th này tỉ lệ sự di truyền của nhiều tính trnạg so nhiều gen chi phối giống tỉ lệ của 1 cặp gen trong quan niệm Menđen. Tiếp đó, Moocgan thực hiện phép lai nghịc, lấy ruồi cái F1 lai phân tích ruồi đực thân đen, cánh cụt nhận thấy kq lai hoàn toàn khác TH vừa mô tả.
13)Ý nghĩa của hiện tượng di truyền lk gen: Nếu sự phân li độc lập của các cặp gen làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp thì lk gen lại hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng đc quy định bởi các gen trên 1 nst. Nhờ đó, trong chọn giống người ta có thể chọn đc những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
 
T

tieumimi95

BIẾN DỊ:
1-Đột biến gen. a)Kn: là biến đổi cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nucleotit. b)Các dạng: có 4 dạng cơ bản: mất,thêm,thay thế, đảo vị trí nucleotit.
2)NN phát sinh đbg: (.) đk tự nhiên, đbg phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử AND dưới ảnh hưởng phức tạp của mt trong và ngoài cơ thể. (.) thực nghiệm, người ta đã gây ra các đột biến nhân tạo = tác nhân vl or hh.
3)Vai trò: - Sự Biến đổi cấu trúc phân tử AND có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc của cac loại pr mà nó mã hóa và cuối cùng dẫn đến sự biến đổi đột ngột, gián đoạn ở KH.- Các đbg biểu hiện ra KH đa số có hại cho bản thân sv vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa (.) KG đã đc chọn lọc và duy trì lâu đời (.) đk tự nhiên, gây ra những rối loạn (.) quá trình tổng hợp pr. Dbg có tính thuận nghịc do dó gen trội có thể đột biến thành gen lặn và ngược lại. Tuy nhiên, đột biến gen thường là đột biến thuận. Vì vậy, đa số đột biến gen là các gen lặn. Chúng chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp và (.) đk ngoại cảnh thích hợp.- Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp với đk sống phù hợp,1 đột biến vốn là có hại có thể sẽ trở thành có lợi. (.) thực tiễn, người ta gặp những đột biến tự nhiên và nhân tạo có lợi. đbg là nguồn nl dồi dào cho tiến hóa.(.) chọn giống, dựa trên các nn và cơ chế xuấn hiện đbg, người ra đã xd các pp gây đột biến nhân tạo = các tác nhân lí, hóa.
4) Đột biến cấu trúc NST.a) kn: là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc nst do tác nhân đột biến hay do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào.b)Các dạng: 4 dạng: mất,lặp,đảo đoạn và chuyển 1 đoạn từ 1 nst này sang nst khác không tương đồng:-Đb mất đoạn nst là hiện tượng do tác nhân đột biến làm mất đi 1 đoạn nst mang den. Vd: mất đoạn cặp nst 21 ở người gây nên bệnh ung thư máu.- Đb đảo đoạn nst là hiện tượng do tác nhân đột biến làm đứt ra 1 đoạn nst mang gen, đoạn này quay trở lại 180 độ gắn vào vị trí vừa đứt làm thay đổi vị trí phân bố gen trên nst. Đoạn bị đảo ngược có thể mang tâm động hoặc không. Đột biến này thường ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể. Vì vật chất di truyền không bị mất mát. Sự sắp xếp lại gen trên nhiễm sắc thể do đảo đoạn góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các nòi trong cùng một loài. Ở một loài ruồi giấm 9Drosophila obscura) người ta đã phát hiện được 12 đảo đoạn trên nhiễm sắc thể số 3, liên quan tới khả năng thích nghi với những điều kiện nhiệt độ khác nhau trong môi trường.- Đb Lặp đoạn nst: là hiện tượng do tác nhân đột biến nst được lặp lại thêm một hoặc 1 số đoạn giống 1 trong những đoạn vốn có của đoạn lặp nst đó.Vì vậy làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.VD :Ở ruồi giấm, lặp đoạn 16A hai lần trên nhiễm sắc thể X làm cho mắt hình cầu trở thành mắt dẹt. Ở đại mạch lặp đoạn làm tăng hoạt tính enzim amilaza có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia.-Đột biến chuyển đoạn nst: có 2 hình thức là chuyển đoạntương hỗ và chuyển đoạn không tương hỗ. Chuyển đoạn tương hỗ là chuyển đoạn có sự tách ra của 1 đoạn trên cả 2 nst không cùng nguồn (không tương đồng) và 2 đoạn này trao đổi cho nhau. Chuyển đoạn không tương hỗ(chuyển đoạn đơn) là chuyển đoạn mà 1 đoạn của nst này đứt ra và gắn vào 1 nst nguyên vẹn không cùng nguồn của 1 cặp nst khác. Cả 2 cách chuyển đoạn này đều làm cho gen trên nst phân bố lại. Những chuyển đoạn lớn thường gây chết, làm giảm hoặc mất khả năng sinh sản.
5)NN phát sinh: do các tác nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc nst hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng, thêm các gen, lặp lại gen hay mất các gen trên nst.Vì vậy đột biến cấu trúc nst có thể xuất hiện trong đk tự nhiên hoặc nhân tạo.
6) Vai trò:Trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp 1 cách hài hòa trên nst. Biến đổi cấu trúc nst đã làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên đó nên thường gây hại cho sinh vật. Mặc dù vậy, trong thực tiễn, người ta còn gặp các dạng đột biến cấu trúc nst có lợi.
7)Đột biến số lượng nst:a)Kn: Đột biến số lượng nst là hiện tượng so tác nhân đột biến ức chế sự hình thành dây tơ vô sắc hoặc 1 số cặp nst nào đó hoặc ở toàn bộ nst tạo nên thể dị bội hay thể đa bội.b)NN gây ra: là do rối loạn cơ chế phân li của các cặp nst ở kì sau của quá trình phân bào dưới tác dụng của các tác nhân bên trong mt nội bào hoặc các tác nhân bên ngoài như các yếu tố lí, hóa.c) Đột biến số lượng nst là những biến đổi số lượng xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp nst nào đó hoặc tất cả bộ nst.d)Hiện tượng dị bội thể: Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp nst bị thay đổi về số lượng. Cà độc dược, lúa và cà chua dều là cây lưỡng bội và có số lượng nst trong tb sinh dưỡng là 2n=24. Vì có n=12 nên cả 3 loài trên đều có 12 cặp nst khác nhau. Người ta đã phát hiện những cây cà độc dược, lúa và cà chua có 25 nst (2n+1) so có 1 nst bổ sung vào bộ nst lưỡng bội. Trong th này, 1 cặp nst nào đó có thêm 1 nst thứ 3. Ngược lại, cũng có th chỉ có 23 nst (2n-1) do 1 cặp nst nào đó chỉ còn 1 nst, cũng có th mất 1 cặp nst tương đồng(2n-2). (Ở cà độc dược, người ta đã phát hiện 12 kiểu dị bội (2n+1)ứng với 12 cặp nst tương đồng).e)Sự phát sinh thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm: Ở người, thể 3 nhiễm ở cặp nst 21 gây bệnh Đao hoặc thể 1 nhiễm ở cặp nst giới tính XX gây ra bệnh TớcNơ. Khi giảm phân không bình thường ở 1 cặp nst. Tạo ra giao tử chứa 2 nst và giao tử không chứa nst. Giao tử bất bình thường chứa 2 nst kết hợp với giao tử bình thường chứa 1 nst tạo thành thể 3 nhiễm. Giao tử bất bình thường không chứa nst kết hợp với giao tử bình thường chứa 1 nst tạo thành thể 1 nhiễm.f)Hiện tượng đa bội thể: Thể đa bội là cơ thể mà trong tb sinh dưỡng có 1 số nst là bội số của n (nhiều hơn 2n). Sự tăng gấp bội số lượng nst, adn trong tb đã dẫn đến tăng cường độ đồng hóa các chất làm biến đổi đối với các đk không thuận lợi của mt.Tb đa bội có số lượng nst tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích thước tb của thể đa bội lớn hơn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng pt mạnh và chống chịu tốt.g)Sự hình thành thể đa bội: Dưới tác động của các tác nhân vật lí (tia phóng sạ, thay dổi nhiệt độ đột ngột…) hoặc tác nhân hh(Cônsixin…)vào tb trong quá trình phân bào hoặc ảnh hương phức tạp của mt trong cơ thể có thể gây ra sự không phân li của tất cả các nst trong quá trình phân bào.VD: bộ nst của 1 loài 2n=6 khi giảm phân và thụ tinh xảy ra bt tạo ra hợp tử 2n=6. Hợp tử sau đó bị rối loạn phân bào nguyên phân xảy ra trên tất cả các cặp nst làm cho nst nhân đôi bt nhưng không phân chia tạo ra tế bào 4n=12. Tb này tiếp tục nguyên phân tạo nên thể tứ bội với 12 nst.
8)Thường Biến:a)kn +vd:là những biến đổi ở kh của cùng 1 kg, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể với ảnh hưởng trực tiếp của đk mt có tính thích nghi tạp thời và không di truyền được.Vd: cùng một loại dừa nước: nếu sống trên bờ, thân có đường kính nhỏ và chắc, lá nhỏ; nếu sống ven bờ có thân và lá lớn hơn; nếu sống trải trên mặt nước thì thân có đường kính lớn, ở một phần rễ biến thành phao, lá cũng to hơn 2 dạng cây trên. Màu sắc con thừn lằn trên cát, lúc trời nắng thì nhạt, còn trong bóng râm thì sẫm.b)Mối quan hệ giữa kg,mt và kh: Sự nghiên cứu thường biến cho thấy, bố mẹ không truyền cho con những tính trạng (kh) đã được hình thành sẵn mà truyền 1 kg quy định cách phản ứng trước mt. kh (tính trạng hoặc tậ hợp các tính trạng)là kq sự tương tác giữa kg và mt. Các tính trạng chất lượng phụ thược chủ yếu vào kg, thường ít chịu ảnh hưởng của mt. VD:giống lúa nếp cẩm trồng ở miền núi hay đồng bằng đều cho hạt gạo bầu tròn và màu đỏ.Lợn Ỉ Nam định nuôi ở miền B, miền N và ở các vườn thú của nhiều nước chấu âu vẫn có màu lông đen.hàm lượng lipit trong bò sữa không chịu ảnh hưởng rõ ràng của kí thuật nuôi dưỡng. Các tính trạng số lượng (phải thông quá cân, đong, đo, đếm…mới xác định đc), thường chịu ảnh hưởng nhiều của mt tự nhiên hoặc đk trồng trọt và chăn nuôi nên biểu hiện rất khác nhau.VD: Số hạt lúa trên 1 bông của 1 giống lúa, lượng sữa vắt được trong 1 ngày của giống bò phụ thuộc vào đk trồng và chăn nuôi. Vì vậy, trong sx phải chú ý tới ảnh hưởng khác nhau của mt đối với từng loại tính trạng.c)Mức phản ứng là giới hạn thường biến của 1 kg(hoặc chỉ 1 gen hay nhóm gen) trước mt khác nhau. Mức phản ứng do kg quy định.Kh là kq của sự tương tác giữa kg và mt.Cùng 1 kg quy định tính trạng số lượng nhưng có thể phải ứng thành nhiều kh khác nhau tùy thuộc vào đk mt. Tuy nhiên, khả năng phản ứng khác nhau hay thường biến cớ giới hạn do kg quy định.VD: khối lượng xuất chuồng bình quân ở 10 tháng tuổi của lơn Ỉ nam dịnh là 35-40kg, trong đk thức ăn và chăm sóc đầy đủ nhất cũng không vượt quá 50kg. Trong khi đó, lợn Đại bạch được ăn và chăm sóc đầy dủ nhất đạt tới 185kg, nhưng trong th xuất khẩu cũng chỉ đạt 40-50 kg.
 
T

thucdang95

cám ơn bạn đã rất nhiệt tình ... viết. công nhận mình rất cần những cái này, bởi nó mang kiến thức tổng quát & đầy đủ rất nhiều. kì thi học sinh giỏi cấp quận vừa qua,sở giáo dục cho đáp án ... quá trời cao xa. cho nên bây giờ kinh nghiệm không học tủ nữa mà phải hoc hết!.
à, mà bạn trình bày như thế khó học quá . sao không tách thành từng đoạn cho dễ hiểu;)
 
B

baby_1995

Sao mà hai chương đầu bạn làm dài thế???? mình làm thế này
Câu 1: Nội dung cơ bản của pp phân tích thế hệ lai của Menđen là:
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng lẽ của từng cặp tính trạng đó trên từng con cháu của từng cặp bố mẹ.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
Câu 2:+Nội dung qui luật phân li:Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
+ Menđen giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li tổ hợp các cặp nhân tố di truyền ( sau này được gọi là gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền của các cặp tính trạng.
Câu3: +Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn kết quả lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
+ ý nghĩa của phép lai phân tích là xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.(có lợi)
+Ý nghĩa của tương quan trội lặn: là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy trong chọn giống cần phát hiện ra các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế cao.
Câu 4: +Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1trội: 2 trung gian: 1 lặn.
+ phân biệt trội không hoàn toàn và trội hoàn toàn là:
Trội không hoàn toàn Trội hoàn toàn
+ kiểu hình F1: biểu hiện tính trạng trung
Gian. +Kiểu hình F1: đồng tính(trội)
+ Tỉ lệ kiểu hình ở F2:
1 trội: 2 trung gian: 1 lặn +tỉ lệ kiểu hình ở F2:
Phân li 3 trội: 1 lặn
+không dùng phép lai phân tích + có dùng phép lai phân tích

Câu 5: +Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen:
Đối tượng:Đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng đối lập.
Hạt màu vàng vỏ trơn lai với hạt màu xanh vỏ nhăn: F1 thu được toàn hạt vàng vỏ trơn. Sau đó lấy 15 cây F1 cho tự thụ phấn thu được ở F2 556 hạt thuộc 4 loại kiểu hình:
+Vàng trơn:315 hạt +Vàng nhăn: 101 hạt +Xanhtrơn: 108 hạt +Xanh nhăn:32 hạt
Kết quả trên: tính trạng trội vàng, trơn đều đều chiếm tỉ lệ ¾, còn tính trạng lặn xanh, nhăn chiếm ¼.
+ Nội dung của qui luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li trong quá trình phát sinh giao tử.
+Ý nghĩa của qui luật phân li độc lập là: giải thích được nguyên nhân của sự xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài giao phối. biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu trong chọn giống và tiến hóa.
Câu 6: +Tính đặc trưng của tế bào NST:
- Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành hai cặp tương đồng, 1NST có nguồn gốc từ bố, 1NST có nguồn gốc từ mẹ. Bộ NST chứa cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội ký hiệu là 2n NST. Bộ NST chỉ chứa 1n NST trong cặp tương đồng gọi là bộ NST đơn bội ký hiệu là n NST.
- Ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở cặp NST giới tính được ký hiệu là XX và XY.
- Tế bào của mỗi loài sinh vật có 1 bộ NST để đặc trưng về số lượng và hình dạng.
+ Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội:
NST lưỡng bội NST đơn bội
Chứa cặp NST tương đồng
Ký hiệu: 2n NST Chứa 1 NST trong cặp tương đồng
Ký hiệu: n NST
 
B

baby_1995

Câu 7: +Cấu trúc NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào.
+ Cấu trúc hiển vi của NST đượ mô tả ở kì giữa. Ở kì này, NST gồm 2 nhiểm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động(eo thứ nhất) chia nó thành hai cánh. Tâm động là điểm đính NST vào sợi tơ vô sắc trong thoi phân bào. Mỗi crômatit bao gồm chủ yếu 1 phân tử ADN và protêin loại histôn.
+ Vai trò của NST đối vợi sự di truyền các tính trạng:NST là cấu trúc mang gen, trên đó, mỗi gen nằm ở vị trí xác định, NST mang gen có bản chất là ADN. Chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 8: +Những diẽn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân là:
 Kì đầu: NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt, các NST kép dính vào các sợi tơ vô sắc của thoi phân bào ở tâm động.
 Kì giữa:- Các NST kép đóng xoắn cục đại.
- Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
 Kì sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST dơn phân li về hai cực.
 Kì cuối: Các NST đơn duỗi xoắn, dài ra dạng sợi mãnh.
 Kết quả của nguyên phân là: từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ (1n NST).
+ Ý nghĩa của nguyên phân: giúp tế bào sinh sản và đảm bảo cho cơ thể tăng trưởng, duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản vô tính.
Câu 9:+Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân:
Những diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân I:
 Kì đầu:- NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt.
- Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp nhau theo chiều dọc và có thể xảy ra bắt chéo với nhau, sau đó tách nhau ra.
 Kì giữa: Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành ha hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
 Kì sau: Các cặp NST kép tương đồng phân li với nhau về hai cực của tế bào.
 Kì cuối: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành( Bộ NST đơn bào kép).
Diễn biến cơ bản của NST trong giảm phân II:
 Kì đầu: NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong một đơn bào.
 Kì giữa: NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
 Kì sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào.
 Kì cuối: CÁC NST đơn nằm gọn trong các nhân mới được hình thành với số lượng NST là 1 đơn bào( n NST)
 Kết quả của quá trình giảm phân là: từ một tế bào mẹ với 2n NST, qua 2 lần phân bào liên tiếp, tạo ra 4 loại tế bào con đều có n NST. NHư vậy số lượng NST đã giảm đi một nữa. Các tế bào con này là cơ sở để hình thành giao tử.
Câu 10: So sánh giảm phân với nguyên phân:
+ Giống nhau:
 Đều trải qua các kỳ phân bào: kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
 Đều có sự biến đổi hình thái của NST theo chu kỳ đóng xoắnvà tháo xoắn.
 Đều có sự tự nhân đôi.
 Đều có cơ chế nhằm duy truyền bộ NST của loài.
+ Khác nhau:
Nguyên phân Giảm phân
+ Xảy ra ở mô tế bào sinh dưỡng mô tế bào sinh dục
Sơ khai + Xảy ra ở vùng chín của tế bào sinh dục
+ Trải qua 1 lần phân bào + Trải qua 2 lần phân bào
+ Sau khi nhân đôi. NST kép tập trung thành một
hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì
giữa. + Sau khi nhân đôi, NST kép tập trung thành 2
hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì
giữa I.
+Trải qua 1 chu kì biến đổi hình thái NST. + Trải qua 2 chu kì biến đổi hình thái NST.
+ Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST như
tế bào mẹ(2n) + Từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế bào con có bộ NST (n)
liảm đi một nữa so với tế bào mẹ.
+ Duy trì sự ổn định bộ NST của loài trong 1 đời
của cá thể. + Duy trì sự ổn định bộ NST của loài các thế hệ ở
loài sinh sản hữu tính .

Câu 11: +Quá trình phát sinh giao tử ở đọng vật:
Sự giống nhau giữa phát sinh giao tử đực và giao tử cái:
• Các tế bào mầm( noãn nguyên bào và tinh nguyên bào) đều phân tinh liên tiếp nhiều lần.
• Noãn bào bậc 1 và tinh báo bậc 1 đều giảm phân để hình thành giao tử.
Khác nhau:
• Từ noãn báo bậc 1 qua giảm phân tạo thành 3 thể cực và 1 tế bào trứng, trong đó chỉ có 1 tế bào trứng mới có khả năng thụ tinh.
• Từ tinh bào bậc 1 tạo thành 4 tinh trùng, các tinh trùng đều có khả năng thụ tinh.
+ Sự thụ tinh là: sự kết hợp ngẫu nhiên của 1 giao tử đực và 1 giao tử cái(1 tinh trùng X 1 tế bào trứng) để tạo thành hợp t.
+ Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa hai nhân đơn bào (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội
(2n NST0 ở hợp tử.
+ Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh: Sự phối hợp giữa các quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh đã duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể, đồng thời còn tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hóa.
Câu 12: Sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính:
NST giới tính NST thường
Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội Tồn tại với số cặp lớn hơn trong tế bào lưỡng bội
Tồn tại thành cặp tương đồng(XX) và không tương
đồng(XY). Luôn tồn tại thành cặp tương đồng.
Chủ yếu mang gen quy định giới tính Chủ yếu mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể

Câu 13: + Cơ chế xác định giới tính ở người:
P: 44A+XX x 44A+XY
Gp: 22A+X 22A+X 22A+Y
F1: 44A+XX 44A+XY
(Nữ) (Nam)
Qua giảm phân, ở người mẹ chỉ cho ra 1 loại NST giới tính X, ở người bố cho ra 2 loại NST giới tính là X và Y.Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính X với trứng tạo ra hợp tử chứa XX sẽ phát triển thánh con gái; còn tinh trùng mang NST giới tính Y kết hợp với trứng tạo hợp tử chứa XY sẽ phát triển thành con trai.
+Con trai/con gái xấp xỉ 1/1 là do 2 loại tinh trùng X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau.
Câu 14: + Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
+ Di truyền liên kết bổ sung cho qui luật phân li độc lập: Các gen cùng nằm trên cùng một NST cùng phân li trong quá trình phân bào. Các gen liên kết chặc chẽ với nhau trong quá trình phát sinh giao tử nên không xuất hiện biến dị tổ hợp, không có hiện tượng hoán vị gen.
Câu 15: + Thí nghiệm của Moocgan:
 Ông tiến hành phép lai giữa ruồi đực F1 và ruồi cái thân đen cánh cụt( lai phân tích) là nhằm mục đích xác định kiểu gen của ruồi đực F1.
 Ruồi cái thân den cánh cụt chỉ cho ra 1 loại giao tử bv , còn ở ruồi đực F1 cho ra 2 loại giao tử BV và bv ( không phải là 4 loại giao tử khi di truyền độc lập ). Do đó, các gen quy định màu sắc và hình dạng cánh phải nằm trên cùng 1 NST và chúng liên kết với nhau.
+ Ý nghĩa của di truyền liên kết: Bảo đảm sự di truyền bền vững giữa 2 nhóm tính trạng được quy định bởi các gen nằm trên cùng 1 NST, dựa vào đó, trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng với nhau.
Câu 16: Cấu tạo hóa học của phân tử AND:
 ADN là một loại ãit nuclêic được cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,N và P.
 ADN thuộc loại đại phân tử, dài tới hàng trăm um, khối lượng nặng tới hàng chục triệu đơn vị cacbon.
 ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân vậy đơn phân của nó là nuclêôtit gồm 4 loại:A,T,G,X.
+ ADN có cấu tạo đa dạng là do sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit.
+ tính đặc thù của ADN: được quy định bởi số lượng thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.
+ Cấu trúc không gian của phân tử ADN:ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều. Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung:A liên kết với T (A-T), G liên kết với X(G-X). Chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn.Mỗi chu kì xoắn kép cao là 34 A gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính là 20 A
Câu 17:+ Quá trình tự nhân đôi của phân tử AND:
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào tại các NST ở kì trung gian:ADN tháo xoắn hai mạch đơn tách dần nhau ra và các nuclêôtit trên mạch lần lượt liên kết với những nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào để hình thành mạch mới.
+AND tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sungvà nguyên tắc giữ lại một nữa:
o NTBS: Mạch mời của ADN con được tổng hợp trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A-T hay ngược lại,G-X hay ngược lại.
o NT giữ lại một nữa: Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ( mạch cũ) Mạch còn lại mới được tổng hợp.
+ Chức năng của ADN: 2 chức năng:
- Lưu giữ thông tin duy truyền.
- Truyền đạt thông tin duy truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể.
Câu 18: Những đặc điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN:
Đặc điểm ARN ADN
Số mạch đơn 1 2
Các loại đơn phân A,G,X,U. A,T,G,X.
Kích thước và khối lượng Nhỏ hơn Lớn hơn
 
T

tieumimi95

Chuyển từ máy mình vào đây tớ phải trỉnh nhiều mới thành thế này đó. ko thi chả phân biệt đc đoạn nào với đoạn nào cả !
 
T

tieumimi95

1) Quy đồng mẫu số các phân số:
a) 5\frac{a}{b}6 và 1\frac{a}{b}4


mon cho de viet ngich ti
 
Top Bottom