Vật lí Tổng hợp những bài Vật Lý điển hình và phương pháp giải

Status
Không mở trả lời sau này.
R

rocky1208

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tổng hợp dạng bài điển hình và phương pháp giải​

__________________ by Rocky __________________​

Trong quá trình quản lý box và hỗ trợ các bạn giải bài tập, Rocky nhận thấy có nhiều bạn hỏi về những dạng bài rất thường gặp và đã có phương pháp giải cũng như công thức nhớ tắt. Tuy nhiên những bài giải chi tiết sau một thời gian hoạt động sẽ bị các topic mới vùi lấp mất và ko ai nhớ được chỗ nào mà tìm. Và mọi người lại phải giải lại. Như vậy là rất lãng phí thời gian và công sức. Vì vậy mình lập topic này để tổng hợp lại những dạng bài điển hình, những bài hay hoặc phương pháp giải tốt để các bạn có chỗ tra cứu, tham khảo hoặc khi có mem nào yêu cầu một bài có dạng tương tự thì các bạn chỉ cần dẫn link tới dạng tương ứng trong pic này. Như vậy vừa nhanh lại vừa đỡ mệt :)

Do đây là pic tổng hợp, nếu các bạn post bài vào đây sẽ làm mất mạch logic của topic, và khó tra cứu nên mình sẽ lock lại. Tuy nhiên có thể có những bài sơ suất bị giải sai, các bạn cần phản hồi để mình đính chính lại cho đúng. Vì vậy mọi người có phản hồi gì thì vào đây nhé

CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ PHẢN HỒI

Các bạn nhớ chỉ rõ dạng mấy, lỗi ở chỗ nào để mình dễ tìm và sửa. Hy vọng những bài trong topic này sẽ giúp ích được cho mọi người :)

Thân ái,
Rocky :)>-


Mục lục​

1. Dao động cơ

2. Sóng cơ & sóng âm

3. Điện xoay chiều

4. Dao động điện từ & mạch LC

5. Sóng ánh sáng

6. Lượng tử ánh sáng

7. Hạt nhân nguyên tử

8. Từ vi mô đến vĩ mô

9. Cơ học vật rắn


______________ The end______________​

 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Dao động điều hòa + con lắc lò xo

DAO ĐỘNG CƠ​

Phần 1: Dao động điều hòa + con lắc lò xo

1. Dạng 1: Tính thời gian ngắn nhất để vật chạy từ vị trí có li độ x1 sang li độ x2.

Phương pháp: Dùng đường tròn đơn vị.
B1: xác định VT điểm ngọn A, B trên đường tròn ứng với hai li độ x1, x2
B2: Xác định góc lệch [TEX] \angle AOB [/TEX] . Đây chính là góc quét được [TEX] \omega t [/TEX] . Từ đó rút ra t​

Bài toán ví dụ:

Một vật dao động đh với A=6 (cm) và T=8 (s). Hỏi thời gian ngắn nhất để vật chuyển động từ VTCB đến vị trí có li độ [TEX] x=3\sqrt{2} [/TEX] là bao lâu.
Giải:
[TEX] \omega=\frac{2\pi}{T}=\frac{\pi}{4} (s) [/TEX]
Ta có hình vẽ:
picture.php

Ban đầu vật ở M11 ứng với VTCB, M2 ứng với vị trí có [TEX] x=3\sqrt{2} [/TEX]
Nhận thấy góc lệch là [TEX] \frac{\pi}{4} \rightarrow \omega t=\frac{\pi}{4}[/TEX]
Từ đó rút ra được: t=1(s)

2. Dạng 2: Tính quãng đường đi được trong khoản thời gian từ t1 đến t2

B1: hình dung được quá trình đi của vật
B2: nếu nhận thấy [TEX] \Delta t=t_2-t_1 > T [/TEX] thì phân tích [TEX] \Delta t=nT+\Delta t\prime (0 < \Delta t\prime < T) [/TEX]​

Trong khoảng thời gian nT vật sẽ thực hiện được n dao động toàn phần nên sẽ đi được 4nA.

Tính nốt phần còn lại đi được trong [TEX]\delta t[/TEX] bằng cách thay vào hệ.
[TEX] \left{\begin{x=...}\\{v=...}[/TEX]

Phương trình của v để xđ vật chạy theo chiều nào.

Ví dụ: Một vật dao động điều hòa với phương trình [TEX] x=2\cos (10\pi t-\frac{\pi}{3}) [/TEX] (cm) Tính quãng đường vật đi được trong1.1(s) đầu tiên.

Giải:
[TEX] x=2\cos (10\pi t-\frac{\pi}{3}) [/TEX]
[TEX] v=-20\pi\sin(10\pi t-\frac{\pi}{3}) [/TEX]
[TEX] T=\frac{2\pi}{\omega}=0.2 (s) [/TEX]
1.1=5*0.2 + 0.1
Vì vậy quãng đường đi được trong 5 chu kỳ đầu là 5*4*2=40 (cm)
Tính thời gian trong 0.1 giây còn lại

Khi kết thúc 5 chu kỳ này vật có trạng thái như tại t=0. Tức [TEX] x=2\cos(-\frac{\pi}{3})=1 (cm)[/TEX] và đang chuyển động theo chiều dương vì v>0.

Tại thời điểm cuối cùng (giấy thứ 1.1) thay vào hệ thu được x= -1 và vật chuyển động theo chiều âm vì v<0. Nên trong 0.1 giây cuối vậy đi được 4 cm nữa. Vậy túm lại nó đi được 44 cm. Hình vẽ cho 0.1 giây cuối như sau.
picture.php


3. Dạng 3: tính quãng đường max hoặc min mà vật đi được trong khoảng thời gian [TEX] \Delta t [/TEX] nào đó.

Phương pháp:
Vật chạy càng nhanh khi càng gần VTCB, và càng chậm khi ở biên. Sử dụng đường tròn đơn vị ta có kết quả như sau:
[TEX] \Delta\varphi=\omega t [/TEX]
[TEX] S_{max}=2A\frac{sin\Delta\varphi}{2} [/TEX]
[TEX] S_{min}=2A(1-\frac{cos\Delta\varphi}{2}) [/TEX]
Hình vẽ mô tả cho hai trường hợp này:​
Chú ý: khi [TEX] \Delta t>\frac{T}{2} [/TEX]thì ta cần phân tích [TEX] \Delta t=n\frac{T}{2}+\delta t\prime[/TEX]

Trong khoảng thời gian [TEX] n\frac{T}{2} [/TEX] vật đi được 2nA. Tính phần dư còn lại theo như dạng 1.

picture.php


4. Dạng 4: lập phương trình dao động điều hòa

B1: giả sử phương trình có dạng: [TEX] x= A\cos(\omega t+\varphi) [/TEX]
B2: Tìm [TEX] A, \omega, \varphi [/TEX]

Tìm ω dựa vào:
[TEX] \omega=\frac{2\pi}{T}=2\pi f=\frac{v_{max}}{A}=\sqrt{\frac{a_{max}}{A}}=\frac{a_{max}}{v_{max}} [/TEX]

Tìm A dựa vào:
[TEX]A=\sqrt{x^2+\frac{v^2}{\omega^2}}=\sqrt{\frac{2W}{k}}=\frac{v_{max}}{\omega}=\frac{a_{max}}{\omega^2} [/TEX]

Tìm [TEX]\varphi[/TEX] dựa vào thời điểm t=0
[TEX] \left{\begin{x_0=A\cos\varphi}\\{v_0=-\omega A\sin\varphi}[/TEX]

Một trong hai phương trình dùng để loại bớt nghiệm. Thường thì đó là phường trình vận tốc: v>0 thì chạy cùng chiều +, nếu v<0 thì ngược chiều +

5. Dạng 5: tìm thời gian mà vật có động năng gấp n lần thế năng

[TEX] \left{\begin{W_t=\frac{1}{2}kx^2}\\{W=\frac{1}{2}kA^2}[/TEX]

Nên

[TEX] W_d=W-W_t=\frac{1}{2}k(A^2-x^2) [/TEX]

Khi [TEX] W_d=nW_t [/TEX] thì
[TEX] \frac{1}{2}k(A^2-x^2)=nW_t=\frac{1}{2}kx^2 \rightarrow A^2-x^2=nx^2 \rightarrow x= \pm\sqrt{\frac{A}{n+1}[/TEX]

Ví dụ:
Câu1:Một con lắc lò xo khi qua vị trí k dãn k nén thì có động năng là 4mJ. Hỏi khi qua vị trí có độ dãn bằng một nữa độ dãn cực đại thì nó có động năng bằng bao nhiêu? (3mJ)

_______ solved by Rocky _______
Đi qua vị trí ko nén, ko giãn tức lò xo không biến dạng -> thế năng = 0 -> động năng max và bằng cơ năng.

W=4 (mJ)
Giả sử độ giãn cực đại là L thì
[TEX]W=\frac{1}{2}kL^2[/TEX]
Ở vị trí có độ dãn bằng nửa độ dãn max tức [TEX]\frac{L}{2}[/TEX]
[TEX]W_t=\frac{1}{2}k(\frac{L}{2})^2=\frac{1}{4}W[/TEX]
vậy
[TEX]W_d=\frac{3}{4}W=3 (mJ)[/TEX]


6. Dạng 6: Hai vật dao động điều hòa có chu kỳ T1, T2 lúc đầu cùng xuất phát một lúc, từ cùng một vị trí và cùng chiều. Tìm khoảng thời gian ngắn nhất để cả hai thằng cùng lặp lại trạng thái ban đầu.

Phương pháp:
B1: gọi n1, n2 lần lượt là số dao động toàn phần của 2 thằng để chúng có thể đạt lại trạng thái như ban đầu.
B2: khi đó [TEX] \Delta t=n_1T_1=n_2T_2 [/TEX]
Tìm n1, n2 min sẽ suy ra được [TEX] \Delta t min[/TEX]

Dạng 7: Áp dụng công thức không thời gian [TEX]A^2=x^2+\frac{v^2}{\omega^2}[/TEX]

Ví dụ:
2)con lắc lò xo đang giao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang nhẵn với biên độ A1. Đúng lức vật M đang ở vị trí biên thì một vật m có kối lượng M, chuyển động theo phương ngang với vận tốc cực đại của vật M. Biết va chạm là va chạm đàn hồi xuyên tâm, sau khi va chạm vât M tiếp tục dđđh với biên độ A2. Tìm tỉ số A2/A1

_______ solved by Rocky _______
Khi vật tới biên nó có[TEX]v=0[/TEX].
[TEX]v_{max}=\omega A_1[/TEX]

Khi thằng m lao vào nó. thì nó cung cấp một vận tốc [TEX]v=v_{max}[/TEX]
Áp dụng công thức ko thời gian:

[TEX]A_2^2=x^2+\frac{v^2}{\omega^2}=A_1^2+(\frac{\omega A}{\omega})=2A_1^2[/TEX]

Vậy [TEX]\frac{A_2}{A_1}=\sqrt{2}[/TEX]

Dạng 8: con lắc lò xo dao động chịu tác dụng của lực ma sát rất hay

Ví dụ:
1 con lắc lò xo nằm ngang.m=100g,k=10N/m,hệ số ma sát giữa con lắc và mặt bàn là 0,1 .Kéo dài con lắc đến vị trí dãn 5cm,rồi thả.Tính thời gian đến khi con lắc không biến dạng đầu tiên.

_______ solved by Rocky _______
Bài này em moi ở đâu ra vậy? cũng hại não phết, lần đầu tiên mới gặp :|

Trong khi chuyển động vật chịu tác dụng của hai lực
Lực đàn hồi: [TEX]F=-kx[/TEX]
Lực ma sát: [TEX]F=\mu mg[/TEX]

Theo định luật II Newton
[TEX]ma=-kx+\mu mg \Leftrightarrow mx\prime\prime=-\frac{k}{m}x+\mu g \Leftrightarrow x\prime\prime=-\frac{k}{m}(x-\frac{\mu mg}{k})[/TEX]

Đặt [TEX]\sqrt{\frac{k}{m}}[/TEX] và [TEX]y=x-\frac{\mu mg}{k}[/TEX] thì ta được:
[TEX]y\prime\prime+\omega^2 y=0[/TEX] (1)

PT (1) là phương trình động lực học của vật: nó cho thấy vậtdao động điều hoà với phương trình có dạng: [TEX]y=x-\frac{\mu mg}{k}=A\cos(\omega t +\varphi)[/TEX]

Suy ra:

[TEX]x=\frac{\mu mg}{k}+A\cos(\omega t +\varphi)[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow x=0,01+A\cos(10t+\varphi) (m)[/TEX]

Chọn chiều dương sao cho ban đầu vật ở biên dương (tức là lúc thả vật sẽ chạy về gố toạ độ để tới biên âm)
Ban đầu kéo ra [TEX]5 (cm)=0,05 (m)[/TEX] [TEX]v_0=x\prime(0)=0[/TEX]

Từ đó có: [TEX]A=0,04 (m)[/TEX] và [TEX]\varphi=0[/TEX]
Vậy có phương trình [TEX]x=0,01+0,04\cos(10t)[/TEX] (2)

Tuy nhiên PT (2) chỉ đúng khi vật đi từ vị trí giãn (biên dương) về tới VTCB (ko nén giãn) qua vị trí này ko còn đúng nữa vì khi đó lực ma sát và lực đàn hồi là cùng chiều, nên hợp lực ko giống như ban đầu. Nhưng bài toán của chúng ta cũng chỉ yêu cầu có thế ;)

Khi tới VTCB thì [TEX]x=0\Rightarrow 0,01+0,04\cos(10t)=0 \Rightarrow \cos (10t)=-\frac{1}{4}\Rightarrow 10t=arccos(-\frac{1}{4}) \Rightarrow t \approx 0,1823 (s)[/TEX]

Vậy là xong #:-S
p/s: thề là dạng này sẽ ko có trong đề thi năm nay :|

12/04/2011
Dạng 9: khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp động năng bằng thế năng là [TEX]\Delta t=\frac{T}{4}[/TEX]

Ví dụ:

một con lắc lò xo dao động điều hoà cứ sau 1/8s thì động năng lại bằng thế năng, Quãg đường vật đi được trong 0,75s là 24cm. CHọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Viết pt dao động của vật??/

_______ solved by Rocky _______
Anh sẽ xây dựng trường hợp tổng quát.
[TEX]W_t=\frac{1}{2}kx^2[/TEX]
[TEX]W=\frac{1}{2}kA^2[/TEX]
Nên [TEX]W_d=W-W_t=\frac{1}{2}k(A^2-x^2)[/TEX]

Động năng bằng n lần thế năng nên:
[TEX]W_d=nW_t \Leftrightarrow \frac{1}{2}k(A^2-x^2)=n\frac{1}{2}kx^2\Leftrightarrow A^2-x^2=nx^2 \Leftrightarrow x=\pm\frac{A}{\sqrt{n+1}}[/TEX]

Khi động năng bằng thế năng thì [TEX]x=\pm\frac{A}{\sqrt{2}}[/TEX]

Dùng phương pháp đường tròn ta có thể suy ra được góc quét được trong những quãng thời gian liên tiếp mà vật có động năng bằng thế năng đều là [TEX]\frac{\pi}{2}[/TEX] như:

1. Đoạn từ B->A rồi từ A lại về B
2. Đoạn từ B->C
....
picture.php

Trong 1 chu kỳ có 4 lộ trình như vậy. Ta có [TEX]\omega t=\frac{\pi}{2} \Leftrightarrow \frac{2\pi}{t}\Delta t=\frac{\pi}{2} \Leftrightarrow \Delta t= \frac{T}{4}[/TEX]

Vậy khoảng tg giữa 2 gần nhau nhất vật có động năng = thế năng là: [TEX]\frac{T}{4}[/TEX]

Áp dụng vào bài của em:

[TEX]T=0,5 (s) \Rightarrow \omega=4\pi (rad/s)[/TEX]
[TEX]\Delta = 0,75 (s)=1,5T \Rightarrow S=1,5.4A=24 (cm) \Rightarrow A=4 (cm)[/TEX]

Gốc thời gian là lúc vật qua VTCB theo chiều âm nên [TEX]x=0[/TEX] và [TEX]v<0 \Rightarrow \varphi=\frac{\pi}{2}[/TEX]

Vậy phương trình dao động: [TEX]x=A\cos(4\pi t+\frac{\pi}{2}) (cm)[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Con lắc đơn

DAO ĐỘNG CƠ​

Phần 2: Con lắc đơn


Dạng 1: Con lắc đơn trong thang máy chuyển động có gia tốc

thưa thầy và các bạn !
vấn đề là giờ em đang cần cách gải bằng các công thức tính nhanh nhất dạng bài con lắc đơn treo trên thang máy nếu ai biết chỉ mình với thanhk chứ giải kiểu tự luận lâu lắm :D:D
_______ solved by Rocky _______
Có nhiều dạng lắm nhưng cốt lõi là em phải tìm được gia tốc tổng hợp [TEX]=\vec{g\prime}=\vec{g}+\vec{a}[/TEX] của con lắc. Trong đó [TEX]g[/TEX] là gia tốc trọng trường, [TEX]a[/TEX] là gia tốc của thang máy. Có hai trường hợp.

1. Nếu [TEX]g[/TEX] và [TEX]a[/TEX] cùng chiều thì [TEX]g\prime=g+a[/TEX]
2. Nếu [TEX]g[/TEX] và [TEX]a[/TEX] ngược chiều thì [TEX]g\prime=g-a[/TEX]​

Còn [TEX]\omega[/TEX] tính như bình thường (nhưng theo [TEX]g\prime[/TEX])

[TEX]\omega=\sqrt{\frac{g\prime}{l}}[/TEX]

Dạng 2: Con lắc đơn dao động ở độ cao h hoặc độ sâu d

Ở độ cao [TEX]h[/TEX]: [TEX]g\prime=g(\frac{R}{R+h})^2[/TEX]
Ở độ sâu [TEX]d[/TEX]: [TEX]g\prime=g\frac{R-d}{R}[/TEX]

Ví dụ:

một đồng hồ quả lắc chạy đúng tại một nơi trên mặt đất. người ta đưa đồng hồ từ mặt đất lên độ cao h=5km, bán kính trái đất R=6400km (coi nhiệt độ không đổi). mỗi ngày đêm đồng hồ đó chạy:
a, nhanh 68s b, chậm 68s c, nhanh 34s d, chậm 34s.
_______ solved by Rocky _______

Chạy đúng: [TEX]t=2\pi\sqrt{\frac{l}{g}}[/TEX]
Chạy sai: [TEX]T\prime=2\pi\sqrt{\frac{l}{g\prime}}[/TEX] với [TEX]g\prime=g(\frac{R}{R+h})^2[/TEX]

Tỷ số: [TEX]\frac{T\prime}{T}=\sqrt{\frac{g}{g\prime}}=\frac{R+h}{R}>1[/TEX] nên đồng hồ chạy chậm.

Một ngày đêm sẽ chậm [TEX]\Delta t= 24.60.60.\mid\frac{T\prime}{T}-1\mid=67,45 (s)\approx68(s)[/TEX]

Đáp án A.

13/04/2011
Dạng 3: Con lắc đơn trùng phùng

Ví dụ

Bài 2: hai con lắc cóc chiều dài lo, l ( l < lo) chu kì con lắc có chiều dài lo là 2s. Quan sát hai con lắc dao động và nhận thấy cứ sau thời gian ngắn nhất 200s thì hai con lắc lại đi qua vị trí cân bằng cùng một lúc theo cùng một chiều. CHu kì con lắc có chiều dài l là?

_______ solved by Rocky _______
Gọi con lắc dài [TEX]l[/TEX] có [TEX]\omega[/TEX], con lắc dài [TEX]l_0[/TEX] có [TEX]\omega_0[/TEX]

Khi hai con lắc đi qua VTCB & cùng chiều thì nó cùng pha, giải sử thời điểm ba đầu chúng cùng đi qua VTCB, cùng chiều. Lần trùng phùng gần nhất cách đó 1 khoảng là t thì tại thời điểm t chúng cũng phải cùng pha ->
[TEX]\omega t=\omega_0 t + k2\pi \Rightarrow \frac{2\pi}{T}t=\frac{2\pi}{T_0}t +2k\pi \Rightarrow \frac{1}{T}-\frac{1}{T_0}=\frac{k}{t}[/TEX] (1)

Do hai lần trùng phùng liên tiếp nên [TEX]k=1[/TEX] hoặc [TEX]k=-1[/TEX], nhưng do [TEX]l<l_0[/TEX] nên [TEX]T<T_0[/TEX] vậy [TEX]k=1[/TEX]

Thay các số: [TEX]T=2(s)[/TEX], [TEX]t=200 (s)[/TEX], [TEX]k=1[/TEX] vào phương trình (1) thì được: [TEX]T_0\approx 1,98 (s)[/TEX]

26/04/2011
.
Một con lắc đồng hồ được coi như 1 con lắc đơn có chu kì dao động T = 2s, vật nặng có khối lượng m = 1kg.
Biên độ góc dao động lúc đầu là anpha_o = 5 độ
. Do chịu tác dụng của một lực cản không đổi FC = 0,011(N) nên nó chỉ dao động
được một thời gian t(s) rồi dừng lại. Xác định t.
A: t = 20s B: t = 80s C: t = 40s D: t = 10s

anh rocky giải chi tiết giúp e bài này nhé
_______ solved by Rocky _______
43.png


Ban đầu năng lượng con lắc: [TEX]W_0=mgl(1-\cos\alpha_0)\approx \frac{1}{2}mgl\alpha_0^2[/TEX] (do [TEX]\alpha_0[/TEX] nhỏ, chú ý là đo bằng rad nhé)

Sau nửa chu kỳ đầu thì biên độ góc mới là [TEX]\alpha_1 (\alpha_1 <\alpha_0)[/TEX]. Năng lượng mới là [TEX]W_1=\frac{1}{2}mgl\alpha_1^2[/TEX]

Độ giảm cơ năng: [TEX]\Delta W= W_0-W_1=\frac{1}{2}mgl(\alpha_0^2-\alpha_1^2)[/TEX] (1)

Công của lực cản sau nửa chu kỳ đầu tiên: [TEX]W_c=F_c.S=F_cl(\alpha_0+\alpha_1)[/TEX] (2)

Từ (1) và (2) ta có: [TEX]\frac{1}{2}mgl(\alpha_0^2-\alpha_1^2)=F_cl(\alpha_0+\alpha_1)[/TEX]

Sử dụng hằng đẳng thức: [TEX]a^2-b^2=(a-b)(a+b)[/TEX]. Rồi biến đổi linh tinh, cuối cùng rút ra:
[TEX]\alpha_0-\alpha_1=\frac{2F_c}{mg}[/TEX]

Đó là độ giảm biên độ góc sau nửa chu kỳ dao động -> thực hiện cả 1 chu kỳ dao động nó sẽ giảm

[TEX]\Delta \alpha =\frac{4F_c}{mg}[/TEX]

Vật dừng lại khi tổng độ giảm biên độ góc = [TEX]\alpha_0[/TEX]. Nên số chu kỳ vật thực hiện được cho đến khi dừng hẳn là:

[TEX]N=\frac{\alpha_0}{\Delta \alpha}=\frac{mg\alpha_0}{4F_c}\approx 19,833\approx 20[/TEX] chu kỳ. Vậy [TEX]t=40 (s)[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

DAO ĐỘNG CƠ​

Phần 3: Tổng hợp dao động


Sơ lược về lý thuyết:

Giả sử có hai dao động đh cùng phương cùng tần số là x1, x2
[TEX] x_1=A_1\cos(\omega t+\varphi_1) [/TEX]
[TEX] x_2=A_2\cos(\omega t+\varphi_2) [/TEX]​

Độ lệch pha

[TEX] \Delta\varphi=\varphi_1-\varphi_2 [/TEX]
Nếu [TEX] \Delta\varphi>0[/TEX]: x1 sớm pha hơn x2
Nếu [TEX] \Delta\varphi<0[/TEX]: x1 trễ pha hơn x2​

Dao động tổng hợp sẽ là
[TEX] x=A\cos(\omega t+\varphi) [/TEX]​
với
[TEX] A^2=A_1^2+A_2^2+2A_1A_2\cos\Delta\varphi[/TEX]
[TEX] \tan\varphi=\frac{A_1\sin\varphi_1+A_2\sin\varphi_2}{A_1\cos\varphi_1+A_2\cos\varphi_2}[/TEX]​

Nếu [TEX] \Delta\varphi=2k\pi [/TEX] : x1, x2 cùng pha [TEX]\rightarrow A_{max}=A_1+A_2[/TEX]
Nếu [TEX] \Delta\varphi=(2k+1)\pi[/TEX]: x1, x2 ngược pha [TEX] \rightarrow A_{min}=\mid A_1-A_2\mid [/TEX]​

Chú ý: khi biết một dao động thành phần [TEX] x_1=A_1\cos(\omega t+\varphi_1) [/TEX] và dao động tổng hợp [TEX] x=A\cos(\omega t+\varphi)[/TEX] thì có thể suy ra dao động thành phần còn lại
[TEX] A_2^2=A^2+A_1^2-2AA_1\cos(\varphi - \varphi_1) [/TEX]
[TEX] \tan\varphi_2=\frac{A\sin\varphi- A_1\sin\varphi_1}{A_1\cos\varphi_1-A_1\cos\varphi_1} [/TEX]

Ví dụ:
một vật thực hiện hai dao động điều hòa với phương trình
x1 = 6cos(5πt + π/3)
x2= 8cos(5πt + 4π/3)
phương trình dao động tổng hợp là?

giúp mình bài này với, thức ra là bài này ko khó nhưng mình ko hiểu vì sao pha dao động của phương trình tổng hợp lại là (5πt + 4π/3)? mà không phải (5πt + π/3)
mọi người giải thích dùm mình với ( nếu không ăn tết ko nổi quá!)
Bài này chỉ cần tìm A mới và [TEX]\varphi[/TEX] mới, còn[TEX] \omega [/TEX] vẫn là[TEX] 5\pi[/TEX]

Tính A:

[TEX]\Delta\varphi=\pi[/TEX]
[TEX]A^2=A_1^2+A_2^2+2A_1A_2\cos\Delta\varphi=2 (cm)[/TEX]
Hoặc có thể nhận xét hai thằng này là dao động ngược pha nên [TEX]A=\mid A_1 - A_2\mid=2[/TEX]

Tính [TEX]\varphi[/TEX]
[TEX]\tan\varphi=\frac{A_1\sin\varphi_1+A_2\sin\varphi_2}{A_1\cos\varphi_1+A_2\cos\varphi_2}=\sqrt{3} \rightarrow \varphi=\frac{\pi}{3}[/TEX]

16/04/2011

Hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình dao động [TEX]x_1[/TEX]=[TEX]A_1[/TEX]cos([TEX]\omega[/TEX]t+ [TEX]\pi[/TEX]/3)cm và [TEX]x_2[/TEX]=[TEX]A_2[/TEX]cos([TEX]\omega[/TEX]t - [TEX]\pi[/TEX]/2 cm. Phương trình dao động tổng hợp là: x= 6cos([TEX]\omega[/TEX]t +[TEX]\varphi[/TEX]) cm. Biên độ [TEX]A_1[/TEX] thay đổi được. Thay đổi [TEX]A_1[/TEX] để [TEX]A_2[/TEX] có giá trị lớn nhất. Tìm [TEX]A_2max[/TEX]

mình làm bài này ko giống đáp án với thầy, mọi người giải dùm xem sao

Bài này theo cách của anh thì áp dụng định lý hàm số sin trong tam giác.
1. Nhắc lại định lý hàm số sin trong tam giác ABC. Các em nhìn hình vẽ:
33.png


2. Áp dụng vào bài tập này. Hình vẽ:
34.png


Như vậy đáp án là [TEX]A_{2max}=12 (cm)[/TEX][/SIZE]
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Dao động tắt dần

DAO ĐỘNG CƠ​

Phần 4: Dao động tắt dần và các vấn đề khác


Dạng 1: Tính số lần dao động qua VTCB của con lắc cho tới khi dừng hẳn.
Khi chịu tác dụng của ngoại lực F, con lắc dao động tắt dần. Sau N chu kỳ nó sẽ dừng. N được tính theo công thức:
[TEX]N=\frac{kA_0}{4.F}[/TEX]

Ví dụ:
Anh Rocky cho e hỏi xíu:
1 con lắc lò xo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 100N/m, 1 đầu cố định, 1 đầu gắn vật nặng khối lượng m = 0,5kg. Ban đầu kéo vật theo phương thẳng đứng khỏi VTCB 5cm rồi buông nhẹ cho dao động. Trong quá trình dao động vật luôn chịu tác dụng của lực cản có độ lớn bằng 1/100 trọng lực tác dụng lên vật. Coi biên độ của vật giảm đều trong từng chu kỳ, [TEX]g=10(m/s^2)[/TEX]. Số lần vât qua VTCB kể từ khi thả vật đến khi nó dừng hẳn là:
A. 25
B. 50
C. 75
D. 100

_______ solved by Rocky _______
Giả sử ban đầu vật có biên độ [TEX]A_0[/TEX], sau nửa chu kỳ đầu do tắt dần nên nó dao động với [TEX]A_1<A_0[/TEX]. Phần năng lượng giảm là để thắng công của lực ma sát.
[TEX]\frac{1}{2}kA_0^2-\frac{1}{2}kA_1^2=F.s=F(A_0+A_1)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{1}{2}k(A_0+A_1)(A_0-A_2)=F(A_0+A_1)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \Delta A=A_0-A_1=\frac{2F}{k}[/TEX]

Tương tự, sau khi thực hiện nốt nửa chu kỳ sau thì vật còn lại [TEX]A_2[/TEX] ta cũng có:
[TEX]A_1-A_2=\Delta A=\frac{2F}{k}[/TEX]

........ vân vân và mây mây ......... rút cục

[TEX]A_0-A_{2N}=\frac{4NF}{k}[/TEX]

Sau N chu kỳ vật dừng lại thì [TEX]A_{2N}=0\Rightarrow N=\frac{kA_0}{4.F}=\frac{kA_0}{4\mu mg}[/TEX]

Mỗi chu kỳ vật qua VTCB 2 lần -> Vậy số lần nó qua VTCB là 2N.

Áp dụng vào bài của em có: [TEX]2N=2.25=50[/TEX] (lần)
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

SÓNG CƠ + SÓNG ÂM​

Phần 1: Sóng cơ + giao thoa


Sơ lược lý thuyết.

1. Phương trình sóng
Tại nguồn: [tex]u_0=U_0 A\cos(\omega t)[/tex]

Tại M cách nguồn khoảng d trên phương truyền sóng:

Nếu truyền theo chiều dương: [tex]u_M=A_Mcos(\omega t - \frac{2\pi d}{\lambda})[/tex]
Nếu truyền theo chiều âm: [tex]u_M=A_Mcos(\omega t + \frac{2\pi d}{\lambda})[/tex]

2. Giao thoa sóng từ hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau khoảng L.

Giả sử M cách hai nguồn S1, S2 là d1, d2 có PT sóng:
[tex]u_{1}=a\cos(\omega t + \varphi_1)[/tex]
[tex]u_{2}=a\cos(\omega t + \varphi_2)[/tex]​
Pt sóng tại M do S1, S2 truyền đến là:
[tex]u_{1M}=a\cos(\omega t - \frac{2\pi d_1}{\lambda}+\varphi_1)[/tex]
[tex]u_{2M}=a\cos(\omega t - \frac{2\pi d_2}{\lambda}+\varphi_2)[/tex]​
Tổng hợp lại
[tex]u_M=2a\cos(\frac{\pi(d_1-d_2)}{\lambda}+\frac{\Delta\varphi}{2})cos(\omega t-\frac{\pi(d_1+d_2)}{\lambda}+\frac{\varphi_1 + \varphi_2}{2}[/tex]​
Hai nguồn đồng bộ (cùng pha)
Điểm dao động cực đại khi [tex]d_1-d_1=k\lambda[/tex]
Hai nguồn ngược pha
Điểm dao động cực đại khi [tex]d_1-d_1=(2k+1)\frac{\lambda}{2}[/tex]​

Ví dụ
có 2 nguồn sóng ngang S1,S2 trên mặt nước và cách nhau 6.5cm. Dao động có pt: [TEX]u_1=5\cos 50\pi t[/TEX] và [TEX]u_2= 3\cos 50 \pi t[/TEX], tốc độ lan tỏa là 50cm/s. Tìm pt tổng hợp sóng tại M cách S1S2 khoảng 3,75cm.

_______ solved by Rocky _______
Theo giả thiết:

[TEX]u_1=5\cos(50\pi t)[/TEX]
[TEX]u_1=3\cos(50\pi t)[/TEX]

[TEX]T=0.04 (s)[/TEX]
[TEX]\lambda=vT=2 (cm/s)[/TEX]

Sóng tại M do [TEX]u_1, u_2[/TEX] truyền đến là (d trong biểu thức là 3.75 cm)

[TEX]u_{1M}=5\cos(50\pi t-\frac{2\pi d}{\lambda})=5\cos(50\pi t - \frac{15\pi}{4})[/TEX]
[TEX]u_{2M}=3\cos(50\pi t- \frac{2\pi d}{\lambda})=5\cos(50\pi t - \frac{15\pi}{4})[/TEX]

Hai thằng này tổng hợp với nhau như bình thường. Nhưng do chúng cùng pha nên

[TEX]A=A_1+A_2=8[/TEX]
[TEX]\varphi=\varphi_1=\varphi_2=\frac{15\pi}{4}[/TEX]

Các dạng bài tập.

Dạng 1: Xác định điểm dao động cực đại, cực tiểu trong giao thoa hai nguồn kết hợp: đồng pha, ngược pha, vuông pha.
Rocky đưa ra đây công thức cho các TH giao thoa sóng :)

Nguồn 1: [TEX]x=A\cos(\omega t)[/TEX]
Nguồn 2: [TEX]x=A\cos(\omega t+\varphi[/TEX]
[TEX]\Delta \varphi=\varphi_1-\varphi_2[/TEX]


Chú ý số điểm cực đại, cực tiểu ở đây KHÔNG TÍNH HAI NGUỒN.

1. Hai nguồn cùng pha (đồng bộ) ([TEX]\Delta\varphi=k2\pi[/TEX])


M dao động cực đại khi [TEX]d_2-d_1=k\lambda[/TEX]
M dao động cực tiểu khi [TEX]d_2-d_1=(2k+1)\frac{\lambda}{2}[/TEX]
Số điểm cực đại xác định từ công thức: -[TEX]\frac{1}{\lambda}<k<\frac{1}{\lambda}[/TEX]
Số điểm cực tiểu xác định từ công thức: -[TEX]\frac{1}{\lambda}<k+\frac{1}{2}<\frac{1}{\lambda}[/TEX]

2. Hai nguồn ngược pha pha ([TEX]\Delta\varphi=(2k+1)\pi[/TEX])
Ngược lại với đồng pha:

M dao động cực đại khi [TEX]d_2-d_1=(k+\frac{1}{2})\frac{\lambda}{2}[/TEX]
M dao động cực tiểu khi [TEX]d_2-d_1=k\lambda[/TEX]
Số điểm cực đại xác định từ công thức: -[TEX]\frac{1}{\lambda}<k+\frac{1}{2}<\frac{1}{\lambda}[/TEX]
Số điểm cực tiểu xác định từ công thức: -[TEX]\frac{1}{\lambda}<k<\frac{1}{\lambda}[/TEX]

3. Hai nguồn vuông pha ([TEX]\Delta\varphi=k2\pi+\frac{\pi}{2}[/TEX])

Biên độ của M là: [TEX]A_M=2A\mid\cos(\frac{\pi(d_2-d_1)}{\lambda}-\frac{\pi}{4})\mid[/TEX]
Vậy:

M dao động cực đại khi [TEX]d_2-d_1=(k+\frac{1}{4})\lambda[/TEX]
M dao động cực tiểu khi [TEX]d_2-d_1=(k+\frac{3}{4})\lambda[/TEX]
Số điểm cực đại xác định từ công thức: -[TEX]\frac{1}{\lambda}<k+\frac{1}{2}<\frac{1}{\lambda}[/TEX]
Số điểm cực tiểu xác định từ công thức: -[TEX]\frac{1}{\lambda}<k-\frac{1}{2}<\frac{1}{\lambda}[/TEX]

Chứng minh gõ hơi dài nhưng rất đơn giản, mọi người có thể tự xây dựng được. Rocky nói qua cách xây dựng như sau:

B1: Lập phường trình sóng tới tại M do hai nguồn theo công thức: [TEX]u_M=A\cos(\omega t +\varphi -\frac{2\pi}{\lambda})[/TEX]

B2: Tổng hợp hai thằng này, theo lượng giác -> biểu thức của biên độ
[TEX]A_M= ...[/TEX] cái gì gì đấy nhưng có chứa một cái [TEX]\cos (....)[/TEX] (trong dấu ngoặc có chứa hiệu [TEX]d_2-d_1[/TEX], các em cứ viết ra là thấy :) )

B3: Biện luận
Dao động cực đại -> biên độ max -> [TEX]\cos (...) =\pm 1[/TEX] ->[TEX]\sin (...)=0[/TEX] -> [TEX](...)=k\pi[/TEX]

Giản ước hết [TEX]\pi[/TEX] rồi rút [TEX]d_2-d_1[/TEX] là ra.

Dao động cực tiểu làm tương tự nhưng chú ý: [TEX]\cos (...)=0[/TEX] -> [TEX](...)=\frac{\pi}{2}+k\pi[/TEX]

Ví dụ:

Trên mặt nước có 2 nguồn kết hợp S1,S2 dao động theo phương trình lần lượt u1=acos(50pi*t+pi/2) cm, u2=acos(50pi*t) cm. vận tốc truyền song 1m/s. hai điểm P, Q thuộc hệ vân giao thoa,voi PS1-PS2=5cm, QS1-QS2=7cm. hỏi P,Q nằm trên đường cực đại hay cực tiểu ???
A. P cực đại, Q cực tiểu
B. P cực tiểu, Q cực đại
C. P, Q thuộc cực tiểu
D.P,Q thuộc cực đại.
_______ solved by Rocky _______
Ốp lý thuyết trên vào bài này ta được:

Hai nguồn vuông pha.
[TEX]\lambda=vT=4 (cm)[/TEX]

Với P: [TEX]PS_1-PS_2=5cm=(1+\frac{1}{4})\lambda[/TEX] -> cực đại
Với Q: [TEX]QS1-QS2=7cm=(1+\frac{3}{4})\lambda[/TEX]-> cực tiểu

Dạng 2: Dao động của các phần tử vật chất trong sóng dọc

Chú ý: phương dao động của các phần tử vật chất trùng với phương truyền sóng
Ví dụ:
Bài 1: Sóng dọc truyền trong một môi trường đàn hồi có bước sóng [tex]\lambda[/tex] = 0,2m. A và B là hai phần tử của môi trường nằm trên cùng một phương truyền sóng, khi chưa có sóng truyền qua chúng cách nhau 0,1m. Biết biên độ sóng là 2cm. Khoảng cách gần nhất giữa hai phần tử A và B trong quá trình dao động là:

A. 10cm
B. 12cm
C. 8cm
D. 6cm

_______ solved by Rocky _______
Em chú ý đây là sóng dọc. Vì vậy phương dao động của các phần tử vật chất trùng với phương truyền sóng.

Theo giả thiết thì vật chất tại hai điểm A, B dao động ngược pha (vì cách nhau nửa bước sóng). Nên với chiều dương quy ước như hình vẽ thì vật chất tại A và B sẽ gần nhau nhất khi thằng ở A chạy đến biên dương còn thằng ở B chạy về biên âm (chúng chạy về phía nhau). Vậy khoảng cách gần nhau nhất trong quá trình dao động là [TEX]d_{min}=10-2.A=6 (cm)[/TEX]
picture.php

p/s: từ hình trên ta cũng dễ dàng suy ra khoảng cách xa nhất sẽ là 14 (cm) (chúng dạt ra xa nhau)

Dạng 3:Tìm số vân cực đại trên đường chéo hình vuông có một cạnh là đoạn thẳng nối hai nguồn
ở mặt thoáng của một chất lỏng co hai nguồn kết hợp A và B ngược pha cách nhau 20cm. tần số góc =40pi , tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s.Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm giao động với biên độ cực đại trên đoạn BM bao nhiêu?

_______ solved by Rocky _______
Bài này làm như sau:

[TEX]\lambda=vT=1,5 (cm)[/TEX]
Hai nguồn là ngược pha nên
+vân cực đại thỏa mãn: [TEX]d_2-d_1=(k+\frac{1}{2})\lambda[/TEX]
+vân cực tiểu thỏa mãn: [TEX]d_2-d_1=k\lambda[/TEX]
vậy cả vân trung tâm và cả hai nguồn đều là cực tiểu.

19.png


Xét trên đoạn AB: số vân cực đại tính theo: [TEX]{-}\frac{AB}{\lambda}\leq k+\frac{1}{2}\leq \frac{AB}{\lambda} \Rightarrow -13,83 \leq k \leq 12,83[/TEX].

Vậy giữa đoạn AB có 26 vân cực đại ứng với [TEX]k= -13, \pm 12, \pm 11, ... , 0[/TEX] Phân bố mỗi bên là 13 vân.

Nhận thấy từ hình vẽ, số điểm cực đại trên đoạn BI chính bằng trên đoạn BO tức 13 vân. Nhưng trên đoạn IM thì ko bằng trên AO.

Tính nốt xem trên MI có bao nhiêu vân. Ta có [TEX]\mid MA-MB\mid =20(\sqrt{2}-1)\approx 8,284 (cm) \Rightarrow \frac{MA-MB}{\lambda}\approx 5,52[/TEX]

Có [TEX]5+\frac{1}{2}<5,52<6[/TEX] tức M ko phải điểm dao động cực đại nhưng nằm giữa vân cực đại bậc 6 (vân cực đại bậc 1 có k=0) và vân cực tiểu bậc 6 (vân trung tâm k=0 là vân cực tiểu bậc 0)

Vậy giữa M và đường trung trực của AB có thêm 6 vân cực đại nữa ứng với [TEX]k=0, 1, ... , 5[/TEX] nên Tổng cộng có [TEX]6+13=19[/TEX] (vân)

13/04/2011
Dạng 4: Khoảng cách của vân cực tiểu gần nhất với một điểm nằm trên trung trực hai nguồn

Ví dụ:

Trong TN giao thoa với 2 nguồn phát sóng giống nhau A, B trên mặt nước. Khoảng cách 2 nguồn là AB = 16cm. Hai sóng truyền đi có bước sóng là 4cm. Trên đường thẳng xx' song song AB, cách AB khoảng 8cm, gọi C là giao điểm của xx' với đường trung trực của AB. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực tiểu nằm trên xx' là:
A. 1,42cm
B. 1,5cm
C. 2,15cm
D. 2,25cm
P/S: cái này ko bít cách nhìu cách làm ko, ai bít thì cùng thảo luận nhé

_______ solved by Rocky _______
Em xem hình vẽ nhé
21.png

Giả sử M là điểm dao động cực tiểu gần nhất trên xx' vơi giao điểm C của trung trực AB với xx'. Khoảng cách MC là y.

Áp dụng pitago:
Cho tam giác MHA -> [TEX]MA^2=MH^2+AH^2=8^2+(8-y)^2[/TEX]
Cho tam giác MHB -> [TEX]MB^2=MH^2+BH^2=8^2+(8+y)^2[/TEX]

Vậy:

[TEX]MA=\sqrt{8^2+(8-y)^2}[/TEX]
[TEX]MB=\sqrt{8^2+(8+y)^2}[/TEX]

Do M cực tiểu nên [TEX]MB-MA=(k+\frac{1}{2})\lambda[/TEX]. do là cực tiểu gần nhất nên k=0, tức [TEX]MB-MA=2[/TEX]

Vậy: [TEX]\sqrt{8^2+(8+y)^2}-\sqrt{8^2+(8-y)^2}=2[/TEX]

Giải ra được [TEX]y=1,42 (cm) \Rightarrow A[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Sóng dừng

SÓNG CƠ + SÓNG ÂM​

Phần 2: Sóng dừng

Dạng 1: Dao động của các phần tử vật chất trong sóng dọc

Bài 2: Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo sóng dừng trên dây với tần số bé nhất là f1. Để lại có sóng dừng, phải tăng tần số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ số f2/f1 bằng:

A. 2
B. 4
C. 6
D. 3

Cảm ơn đã giải giùm :)

_______ solved by Rocky _______
Bài này anh cũng ko biết là đề cho hai đầu cố định hay 1 đầu là nút một đầu là bụng :-/ nhưng theo cách nói của đề "Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định" thì có vẻ 1 đầu là bụng 1 đầu là nút. Nếu vật ta làm như sau:

[TEX]l=(2k+1)\frac{\lambda}{4}=(2k+1)\frac{v}{4f} \Rightarrow f=(2k+1)\frac{v}{4l}[/TEX]
Vậy:

[TEX]f_1=(2k_1+1)\frac{v}{4l}[/TEX]
[TEX]f_1[/TEX] nhỏ nhất khi [TEX]k=0\Rightarrow f_1=\frac{v}{4l}[/TEX]​

[TEX]f_2=(2k_2+1)\frac{v}{4l}[/TEX]
[TEX]f_2[/TEX] nhỏ nhì tiếp theo khi [TEX]k=1\Rightarrow f_1=\frac{3v}{4l}[/TEX]​

Vậy: [TEX]\frac{f\prime}{f}=3[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

SÓNG CƠ + SÓNG ÂM​

Phần 3: Sóng âm và các vấn đề liên quan đến âm


Dạng 1: âm và hoạ âm
Nhờ anh giảng cho em mấy bài này ạ .
Câu 1: Một nhạc cụ phát ra âm có tần số âm cơ bản là f =240 (Hz) . Một ngươi có thể nghe âm có tần số cao nhất là 18000 Hz . Tần số âm cao nhất người này nghe được do dụng cụ này phát ra là :
A. 18000Hz B. 17850 Hz C.17640 Hz D. 17000Hz

_______ solved by Rocky _______
Một sóng âm phát ra âm cơ bản có tần số f thì nó sẽ phát kèm các họa âm có tần số 2f, 3f, ..., kf. Tần số max mà người nghe được ứng với k max, nhưng phải [TEX]\leq 18000[/TEX]

Có [TEX]kf\leq 18000 \Rightarrow k\leq \frac{18000}{240}=75[/TEX] (nguyên) Vậy tai người có thể nghe được âm có f max = 18000(Hz)
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Điện xoay chiều

ĐIỆN XOAY CHIỀU​

Phần 1: Mạch điện RLC không phân nhánh


Dạng 1: Biểu thức hiệu điện thế đặc biệt [TEX]u=U_0\cos(\omega t +\varphi)+U_1[/TEX]

Khi đó hiệu điện thế hiệu dụng [TEX]U[/TEX] được xác định bởi: [TEX]U^2=\frac{U_0^2}{2}+U_1^2 (1)[/TEX]

Ví dụ:

4.Đặt vào đầu mạch 3 phần tử R=Zl=100 và Zc=200 một nguồn điện tổng hợp có biểu thức [TEX]u=100\sqrt{2}cos(100.\pi t +\frac{\pi}{4}) +100(V) [/TEX]. Tính công suất toả nhiệt trên điện trở.

_______ solved by Rocky _______
Bài này em phải xây dựng công thức. Trong TH tổng quát:
Nếu : [TEX]u=U_0\cos(\omega t +\varphi)+U_1[/TEX] thì HDT hiệu dụng [TEX]U[/TEX] được xác định bởi: [TEX]U^2=\frac{U_0^2}{2}+U_1^2 (1)[/TEX]

Giá trị hiệu dụng của 1 tập hợp N giá trị [TEX]\{x_1,x_2, ... ,x_N\}[/TEX]được tính bởi:
[TEX]x_{\mathrm{hd}} =\sqrt {{1 \over N} \sum_{i=1}^{N} x_i^2} =\sqrt {{x_1^2 + x_2^2 + \cdots + x_N^2} \over N}[/TEX]

Còn nếu f(t) là 1 hàm số xác định trong khoảng [TEX]T = [T_1, T_2][/TEX], nếu f(t) là hàm tuần hoàn thì T là mọi khoảng xác đình của nó, giá trị hiệu dụng được tính theo:
[TEX]f_{\mathrm{hd}} = \sqrt {{1 \over {T_2-T_1}} {\int_{T_1}^{T_2} {[f(t)]}^2\, dt}}[/TEX]

Bây giờ xét với hàm [TEX]f(t)=U_0\cos(\omega t+\varphi)+U_1[/TEX], tính ra giấy (gõ Latex cái này lâu lắm, em thông cảm :) ) cuối cùng sẽ thu được [TEX]U^2=\frac{U_0^2}{2}+U_1^2[/TEX]

Vậy bài của em có
[TEX]U=100\sqrt{2}[/TEX]
[TEX]Z=100\sqrt{2}[/TEX]

Nên [TEX]I=1 (A) \Rightarrow P=I^2R=100 (W)[/TEX]

Ví dụ 2:

_______ solved by Rocky _______
Hi,em sẽ rút kinh nghjệm .Lần sau kêu luôn anh rocky.EM còn câu 2 đó anh trả lời nốt cho em ví.

cho em hỏi luôn câu này (ai làm dc hộ mình thì làm nhé)
Một mạch điện R,L nối tiếp có L=0.318H ;R=100 W,mắc vào 2 đầu đoạn mạch một hiệu điện thế [tex]U=400cos^2(50\pi t)[/tex]
xác định cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.

Quy trình làm như sau
1. Viết lại [TEX]u[/TEX] như sau (dùng hạ bậc trong lượng giác): [TEX]u=400\cos^2 (50\pi t)=200+ 200\cos(100\pi t)[/TEX]

2. Tính [TEX]U[/TEX] hiệu dụng theo cộng thức [TEX]U^2=\frac{U_0^2}{2}+U_1=\frac{200^2}{2}+200^2 \Rightarrow U=200\sqrt{\frac{3}{2}}[/TEX]

3. Tính trở kháng: chú ý [TEX]\omega=100\pi[/TEX]
[TEX]Z_L=R=100 \Rightarrow Z=100\sqrt{2}[/TEX]

4. Tính [TEX]I=\frac{U}{Z}=\sqrt{3} (A)[/TEX][

Dạng 2: sử dụng giản đồ vector để giải toán (đặc biệt là những bài liên quan đến độ lệch pha)

một đoạn mạch xoay chiều có dạng:---(C)---(r)----(L,R)----
gồm 1 tụ C.cuộn cảm có điện trở R.và điện trở r.2 đầu là 2 iểm A và B(A ở đầu tụ C)điểm E nằm giữa r và L.
biết hiệu điện thế U(AE) và U(EB) lệch pha nhau 90 độ.tìm mối liên hệ R,r,L,C
A:C=LxRxr
B:R=CxrxL
C:L=CxRxr
D:r=CxRxL
(mình không vẽ dk mạch điện nên các bạn thông cảm cho mình nha!nếu bạn nào không hiểu thì liên lạc cho mình vs nich Yahoo nhớ:mr.truong_handsome_vodoi_93).cảm ơn nhiều!)

_______ solved by Rocky _______
Bạn này có cách vẽ hình mạch điện sáng tạo ghê ;)

Anh vẽ lại hình cho dễ nhìn nhé

picture.php


Bây giờ xét giản đồ vector

picture.php


Ta chú ý hai góc x bằng nhau. Tính tanx theo 2 cách
[TEX]\tan x=\frac{U_L}{U_R}=\frac{R}{Z_L}[/TEX]
[TEX]\tan x=\frac{U_C}{U_r}=\frac{Z_C}{r}[/TEX]

Vậy có [TEX]\frac{R}{Z_L}=\frac{Z_C}{r}\Rightarrow R.r=\frac{L}{C}\Rightarrow L=R.r.C[/TEX]

13/04/2011
Dạng 3:Cực trị trong mạch RLC[/TEX]

a. Mạch có L biến thiên: [TEX]U_{L max}=\frac{U\sqrt{R^2+Z_C^2}}{R}[/TEX] khi [TEX]Z_L=\frac{R^2+Z_C^2}{Z_C}[/TEX]

b. Mạch có C biến thiên: [TEX]U_{C max}=\frac{U\sqrt{R^2+Z_L^2}}{R}[/TEX] khi [TEX]Z_C=\frac{R^2+Z_L^2}{Z_L}[/TEX]

c. Mạch có cộng hưởng điện: [TEX]Z_L=Z_C\Rightarrow\omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Ba pha

ĐIỆN XOAY CHIỀU​

Phần 2: Máy điện - Dòng ba pha - Mấy vấn đề linh tinh khác

Dạng 1: sử dụng công thức cơ bản của máy phát điện [TEX]f=\frac{np}{60}[/TEX]

Ví dụ:
1> Một máy phát điện xoay chiều một pha phát ra dòng điện có f=60Hz. Để duy trì hoạt động của một thiết bị kĩ thuật ( chi hoạt động với dòng dien co f=60Hz) . Nếu thay roto của nó bằng 1 roto khác có nhiều hơn 1 cặp cực thì số vòng quay của roto trong 1 giờ thay đổi 7200 vòng. Tính số cặp cực của roto cũ.
A.5 B.10 C.15 D.4

_______ solved by Rocky _______
Thay đổi 7200 vòng/h tức 120 vòng/ phút

Theo bài [TEX]f=\frac{n_1p_1}{60}=\frac{n_2p_2}{60}=60[/TEX]

Suy ra:

[TEX]n_1p_1=n_2p_2=3600[/TEX]

Thay thế bởi roto nhiều hơn 1 cặp cực tức [TEX]p_2>p_1\Rightarrow n_2<n_1[/TEX]. Theo giả thiết có hệ

[TEX]n_1p_1=3600[/TEX]
[TEX](n_1-120)(p_1+1)=3600[/TEX]

[TEX]\Leftrightarrow[/TEX]

[TEX]n_1p_1=3600 (1)[/TEX]
[TEX]n_1=120(p_1+1) (2)[/TEX]

Thế [TEX](2)[/TEX] vào [TEX](1)[/TEX] được:

[TEX]120(p_1+1)p_1=3600[/TEX]

[TEX]p_1=5[/TEX] hoặc [TEX]p_1= -6[/TEX]

Vậy lúc đầu có 5 cặp cực :)

Dạng 2: Tải đối xứng trong mạch hình sao
Dòng điện 3 pha mắc hình sao có tải đối xứng gồm các bóng đèn. nếu đứt dây trung hòa thì các đèn
A. không sáng. B. có độ sáng tăng. C. có độ sáng giảm. D. có độ sáng không đổi

_______ solved by Rocky _______
Tải đối xứng nên [TEX]i_{th}=i_1+i_2+i_3=0[/TEX] vậy không có dòng chạy qua dây trung hoà nên nó đứt hay ko cũng chẳng ảnh hưởng gì đến độ sáng của đèn. Đáp án D

Dạng 3: Tại sao trong máy phát điện người ta thường chế tạo số cặp cực bằng số cuộn dây :-/

13/04/2011
Ví dụ:
anh rocky ơi ,cái bài máy phát điện của em là như thế này:
Câu 3:Trong máy phát điện xoay chiều một pha, số cặp cực của phần cảm và số cuộn dây của phần ứng luôn bằng nhau và bố trí đều đặn trên vành tròn của stato và rôto là nhằm tạo ra suất điện động trong các cuộn dây của phần ứng
A. cùng tần số. B. cùng tần số và có độ lệch pha không đổi. C. cùng tần số và cùng pha. D. cùng biên độ.

_______ solved by Rocky _______
Câu này nói thực anh không biết :| nhưng đã search trên mạng, mấy nguồn đều ghi à đáp án C: cùng tần số cùng pha. Anh nghĩ có thể giải thích như sau: khi số cặp cực = số cuộn dây thì thông thường chúng sẽ được phân bố đối xứng, như vậy khi 1 cuộn dây quay đến 1 cặp cực thì những cuộn dây khác cũng quay đến các cặp cực tương ứng. Nghĩa là tại mỗi thời điểm, các cuộn dây và cặp cực luôn có vị trí tương đối như nhau -> trạng thái của suất điện động cảm ứng sinh ra là giống nhau -> chúng có cùng pha và cùng tần số.
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

SÓNG ĐIỆN TỪ - MẠCH DAO ĐỘNG LC​

Phần 1: Lý thuyết tổng hợp về Dao động điện từ - Sóng điện từ


Dạng 1:
 
R

rocky1208

SÓNG ĐIỆN TỪ - MẠCH DAO ĐỘNG LC​

Phần 2: Mạch dao động LC

12/04/2011

Dạng 1: Mạch LC dao động tắt dần do điện trở

1. Mạch dao động gồm cuộn dây có L=1.2.10^-4 H
và một tụ có diện dung C = 3nF. Điện trở thuần của mạch là R=2 ôm. Để duy trì dao động điện từ trong mạch với hiệu điện thế cực đại Uo=6V trên tụ điện thì phải cung cấp cho mạch một công suất ntn?

A.0.6mW. B. 0.9mW. C. 1.85mW. D. 1.8mW

< câu này e muốn hỏi chủ yếu là cái giai đoạn biến đổi ct. >


_______ solved by Rocky _______
Mạch có điện trở -> dao động tắt dần vì năng lượng tiêu hao do toả nhiệt. Công suất cần cung cấp: [TEX]P=I^2R[/TEX]

[TEX]\omega=\frac{1}{\sqrt{LC}}[/TEX]
[TEX]I=\omega Q=\omega CU=\frac{U_0}{\sqrt{2}}.\sqrt{\frac{C}{L}}[/TEX]
Vậy: [TEX]P=\frac{U_0^2 CR}{2L}=9.10^{-4} (W)=0,9 (mW)[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

SÓNG ÁNH SÁNG​

Phần 1: Khúc xạ & Tán sắc ánh sáng

Dạng 1: vận tốc ánh sáng trong các môi trường có chiết suất khác nhau.
câu 2 có một tia sáng đi từ nước có chiết xuất [TEX]\frac{4}{3}[/TEX] vào môi trường trong xuốt nhận thấy vân tốc của vậy giảm đi một lương dentaV=10^8 m/s chiết suất tuyệt đối của môi trường này là
A,[TEX]\sqrt[]{2}[/TEX] B, 1,5 C. 2 D. 2,4

_______ solved by Rocky _______
Trong chân ko, vận tốc a/s [TEX]c=3.10^8 (m/s)[/TEX]. Vận tốc ánh sáng trong nước (chiết suất [TEX]\frac{4}{3}[/TEX]) thì [TEX]v_1=\frac{3}{4}c=2,25.10^8 (m/s)[/TEX]. Chiếu vào môi tường chiết suất [TEX]n[/TEX] vận tốc giảm [TEX]10^8 (m/s)[/TEX], tức còn [TEX]1,25.10^8 (m/s)[/TEX]

Vận tốc ánh sáng trong nước
Áp dụng
[TEX]n_1v_1=n_2v_2[/TEX]

[TEX]n=\frac{n_1v_1}{v_2}=\frac{\frac{4}{3}2,25.10^8}{1,25.10^8}=2,4[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

SÓNG ÁNH SÁNG​

Phần 2: Giao thoa ánh sáng

Dạng 1: xác định vân trùng.

Ví dụ:

Câu 4
trong thí nghiệm dao thoa IAng thực hiện chiếu đồng thời 2 bức xa đơn sắc trên màn thu được hệ vân giao thoa với khoảng vân lần lượt là 1,35 và 2,25mm tai điển gân nhau nhất trêm màn là 2 điểm M,N thì các vân tối điểm trùng nhau tính MN
A. 3,375
B.3,2
C.6,75
D.4,375

_______ solved by Rocky _______
Công thức tính toạ độ vân tối
[TEX]x_T=(k+\frac{1}{2})i[/TEX] ([TEX]i[/TEX] là khoảng vân)

Vân tối của bức xạ 1 trùng với của bức xạ 2 nên
[TEX](k_1+\frac{1}{2})i_1=(k_2+\frac{1}{2})i_2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 3k_1=5k_2+1[/TEX]
[TEX]\Rightarrow k1=\frac{5k_2+1}{3}[/TEX]

Cặp vân trùng thứ nhất xác định bằng cách chọn [TEX]k_2=1\Rightarrow k_1=2[/TEX] (điểm M)

Cặp vân trùng thứ hai xác định bằng cách chọn [TEX]k_2\prime=4 \Rightarrow k_1\prime=7[/TEX] (điẻm N)

Vậy MN= [TEX](k_2\prime-k_2)i_2=6.75[/TEX]

Dạng 2: đếm số vân sáng , vân tối trên một trường giao thoa

Ví dụ

trong 1 thí nghiệm giao thoa ánh sáng với 2 khe Iâng, trong vùng MN trên màn quan sát, người ta đếm được 13 vân sáng vs M và N là 2 vân sáng ứng với bước sóng [tex]\lambda1[/tex]=0,45[tex]\mu[/tex]m. giữ nguyên điều kiện thí nghiệm, ta thay nguồn sáng đơn sắc với bước sóng [TEX]\lambda2[/TEX]=0,6[tex]\mu[/tex]m thì số vân sáng trong miền đó là:
A.12
B.11
C.10
D.9
mình tính ra là 10 nhưng đáp án của thầy là 9. rất mong mọi người trả lời giúp mình.?

_______ solved by Rocky _______
Xét trên một nửa trường giao thoa.

Gọi [TEX]x_1[/TEX] là vị trí vân sáng ngoài cùng [TEX]x_1=k_1\frac{D\lambda_1}{a}[/TEX]
Tại vị trí này, bức xạ thứ hai có thể là vân sáng hoặc tối. Giả sử nó là vân sáng bậc [TEX]k_2[/TEX] (nếu k nguyên -> nó là vân sáng, nếu k bán nguyên -> nó là vân tối). Ta có:

[TEX]x_1=k_1\frac{D\lambda_1}{a}=k_2\frac{D\lambda_2}{a}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow k_2=\frac{k_1.\lambda_1}{\lambda_2}=4,5[/TEX]

Vậy bức xạ 2 cho vân tối bậc 5 ở vị trí biên. Suy ra vân sáng ngoài cùng là bậc 4. Từ đó rút ra trên cả trường giao thoa có: [TEX]4.2 + 1=9[/TEX] vân (công thêm 1 vân trung tâm)
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

SÓNG ÁNH SÁNG​

Phần 3: Các loại quang phổ - Tia hồng ngoại, tử ngoại Rơn ghen


Dạng 1:
 
R

rocky1208

16/04/2011

LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG​

Phần 1: Thuyết lượng tử - Quang điện - Phát quang


Dạng 1: Bán kính cực đại của miền mà e quang điện đập tới anot

catot của một tế bào quang điện là một tấm kim loại phẳng có giới han quang điện là 0.36*10^-6m
chiếu vào catot bức xạ có bước sóng 0.33*10^-6m.anot là tấm kim loại phẳng đối diện với catot va cách catot 1cm giữa chúng có hiệu điện thế Uak=12V.bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt anot có e dập tới là:
A:3.21cm B:3.21m C:2.27cm D:1cm

_______ solved by Rocky _______
Em nhìn hình vẽ nhé
32.png


Bán kính quỹ đạo max khi ba đầu e bật ra theo phương // với bản cực. Do chịu tác dụng của lực điện trường thì nó bị lệch dần về phía bản (+). Em tưởng tượng xoay cái hình lại nằm ngang thì e tương tự vật bị ném ngang, ok? :)

Lực điện: [TEX]F=qE=\frac{eU}{d}[/TEX]
Gia tốc: [TEX]a=\frac{F}{m}=\frac{eU}{dm}[/TEX] (cái a nằy tương tự g trong chuyển động ném ngang.

Thời gian e đến cực dương thỏa mãn: [TEX]d=\frac{1}{2}at^2[/TEX] (tương tự thời gian để vật rơi tự do trong ném ngang)

Từ đó tính được t, còn tầm xa hay bán kính cực đại: [TEX]R=v_0t[/TEX]. Tính [TEX]v_0[/TEX] nhờ công thức Einstein.

CÒn lại bước thay số em tự tính nốt nhé :)
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ​

Phần 1: Phản ứng hạt nhân - phóng xạ


Dạng 1: Sử dụng công thức phóng xạ cơ bản
[TEX]m=\frac{m_0}{2^{\frac{t}{T}}}[/TEX]
[TEX]\Delta m=m_0(1-\frac{1}{2^{\frac{t}{T}}})[/TEX]

Ví dụ 1:
đồng vị Na 24/11 phóng xạ Bta tạo ra đồng vị Mg.khoi luong ban đầu của Na la 0,25g.sau 120h phóng xạ giảm đi 64 lần.tinh lượng Mg tao ra sau 45h.biêt 6,02.10^23hat/mol

_______ solved by Rocky _______
[TEX]_{11}^{24}\textrm{Na} {\rightarrow} _{-1}^{0}\textrm{e}+_{12}^{24}\textrm{Mg}[/TEX]

[TEX]n_0=\frac{0.25}{24}=\frac{1}{96} mol[/TEX]

Giả sử chu kỳ bán rã của [TEX]_{11}^{24}\textrm{Na}[/TEX] là T (giờ). Ta có
[TEX]\frac{m}{m_0}=\frac{1}{2^{\frac{t}{T}}}=\frac{120}{T}=6 \rightarrow T=20 (h)[/TEX]

Sau 45 h số mol Na đã bị phân rã là

[TEX]\Delta n=n_0(1-\frac{1}{2^{\frac{t\prime}{T}}})=\frac{1}{96}(1-\frac{1}{2^{\frac{45}{20}}}) \approx 0,0082268 (mol)[/TEX]. Đây chính là số mol Mg sinh ra (vì pư tỷ lệ 1:1)

[TEX]m_{Mg}\approx 0.1974 (gam)[/TEX]

Ví dụ 2:
cho chu ki của u 235 và U 238 là T1=[TEX]4,5.{10}^{9}[/TEX] năm T2= [TEX]7.{10}^{8}[/TEX]năm.Khi trái đất hình thành tỉ lệ về khối lượng của của U 235 và U 238 LÀ 1:1 còn hiện nay là 1:140
xác định tuổi trái đất

_______ solved by Rocky _______
Giả sử ban đầu cả 2 thằng đều có kl là [TEX]m_0[/TEX]

[TEX]m_1=\frac{m_0}{2^{\frac{t}{T_1}}[/TEX]
[TEX]m_2=\frac{m_0}{2^{\frac{t}{T_2}}[/TEX]

[TEX]\frac{m_2}{m_1}=\frac{140}{1}\Rightarrow \frac{2^{\frac{t}{T_1}}}{2^{\frac{t}{T_2}}}=140[/TEX]
[TEX]\Rightarrow t=\frac{log_2140}{\frac{1}{T_1}-\frac{1}{T_2}}\approx 3,73.10^9[/TEX] (năm)

16/04/2011
Dạng 2: Định luật bảo toàn năng lượng & động lượng trong phản ứng hạt nhân
Chất phóng xạ Po(A=210,Z=84) phát ra tia anpha và biến đổi thành Pb(A=206,Z=82) . Biết khối lượng các hạt là mPb = 205,9744u, mPo = 209,9828u, m anpha = 4,0026u. Giả sử hạt nhân mẹ ban đầu đứng yên và sự phân rã không phát ra tia γ thì động năng của hạt anpha la bao nhieu? vì sao?
A. 5,3MeV; B. 4,7MeV; C. 5,8MeV D. 6,0MeV

_______ solved by Rocky _______
Ban đầu Po đứng yên -> động lượng = 0 và động năng = 0.
Động lượng = 0 nên [TEX]m_{\alpha}\vec{v_{\alpha}}+m_{Pb}\vec{v_{Pb}}=\vec{0}[/TEX]
Hay: [TEX]m_{\alpha}v_{\alpha}=m_{Pb}v_{Pb} \Rightarrow \frac{m_{\alpha}v_{\alpha}}{m_{Pb}v_{Pb}}=1 \Rightarrow (\frac{m_{\alpha}v_{\alpha}}{m_{Pb}v_{Pb}})^2=1 \Rightarrow \frac{m_{\alpha}^2v_{\alpha}^2}{m_{Pb}^2v_{Pb}^2}=1 \Rightarrow \frac{W_{d\alpha}}{W_{dPb}}=\frac{m_{Pb}}{m_{\alpha}}[/TEX]

Độ hụt khối: [TEX]\Delta m=0,0058u[/TEX] -> Toả năng lượng
Năng lượng toả ra là: [TEX]0,0058.931,5=5,403 (MeV)[/TEX]
Năng lượng này cung cấp động năng cho cả hạt [TEX]\alpha[/TEX] và [TEX]Pb[/TEX] nên:
[TEX]W_{d\alpha}+W_{dPb}=5,403[/TEX]

Giải hệ:
  • [TEX]\frac{W_{d\alpha}}{W_{dPb}}=\frac{m_{Pb}}{m_{\alpha}}=51,46[/TEX]
  • [TEX]W_{d\alpha}+W_{dPb}=5,403[/TEX]

Ta được: [TEX]W_{d\alpha}=5,3 (MeV)[/TEX]
Đáp án A

23/04/2011

Dạng 3: phóng xạ chuỗi

một câu trong đề thi thử đại học vinh _ nghệ an
một chất phóng xạ nguyên chất , phân rã vs tốc độ không đổi q(nguyên tử /s) và sinh ra chất phóng xạ B, hằng số phóng xạ của B là [TEX]\lambda[/TEX] thì sau t giây số nguyên tử chất B là
A:[TEX]N_B=q.(1-e^{-\lambda t})/\lambda[/TEX]

B:[TEX]N_B=\lambda(1-e^{-\lambda t)/q[/TEX]

thôi thế thôi , chủ yếu em muốn biết cách tính :D


_______ solved by Rocky _______

Cái đề này nghe có vẻ ko hợp với tự nhiên cho lắm. Thằng ban đầu có tốc độ phân rã là q (phân rã/s) -> Đó chính là độ phóng xạ [TEX]H_0=q (Bq)[/TEX]. Nhưng theo thời gian thì độ phóng xạ phải giảm dần theo hàm mũ chứ, sao lại có thể giữ nguyên tốc độ được :-??

Nhưng mà đề nó cho thế nên ta cứ làm theo nó vậy :)) Đáp án A nhé. Bài này cách của anh hơi dài, động chạm nhiều đến toán. Em xem mấy cái ảnh anh chụp bài làm dưới nhé (p/s: lười gõ latex)

1.jpg

2.jpg

3.jpg

4.jpg


p/s: bài này cho thì ĐH thật đấy à :-SS
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

TỪ BÉ ĐẾN TO (TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ)​


Dạng 1:
**********************************
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom