Sinh 11 TỔNG HỢP KIẾN THỨC SINH 11

Status
Không mở trả lời sau này.
Y

yuper

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:rongcon28:rongcon28:rongcon28:rongcon28:rongcon28:rongcon28:rongcon28:rongcon28:rongcon28:rongcon28:rongcon28:rongcon28:rongcon28:rongcon28
* Để phục vụ cho nhu cầu học tập - ôn tập của các học sinh tham gia trên diễn đàn hocmai.vn, cũng như cho các thành viên yêu thích môn sinh học,hôm nay các mod sinh 11 quyết định lập ra topic mang tên:

CÙNG VUI HỌC MÔN SINH 11

......................
..................
......
..
* Topic này gồm đầy đủ các bài học được soạn theo SGK 11 NC nên nó phù hợp với tất cả các bạn học sinh bao gồm cả chuyên

* Với Topic này các em có thể giảm được thời gian với môn sinh 11 để dành cho các môn khác, các bài học được soạn với các ý rất cụ thể, rõ ràng. Sau mỗi bài còn có các câu hỏi thường có trong kiểm tra 15', 45' và học kì, các câu hỏi sẽ được update liên tục.



~ Thể lệ hoạt động của topic như sau:

- Mỗi tuần Quản Lý sẽ post 2 bài. Nếu tuần nào post thiếu sẽ post bù

- Sau khi post lý thuyết sẽ đưa ra câu hỏi cho mem trả lời. Nếu mem không trả lời trên 50% câu hỏi mà quản lý đưa ra sẽ k có đáp án đầy đủ ( P/s: các câu hỏi này thuờng có trong các bài kiểm tra 15', 45', học kì :D ). Nếu trả lời đúng, mem sẽ nhận được 3 - 5 tks tùy mức độ câu hỏi

- Sau mỗi chương sẽ tổ chức 1 game nhỏ để củng cố kiến thức (nội dung ngẫu nhiên).


Các bạn click vào tên bài học ở phần MỤC LỤC để tới bài giảng nhé
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

۩ MỤC LỤC ۩
------***------

Click vào link để tới bài học


CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

A - CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật (tiết 1)
...........Trao đổi nước ở thực vật (tiết 2)
...........Sơ Đồ Tư Duy

Bài 2: Trao đổi khoáng và Nito ở thực vật (tiết 1)
...........Trao đổi khoáng và Nito ở thực vật (tiết 2)
...........Sơ Đồ Tư Duy

Bài 3: Quang hợp (tiết 1)
...........Quang hợp (tiết 2)
...........Quang hợp (tiết 3)
...........Sơ Đồ Tư Duy

Bài 4: Hô hấp ở thực vật (tiết 1)
...........Hô hấp ở thực vật (tiết 2)
...........Sơ Đồ Tư Duy

B - CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT

Bài 1: Tiêu hóa (tiết 1)
...........Tiêu hóa (tiết 2)
...........Tiêu hóa (tiết 3)
...........Tiêu hóa (tiết 4)
...........Sơ Đồ Tư Duy

Bài 2: Hô hấp (tiết 1)
...........Hô hấp (tiết 2)
...........Hô hấp (tiết 3)
...........Sơ đồ tư duy

Bài 3: Tuần hoàn (tiết 1)
...........Tuần hoàn (tiết 2)
...........Tuần hoàn (tiết 3)
...........Tuần hoàn (tiết 4)

Bài 4: Cân bằng nội môi

CHƯƠNG II. CẢM ỨNG

A - CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

Bài 1: Hướng động

Bài 2: Ứng động

B - CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

Bài 1: Cảm ứng ở động vật (Tiết 1)
...........Cảm ứng ở động vật (Tiết 2)


Bài 2:
Điện thế nghỉ & điện thế hoạt động (Tiết 1)
...........Điện thế nghỉ & điện thế hoạt động (Tiết 2)

Bài 3:
Dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ


Bài 4: Tập tính


CHƯƠNG III. SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN

A - SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

Bài 1: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật


B - SINH TRUỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

CHƯƠNG IV. SINH SẢN

A - SINH SẢN Ở THỰC VẬT

B - SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Hoàng Hàn Băng
H

hardyboywwe

BÀI 1: Trao đổi nước ở thực vật. (tiết 1)


I/Vai trò của nước và nhu cầu nước đối với thực vật..


1.Các dạng nước trong cây và vai trò của nó.

Nước trong cây có 2 dạng: Nước tự do và nước liên kết.

-Nước tự do: Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào,trong các khoảng gian bào,trong các mạch dẫn...không bị hút bởi các phần tử tích điện hay dạng liên kết hóa học.

Dạng nước này vẫn giữ được đặc tính vật lí,hóa học,sinh học bình thường của nước và có vai trò quan trọng dối với cây: làm dung môi,làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước,tham gia vào quá trình TĐC,đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh,giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.

-Nước liên kết là dạng nước bị các phần tử tích điện hút bởi một lực nhất định hoặc trong các thành phần của tế bào.Tuy không giữ đuọc các đặc tính lí-hóa-sinh nhưng nó có vai trò đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.Hàm lượng nước liên kết trong cây là 1 tiêu chí đánh giá tính chịu nóng và chịu hạn của cây.

2.Nhu cầu nước đối với thực vật.

Cây cần 1 lượng nước rất lớn trong đời sống của nó.Ví dụ một cây ngô đã tiêu thụ 200 gam nước và một hecta ngô trong suốt thời kì sinh trưởng của nó đã cần tới 8000 tấn nước.


II/Quá trình hấp thụ nước ở rễ:

Khác với thực vật thủy sinh hấp thụ nước từ môi trường xung quanh qua bề mặt các tế bào biểu bì ở cây thì thực vật trên cạn lại hấp thụ nước từ đất qua bề mặt tế bào biểu bì rễ,trong đó qua các TB biểu bì đã phát triển thành lông hút.

1.Đặc điểm bộ rễ liên quan đến quá trình hấp thụ nước:

Mời các bạn xem ảnh:




Bộ rẽ do nhiều lại rễ tạo thành.Để hấp thụ nước và các chất khoáng từ đất,bộ rễ phát triển rất mạnh về số lượng,kích thước và diện tích.Ngoài ra trên mỗi [TEX]mm^2[/TEX] bề mặt rễ lại có tới hàng trăm lông hút,hình thành từ Tb biểu bì rễ.Các tế bào này có những đặc điểm phù hợp với chức năng nhạn nước và chất khoáng từ đất như:

-Thành tế bào mỏng,không thấm cutin.
-Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
-Áp suất thẩm thấu rễ rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh.

2.Con đường hấp thụ nước ở rễ.

Có 3 con đường:

-Nước đi qua hệ thống không bào từ tế bào này sang tế bào khác.Động lực để vận chuyển nước ở đây là nhờ sức hút nước tăng dần từ lông hút đến mạch dẫn.
-Nước đi qua hệ thống chất nguyên sinh: Chủ yêu nhờ lực hút trương của hệ thống keo nguyên sinh chất.
-Nước đi trong hệ thống thành vách tế bào: Động lực chi phối ở đây là lực hút của các mao quản,lực trương của keo trong thành TB.

3.Cơ chế để dòng nước một chiều từ đất vào rễ lên thân.
Nước bị đẩy từ rễ lên thân do 1 lực gọi là áp suất rễ,có thể quan sát qua 2 hiện tượng là rỉ nhựa và ứ giọt.

-Rỉ nhựa: Cắt cây thân thảo đến gần gốc,sau vài phút sẽ thấy những giọt nhựa ứ ra từ phần thân cây bị cắt.

-Ứ giọt: Úp cây trong chuông thủy tinh kín,sau một đêm ta sẽ thấy các giọt nhựa ứ ra ở mép lá.

III.Quá trình vận chuyển nước ở thân

1.Con đường vận chuyển nước ở thân.
-Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu bằng con đuòng qua mạch gỗ từ rễ lên lá.Tuy nhiên nước cũng có thể vận chuyển theo chiều từ trên xuống ở mạch rây hoặc vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại.
2.Cơ chế đảm bảo vận chuyển nước ở thân.

Quá trình vận huyển nước ở thân được thực hiện do sự phối hợp giữa:
-Lực hút của lá( do thoát hơi nước) đóng vai trò chính.
-Lực đẩy của rễ( do quá trình hấp thu nước).
-Lực trung gian(lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn tạo thành dòng liên tục).

.
.
.
.
.
.
.
.

Bây giờ mình sẽ cho các bạn một vài câu hỏi để củng cố và mở rộng thêm kiến thức trong tiết học này.

Câu hỏi:

1.Nêu các đặc điểm của lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước của rễ.
2.Nước trong cây có những dạng nào,kể tên và nêu đặc điểm của chúng.
3.Giải thích hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt.
4.Trình bày cấu trúc của hệ thống quản bào và hệ thống mạch gỗ(xylem) trong hệ thống vận chuyển nước ở cây.
5.Hãy cho biết nước trong đất có những dạng nào và khả năng hấp thụ của rẽ với chúng như thế nào?
[/FONT][/SIZE]
 
Last edited by a moderator:
B

belunkute_95

cấu 1: đặc điểm của lông hút
_ số lượng nhiều
_thành tb mỏng không thấm cutin
_không bào trung tâm lớn
_thường xuyên được thay thế và đổi mới
_áp suất thẩm thấu lớn

câu 2 : nước trong Tv có 2 loai : nước liên kết và nước tự do
*NƯỚC TỰ DO
_ có trong thành phần cấu trúc tế bào . các khoảng gian bào
_ không bị hút bởi các phân tử tích điện hay các lk hoá học
* NƯỚC LIÊN KẾT
_ bị hút bởi các phân tử tích điện hay các lk hoá học
_ không giữ được tính chất hoá học ,sinh học thông thường
 
Last edited by a moderator:
M

mimasaka

1. Hiện tượng rỉ nhựa được giải thích bằng thí nghiệm khi cắt cây thân thảo đến gần gốc thì giọt nhựa rỉ ra ở phần bị cắt là những giọt nhựa bị đẩy thì mạch gỗ rễ lên mạch gỗ thân. Do áp suất rễ thấp (khoảng 3-5 atmosphere) nên chỉ xảy ra trong thời gian ngắn.

2. Hiện tượng ứ giọt: Hiện tượng xảy ra ở các cây bụi/ thân thảo khi ta úp một cái chuông thuỷ tinh lên cây, lúc này không khí bên trong chuông bão hoà hơi nước khiến cây không thể/ức chế thoát hơi nước nhưng vẫn thấy những giọt nước ứ trên lá cây do nước liên tục được vận chuyển lên nhờ áp suất rễ.

Câu 5:
Nước trong đất là một dạng dung dịch chứa các chất hoà tan (bao gồm muối khoáng) và bị chứa bên trong keo đất. Gồm:
- Nước tự do: Nằm ở khoảng trống giữa keo đất, chứa muối khoáng được hấp thụ cùng với nước dưới dạng cái ion.
- Nước liên kết (nước ngậm): bị giữ ở các hạt keo đất, cây không sử dụng được

Còn 1 loại nước nữa là nước hấp dẫn hay là nước trọng lực chảy từ nơi cao đến nơi thấp, loại này đọng ở chỗ trũng thì gây hiện tượng thối rễ (yếm khí) ---> cái này mình không chắc chắn do mới nghe qua 1 lần :D
 
T

thanhtruc3101

3.Giải thích hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt.
-Nguyên nhân của hiện tượng rỉ nhựa là do áp lực của áp suất rễ đẩy dung dịch trong mạch gỗ từ rễ lên cây
-Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là nước bị đẩy từ mạch gỗ lên lá, ko thoát ra thành hơi vì độ ẩm không hkhis đã bão hòa nên ứ lại thành các giọt ở mép lá
 
H

hardyboywwe

Câu 1 và 2 bạn belunkute_95 trả lời đúng.
Câu 3 thì giống như phần trả lời của bạn thanhtruc3101

Cả 2 bạn đều được 2 thanks nhé!

Bây giờ mình sẽ giải thích 2 câu 3 và 4:

Câu 4: Cấu trúc của:
-Hệ thống quản bào: Bao gồm các TB dài và hẹp đã mất hẳn chất nguyên sinh và chết.Chúng có thành tế bào dày,hóa gỗ và giữa các vách có nhiều lỗ cho nước đi từ TB này sang TB khác.Theo chiều thẳng đứng giữa các tế bào cũng có vách ngăn nhưng có rất nhiều lỗ trên các vách ngăn để tạo nên hệ thống liên tục vận chuyển nước.

-Hệ thống mạch gỗ: Gồm các tế bào chết có thành tế bào dầy và hóa gỗ.Khác nhau cơ bản với quản bào là giữa các tế bào của hệ thống mạch gỗ không có vách ngăn nên tạo các ống mao quản liên tục suốt hệ dẫn,qua đó nước mao quan luôn thống uốt.Đây là hệ thống vận chuyển nước hoàn hảo và tiến hóa nhất.


Câu 5: Nước trong đất có những dạng sau:
-Nước trọng lực: Một phần nước lấp đầy trong các khe hở của đất và rất linh động tạo nên nước trọng lực.Loại nước này sẽ chảy từ nơi cao đến nơi thấp do tác động của trọng lực.

-Nước mao quản: Đất có kết cấu hạt và tạo nên rất nhiều mao quản trong đất.Nhờ lực mao quản mà nước được lấp đầy trong các mao quản tạo nên nước mao quản.Đây là dạng nước rất có ý nghĩa sinh học đối với cây.

-Nước màng và nước ngậm: Các hạt đất thường tích điện và có khả năng thủy hóa tạo nên một màng nước xung quanh gọi là nước màng.Trong dạng nuớc màng đó lớp nước ở xa trung tâm mang điện do lực hấp dẫn nhỏ hơn nên rất linh động và rễ cây lấy được dễ dàng.

-Các phân tử nước phân bố sát bề mặt hạt đất bị hút mạnh hơn nên rễ ko hút được.Vì vậy khi phơi khô đất trong chúng vẫn còn 1 lượng nước nhất định mà cây ko thể hút gọi là nước ngậm.
 
H

hardyboywwe

Bài 1: Trao đổi nuớc ở thực vật(tiết 2)

IV/Thoát hơi nước ở lá:

1.Các con đường thoát hơi nước ở lá:
a/Con đường qua khí khổng có đặc điểm:
- Vận tốc lớn ( ít nhất là 70% )
- Được điều chỉnh bằng đóng mở khí khổng.

b/Con đường qua bề mặt lá-cutin có đặc điểm:
- Vận tốc nhỏ ( nhiều nhất là 30% )
- Không được điều chỉnh.

2/Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước:

Nước thoát ra khỏi lá chủ yếu nhờ khí khổng,vì vậy cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước ở lá chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng mở khí khổng.

Quan sát sự vận động của khí khổng có thể thấy rằng nếu chuyển cây từ trong tối ra ngoài sáng thì khí khổng mở và ngược lại.Có thể giải thích quá trình này như sau:

+Ngoài sáng do có quang hợp nên khí khổng làm nhiệm vụ dẫn đến hàm lượng CO_2 giảm \Rightarrow pH tăng từ 4 đến 7.\Rightarrow Tạo điều kiện cho enzym photphorylaza hoạt động \Rightarrow phản ứng thủy phân tinh bột diễn ra \Rightarrow Áp suất thẩm thấu trong tế bào tăng lên \Rightarrow Tb khí khổng hút nước chung quanh làm tăng sức trương P \Rightarrow khí khổng mở ra.

Ngoài ra có thể giả thích quá trình này bằng nhiều quan điểm,trong đó có 2 cách giải thích được thừa nhận đó là : Sự tham gia của bơm ion kali và sự điều chỉnh của ABA.


V/Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sự trao đổi nước-Hạn sinh lí:

1.Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sự trao đổi nước.

a/Ánh sáng: Ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây đóng mở khí khổng.

b/Nhiệt độ: Ảnh hưởng đến cả 2 quá trình: hấp thu nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá.

c/Độ ẩm đất và không khí: Độ ẩm đất liên quan đến sựu hấp thụ nước theo chiều thuận.Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá theo chiều nghịch/

d/Dinh dưỡng khoáng: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hệ rễ và P thẩm thấu của dd đất,do đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thu nước của hệ rễ.

2.Hạn sinh lý:

-Hạn là 1 trạng thái của cây khi chúng mất cân bằng nước: hút nước < thoát hơi nước.Có 3 loại hạn
+Hạn đất: do thiếu nước trong đất.
+Hạn không khí: Do ẩm độ khí thấp.
+Hạn sinh lý: Do trạng thái sinh lý của cây không cho phép cây hút nước.

*Các trường hợp hạn sinh lý:
-Nhiệt độ quá thấp.
-Nồng độ oxi trong đất quá thấp.
-Nồng độ dung dịch đất quá cao.


VII/Tưới nước hợp lí cho cây trồng:


Đó là việc thực hiện 1 lúc 3 vấn đề sau:
-Khi nào cần tưới nước?Căn cứ vào các chỉ tiêu sinh lí về chế độ nuớc của cây trồng như: Sức hút nước của lá,nồng độ hay P thẩm thấu của dịch tế bào,trạng thái của khí khổng......để xác định thời điểm hiện tại cần tưới nước.
-Lượng nước cần tưới là bao nhiêu?Phải căn cứ vào nhu cầu nước của từng loại cây,tính chất vạt lí-hóa học của từng loại đất.
-Cách tưới nước như thế nào?Phụ thuộc vào các nhóm cây khác nhau.
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Câu hỏi cuối bài:
1/Tại sao nói thoát hơi nước vừa là tai họa nhưng cũng lại là tất yếu?
2/Khí khổng có cấu tạo như thế nào để phù hợp với quá trình thoát hơi nước?
3/Thế nào là héo tạm thời,héo lâu dài?Hãy nêu khái quát những tác hại của héo đối với cây trồng?
 
N

nkok23ngokxit_baby25

1/Tại sao nói thoát hơi nước vừa là tai họa nhưng cũng lại là tất yếu?
tại họa: là vì trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật phải thoát 1 lượng nước lớn nên nó phải hấp thụ 1 lượng lớn hơn thế. Nhưng điều đó là rất khó trong môi trường khí hậu luôn thay đổi
tất yếu : khi thực vật thoát 1 lượng lớn nước như thế nó tạo ra 1 động lực trên con đường vận chuyển của nước, và đảm bảo cho quá trình quang hợp diễn ra bình thường
 
M

mimasaka

Câu hỏi cuối bài:
1/Tại sao nói thoát hơi nước vừa là tai họa nhưng cũng lại là tất yếu?
2/Khí khổng có cấu tạo như thế nào để phù hợp với quá trình thoát hơi nước?
3/Thế nào là héo tạm thời,héo lâu dài?Hãy nêu khái quát những tác hại của héo đối với cây trồng?

2/ Khí khổng có cấu tạo gồm 2 tế bào bảo vệ có mép trong dày hơn mép ngoài (mép trong mỏng) tạo thành khe nhỏ giữa 2 tế bào, khi tế bào khí khổng trương nước, khí khổng mở rất nhanh và ngược lại khi tế bào khí khổng mất nước, khí khổng đóng lại cũng rất nhanh.
Quá trình thoát hơi nước được điều chỉnh bằng cơ chế đóng - mở tạo lực hút lớn kéo cột nước từ rễ lên lá.
 
T

thanhtruc3101

Câu hỏi cuối bài:
1/Tại sao nói thoát hơi nước vừa là tai họa nhưng cũng lại là tất yếu?

** thoát hơi nước là 1 tai họa vì:
-Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật phải mất đi khoảng 99% lượng nước hấp thụ được, như vậy chúng phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi.
** thoát hơi nước là tất yếu vì thoát hơi nước có vai trò:
- Tạo ra 1 sức hút nước, sự chênh lệch về thế nước theo hướng giảm dần từ rễ lên lá tạo thành động lực đưa nước từ rễ lên lá.
- Khi thoát hơi nước giúp nhiệt độ của lá giảm xuống. Phần lớn năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu xuống là biến thành nhiệt năng, nếu ko thoát hơi nước thì lá bị đốt nóng và lá ko thực hiện đc chức năng sinh học bình thường
- Khi thoát hơi nước thì khí khổng mở ra, tạo điều kiện để CO2 đi từ ko khí vào lá để quáng hợp.
- Sự thoát hơi nước qua lá giúp cho dung dịch tróng lá trở nên đậm đặc hơn, do đó quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong lá diễn ra thuận tiện hơn
 
L

lanh...

Tai họa" ở đây là muốn nói trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật,nó phải mất đi một lượng nước quá lớn và như vậy nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là một điều không dể dàng gì trong điều kiện môi trường luôn luôn thay đổi. Còn "tất yếu" là muốn nói thực vật cần phải thoát một lượng nước lớn như thế, vì có thoát nước mới lấy được nước. Sự thoát nước ở lá đã tạo ra một sức hút nước, một sự chênh lệch về thế nước theo chiều hướng giảm dần từ rễ đến lá và nước có thể chuyển từ rễ lên lá một cách dể dàng. Người ta gọi đó là động cơ trên của con đường vận chuyển nước. Mặt khác khi thoát một lượng nước lớn như vậy, nhiệt độ của bề mặt lá được điều hoà, chỉ cao hơn nhiệt độ trong bóng râm một chút. Ngay ở sa mạc nhiệt độ của lá nơi nắng chói chang cũng chỉ cao hơn trong bóng râm 6 - 70 C. Một lý do quan trọng hơn nữa là khi thoát hơi nước thì khí khổng mở và đồng thời với hơi nước thoát ra, dòng CO2 sẽ đi từ không khí vào lá, đảm bảo cho quá trình quang hợp thực hiện một cách bình thường

Câu hỏi cuối bài:

3/Thế nào là héo tạm thời,héo lâu dài?Hãy nêu khái quát những tác hại của héo đối với cây trồng?
Héo là hiện tượng lá cây hoặc các phần còn non của thân cây bị mất sức căng, bắt đầu rủ xuống và úa vàng, do cây bị mất cân bằng nước (cây thoát nước quá nhiều, đất thiếu nước để cung cấp cho cây) làm cho tế bào mất sức trương:
+Héo tạm thời xảy ra khi không khí nóng gây thoát hơi nước quá nhiều, lượng nước cung cấp cho cây không đủ bù lại; khi tốc độ thoát hơi nước giảm hoặc lượng nước cung cấp kịp bù lại, các bộ phận bị héo sẽ trở lại bình thường.
+Héo lâu dài xảy ra khi nước trong đất thiếu nghiêm trọng, các mô cây bị tổn thương, lượng nước thoát hơi lớn, cây bị héo khó(hoặc không) phục hồi được.
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Tóm tắt nội dung bài 1: Trao đổi nước ở thực vật (bằng sơ đồ tư duy).

IMG%5d




p/s: Sorry các bạn vì tuần này mình up hơi muộn.
 
Y

yuper

Đáp án câu hỏi củng cố bài 1(tiết 2)


Câu 1: Chấp nhận câu trả lời của bạn thanhtruc3101.Bạn được 3 thanks nhé!

Câu 2: Bạn mimasaka cần bổ sung thêm 1 ý nữa,đó là: TB khí khổng có chứa nhiều lục lạp và các hạt tinh bột.Dặc điểm này giúp cho sự điều chỉnh TB khí khổng đóng mở thông qua quang hơp.


Câu 3: Mình bổ sung thêm cho bạn lanh... về tác hại của héo:
-Hoạt động sinh lí bị rối loạn.
-Hệ thống lông hút bị chết.
-Quá trình thụ phấn,thj tinh không thực hiện được.
-Hệ thống vật chuyển trong cây bị tắc nghẽn \Rightarrow giảm năg suất kinh tế.
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

BÀI 2: Trao đổi khoáng và Nito ở thực vật
(Tiết 1)



I. SỰ HẤP THỤ CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG

* Thí nghiệm:

- Cách tiến hành:

+ Lấy 1 cây, nhổ nguyên bộ rễ rồi rửa sạch
+ Nhúng bộ rễ vào dung dịch xanh metilen
+ Sau vài phút, lấy ra, rửa sạch rồi nhùng bộ rễ vào dung dịch [TEX]CaCl_2[/TEX]

- Hiện tượng: Dung dịch [TEX]CaCl_2[/TEX] từ không màu chuyển sang màu xanh

- Giải thích:

+ Khi nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh metilen, các phân tử xanh metilen hút bám trên bề mặt bộ rễ, không thấm được vào bên trong tế bào vì dung dịch xanh metilen không cần thiết đối với tế bào \Rightarrow đó là tính thấm chọn lọc của tế bào
+ Khi ta nhùng bộ rễ vào dung dịch [TEX]CaCl_2[/TEX] thì các ion [TEX]Ca^{2+}[/TEX] và [TEX]Cl^-[/TEX] sẽ bị hút bám vào rễ và chúng đẩy các phân tử xanh metilen đang hút bám trên bề mặt rễ vào dung dịch nên làm cho dung dịch có màu xanh

- Nhận xét:

+ Rễ hút các chất có tính chọn lọc
+ Có sự hút bám trao đỏi giữa của rễ và dung dịch

\Rightarrow Kết luận:

- Các nguyên tố khoáng trong đất tồn tại dưới dạng hòa tan, phân li thành các ion ( cation và anion )
- Rễ hấp thụ khoáng dưới dạng ion
- Rễ hút các chất có tính chọn lọc
- Có sự hút bám trao đổi giữa rễ và dung dịch
- Rễ là cơ quan chủ yếu hấp thụ các chất khoáng, ngoài ra lá cây cũng có thể hấp thụ khoáng qua khí khổng trong trướng hợp bón phân trên lá
- Có 2 cách hấp thụ khoáng ở rễ:
+ Hấp thụ chủ động
+ Hấp thụ bị động

1. Hấp thụ thụ động:

- Các ion khoáng khuếch tán từ dung dịch ngoài vào rễ theo gradien nồng độ nên không tiêu tốn năng lượng ATP
- Các ion khoáng hòa tan trong nước và đi vào rễ theo dòng nước
- Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất \Rightarrow hiện tượng hút bám trao đổi

* Giải thích hiện tượng hút bám trao đổi:

- Cách 1: ion [TEX]H^+[/TEX] từ rễ đi ra chiếm chỗ của các ion bám trên bề mặt keo đất làm cho các ion này trở về trạng thái tự do và trở lại bám trên bề mặt rễ và bị rễ hấp thụ
- Cách 2: [TEX]CO_2[/TEX] - sản phẩm của quá trình hô hấp của rễ đi từ rễ ra đất và kết hợp với nước tạo ra [TEX]H_2CO_3[/TEX], ngay sau đó các axit này phân li để giải phóng [TEX]H^+[/TEX], sau đó [TEX]H^+[/TEX] lại thực hiện quá trình trao đổi ion như cách 1

2. Hấp thụ chủ động

- Quá trình này được thực hiện bởi màng sinh chất - màng sống có tính chọn lọc
- Phần lớn các ion khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động
- Cách hấp thụ này ngược với gradien nồng độ nên tiêu tốn năng lượng ATP ( ATP và chất trung gian ), do đó quá trình hấp thụ chủ động có liên quan chặt chẽ tới quá trình hô hấp ở rễ:
+ Quá trình hô hấp tạo ra năng lượng ATp cung cấp cho mọi hoạt động sống
+ Nếu quá trình hô hấp ở rễ bị ngừng trệ \Rightarrow ATP không được tạo ra \Rightarrow quá trình hấp thụ chủ động sẽ bị ngừng lại \Rightarrow ảnh hưởng tói quá trình sống của cây


3a05961f79f54cb7d33f2f056441b2de4g.jpg

II. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG ĐỐI VỚI THỰC VẬT

- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng là những nguyên tố được bổ sung từ môi truờng ngoài, cần thiết cho sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của cây
- Các nguyên tố khoáng cung cấp cho cây nhắm 2 mục đích cơ bản là duy trì các hoạt động sinh lý - hóa sinh bình thường và tham gia kiến tạo các cấu trúc
- Nhìn chung có khoảng 16 nguyên tố thiết yếu đối với thực vật. Đó là những nguyên tố liên quan trực tiếp đến hoạt động sống của cây,vai trò của nó không thể thay thế bằng các nguyên tố khác

1. Vai trò của nguyên tố đa lượng:
- Các nguyên tố đa lượng chiếm [TEX]10^{-1}%[/TEX] - [TEX]10^{-4}%[/TEX] khối lượng chất khô, gồm: [TEX]C,H,O,N,P,K,S,....[/TEX]
- Vai trò:
+ Đóng vai trò cấu trúc của tế bào
+ Là thành phần của các đại phân tử trong tế bào ( protein, lipid, gluxit,.... )
+ Ảnh hưởng tói tính chất của hệ thống keo trong chất nguyên sinh như: Diện tích bề mặt, độ nhớt và độ bền vững của hệ thống keo......

1. Vai trò của nguyên tố vi lượng:

- Các nguyên tố vi lượng chiếm [TEX]10^{-5}%[/TEX] - [TEX]10^{-7}%[/TEX] khối lượng chất khô, gồm: [TEX]Mn,B,Cu,.....[/TEX]
- Vai trò:
+ Là thành phần không thể thiếu của các enzyme
+ Hoạt hóa cho các enzyme trong quá trình trao đổi chất của cơ thể
+ Liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ - kim loại \Rightarrow có vai trò quan trọng trong các quá trình trao đổi chất


Vaitrocuacacnguyentokhoang.jpg
.
.
.
.

Câu hỏi củng cố

1. Lông hút là gì?
2. Thế nào là màng thấm chọn lọc?
3. Tại sao nói quá trình hấp thụ khoáng và nước liên quan chặt chẽ với quá trình hô hâp của rễ?
 
Last edited by a moderator:
B

belunkute_95

câu 3:quá trình hấp thụ khoáng và nước có liên quan chặt chẽ tới quá trình hô hấp ở rễ:
+ Quá trình hô hấp tạo ra năng lượng ATp cung cấp cho mọi hoạt động sống
+ Nếu quá trình hô hấp ở rễ bị ngừng trệ ATP không được tạo ra quá trình hấp thụ chủ động sẽ bị ngừng lại ảnh hưởng tói quá trình sống của cây
 
Last edited by a moderator:
L

lanh...

câu hỏi củng cố 1

Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài,nó tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đến hàng chục,thậm chí hàng trăm m^2,đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và các ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất
 
T

thienthan_gl291

câu 2: Màng thấm chọn lọc là màng để cho nước và các chất hoà tan (đặc biệt là cấc chất dinh dưỡng) cần thiết cho cơ thể đi vào cỏ thể nhiều hơn các chất khác.
còn những chất ko cần thiết (ko fải là chất dinh dưỡng) thì ko đc vào.
 
Y

yuper

ĐÁP ÁN CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 2 ( Tiết 1 )




- Lông hút là TB hình thành từ biểu bì rễ ở vùng hoạt động của rễ, có chức năng hấp thụ nước và các chất hòa tan cho cây. Để thực hiện chức năng này, lông hút có những đặc điểm sau:

+ Thành TB mỏng, không thấm cutin
+ Chỉ có 1 không bào lớn chiếm gần hết thể tích TB
+ Hoạt động hô hấp mạnh

2. Thế nào là màng thấm chọn lọc?

- Màng thấm chọn lọc là màng chỉ cho một số chất này đi qua mà không cho một số chất khác đi qua. Những màng trong hệ thống sống là những màng như vậy. Khả năng thấm chọn lọc chỉ có ở các TB sống. Các TB bị thương mất dần tính thấm chọn lọc và các TB chết thì mất hẳn tính thấm chọn lọc

3. Tại sao nói quá trình hấp thụ khoáng và nước liên quan chặt chẽ với quá trình hô hâp của rễ?

- Quá trình hấp thụ khoáng và nước liên quan chặt chẽ với quá trình hô hâp của rễ vì:

+ Quá trình hô hấp tạo ra năng lượng ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống
+ Nếu quá trình hô hấp ở rễ bị ngừng trệ ATP không được tạo ra quá trình hấp thụ chủ động sẽ bị ngừng lại ảnh hưởng tói quá trình sống của cây


\Rightarrow Như vậy mỗi bạn được 3 tks
 
  • Like
Reactions: Chou Chou
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom