Hóa 10 Tổng hợp kiến thức Hóa học 10 ( bộ sách Kết nối tri thức) đến giữa học kỳ I

Maltose mạch nha

Cựu TMod Hóa
Thành viên
24 Tháng bảy 2021
667
1,613
176
18
Bình Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TỔNG HỢP KIẾN THỨC HÓA 10 ĐẾN GIỮA HỌC KỲ I

CHƯƠNG I: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ:

A. LÝ THUYẾT:

I. THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
1. Các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử:

- Thành phần cấu tạo của nguyên tử:
+ Hạt nhân: ở tâm nguyên tử, chứa các proton mang điện tích dương và các neutron không mang điện ( trừ trường hợp [imath]^{1} _{1} H[/imath] )
+ Vỏ nguyên tử: chứa các electron mang điện tích âm, chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân
- Trong nguyên tử, số proton bằng số electron nên nguyên tử trung hòa về điện
- Khối lượng của electron nên khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân
nt.PNG
2. Kích thước và khối lượng của nguyên tử:
a) Kích thước:
- Các nguyên tử khác nhau có kích thước khác nhau
- Kích thước của hạt nhân nhỏ hơn nhiều so với kích thước nguyên tử
b) Khối lượng:
- Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng các hạt proton, neutron, electron.
- Có thể biểu thị khối lượng nguyên tử theo đơn vị amu
3. Điện tích hạt nhân và số khối
- Số proton trong hạt nhân nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân, kí hiệu là Z
- Tổng số proton và neutron ( N) trong hạt nhân của một nguyên tử được gọi là số khối ( hay số nucleon), kí hiệu là A: A= Z + N

II. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:
1. Khái niệm:

- Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân
2. Kí hiệu nguyên tử:
- Số hiệu nguyên tử Z và số khối A là những đặc trưng cơ bản của một nguyên tử
Capture.PNG
3. Đồng vị:
- Đồng vị là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân, có cùng số proton, nhưng có số neutron khác nhauđv.PNG
- Các đồng vị khác nhau về khối lượng của hạt nhân nguyên tử và một số tính chất vật lý
- Các đồng vị không bền được gọi là đồng vị phóng xạ
4. Nguyên tử khối:
- Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử
- Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử
- Có thể coi nguyên tử khối xấp xỉ số khối
VD: K có số proton là 19. số neutron là 20 nên nguyên tử khối của K là A=19+20 = 39
- Biểu thức tính nguyên tử khối trung bình:
[imath]\overline A = \dfrac{(X.a)+(Y.b)+...}{100}[/imath]
Với:
- [imath]\overline A[/imath] là nguyên tử khối trung bình
- X, Y,... lần lượt là nguyên tử khối của các đồng vị X, Y,...
- a, b... lần lượt là % số nguyên tử của các đồng vị X, Y...

III. CẤU TRÚC LỚP VỎ ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ:
1. Chuyển động của electron trong nguyên tử:

- Vùng không gian xung quanh hạt nhân tìm thấy xác suất có mặt electron là lớn nhất ( khoảng 90%), có thể hình dung như một đám mây electron, được gọi là orbital nguyên tử, được kí hiệu là AO (Atomic Orbital).
- Hình dạng orbital nguyên tử:
hdo.PNG
- Một AO được biểu diễn bằng một ô vuông, gọi là ô orbital
- Trong 1 orbital chỉ chứa tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau ( Nguyên lí loại trừ Pauli)
- Nếu orbital có 1 electron thì biểu diễn bằng 1 mũi tên đi lên, nếu orbital có 2 electron thì được biểu diễn bằng 2 mũi tên ngược chiều nhau, mũi tên đi lên viết trước
2. Lớp và phân lớp electron:
Trong nguyên tử, các electron sắp xếp thành từng lớp và phân lớp theo các mức năng lượng từ thấp đến cao.
a) Lớp electron:
n1234567
Tên lớpKLMNOPQ
b) Phân lớp electron:
- Các phân lớp electron được kí hiệu bằng chữ cái viết thường, theo thứ tự: s, p, d, f
- Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp ( [imath]n \leq 4[/imath])
c) Số lượng orbital trong một phân lớp, trong một lớp:
- Phân lớp s có 1AO, phân lớp p có 3AO, phân lớp d có 5AO, phân lớp f có 7AO
- Trong lớp electron thứ n có [imath]n^2[/imath] AO ([imath]n \leq 4[/imath])
3. Cấu hình electron của nguyên tử:
- Cấu hình electron của nguyên tử tuân theo: nguyên lí vững bền, nguyên lí Pauli và quy tắc Hund
a) Viết cấu hình electron nguyên tử:
- Bước 1: Xác định số electron trong nguyên tử
- Bước 2: Viết thứ tự các lớp và phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s...
- Bước 3: Điền các electron vào các phân lớp theo nguyên lí vững bền cho đến electron cuối cùng
VD: Cấu hình electron của
[imath]O (Z= 8): 1s^22s^22p^4 hay [He]2s^22p^4[/imath]
[imath]Na(Z=11): 1s^22s^22p^63s^1 hay [Ne]3s^1[/imath]
[imath]Fe( Z= 26): 1s^22s^22p^63s^23p^63d^64s^2 hay [Ar]3d^64s^2[/imath]
b) Biểu diễn cấu hình electron theo ô orbital:
VD: Cấu hình electron của Cl được biểu diễn theo ô orbital:
cau-hinh-electron-cua-cl-ctm.png
c) Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng:
- Nguyên tố mà nguyên tử đủ 8 electron lớp ngoài cùng là khí hiếm ( riêng He chỉ có 2 electron lớp ngoài cùng)
- Nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tố kim loại
- Nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim
- Nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tố phi kim

B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN:

Bài 1: Cho hai đồng vị hiđro với tỉ lệ % số nguyên tử :[imath]^1 _1H[/imath] (99,984%),[imath]^2 _1H[/imath] (0,016%) và hai đồng vị của clo : [imath]^{35} _{17}Cl[/imath](75,53%), [imath]^{37} _{17}Cl[/imath] (24,47%). Tính nguyên tử khối trung bình của mỗi nguyên tố.
Bài 2: Nguyên tử khối trung bình của đồng bằng 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên dưới hai dạng đồng vị: [imath]^{63} _{29}Cu[/imath] và [imath]^{65} _{29}Cu[/imath]. Tính tỉ lệ % số nguyên tử đồng [imath]^{63} _{29}Cu[/imath] tồn tại trong tự nhiên
Bài 3: Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tố có Z=20, Z=21, Z=22, Z=24, Z=29 và cho nhận xét cấu hình electron của các nguyên tố đó khác nhau như thế nào ?
Bài 4: Khi số hiệu nguyên tử Z tăng, trật tự năng lượng AO tăng dần theo chiều từ trái qua phải và đúng trật tự như dãy sau không ?
1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 4f 5s 5p 6s 5d 6p 7s 5f 6d...
Nếu sai, hãy sửa lại cho đúng.
Bài 5:
Cho biết cấu hình electron của nguyên tử một số nguyên tố sau:
A: [imath]1s^22s^22p^63s^1[/imath]
B: [imath]1s^22s^22p^63s^23p^5[/imath]
C: [imath]1s^22s^22p^2[/imath]
D: [imath]1s^22s^22p^63s^23p^63d^64s^2[/imath]
a) Hãy cho biết những nguyên tố nào là kim loại, phi kim?
b) Nguyên tố nào trong các nguyên tố trên thuộc họ s, p hay d?
c) Nguyên tố nào có thể nhận 1 electron trong các phản ứng hóa học?
Trên đây là tổng hợp lý thuyết và một số bài tập chương I của chương trình Hóa 10 mà mình soạn
Chương II sẽ tiếp tục được cập nhật ở topic này nha mọi người
Có gì thắc mắc các bạn cứ hỏi nhé ^^
 
Last edited:

Nature Universe

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng mười một 2021
80
209
51
Phú Thọ
hóa c3 khó thật sự :< (e sợ học C3 mất gốc hóa quá tr)
 
  • Like
Reactions: Maltose mạch nha

Maltose mạch nha

Cựu TMod Hóa
Thành viên
24 Tháng bảy 2021
667
1,613
176
18
Bình Định

Maltose mạch nha

Cựu TMod Hóa
Thành viên
24 Tháng bảy 2021
667
1,613
176
18
Bình Định
Chúng ta tiếp tục với chương II nhé

CHƯƠNG II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

A. LÝ THUYẾT

I. CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:
1. Lịch sử phát minh bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Tự đọc SGK
2. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử
- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng
- Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột
3. Cấu tạo của bảng tuần hoàn:
a) Ô nguyên tố:

- Cho biết số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tố, tên nguyên tố, nguyên tử khối trung bình,...
screenshot-2022-03-17-154048-1654222648.png
b) Chu kì:
- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
- Bảng tuần hoàn hiện nay có 7 chu kì
- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron
c) Nhóm nguyên tố:
- Nhóm nguyên tố gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau.
- Bảng tuần hoàn hiện nay có 18 cột, chia thành 8 nhóm A ( IA đến VIIIA) và 8 nhóm B ( IB đến VIIIB). Mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột
- Số electron hóa trị bằng số thứ tự của nhóm ( riêng He có 2 electron hóa trị nhưng ở nhóm VIIIA)
d) Phân loại nguyên tố:
- Theo cấu hình electron: Các nguyên tố s, p, d, f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s, p, d, f tương ứng
- Theo tính chất hóa học:
+ Các nhóm IA, IIA, IIIA: gồm các nguyên tố kim loại ( riêng H là phi kim, B là á kim)
+ Các nhóm VA, VIA, VIIA: thường gồm các nguyên tố phi kim
+ Nhóm VIIIA: gồm các nguyên tố khí hiếm
+ Các nhóm B: gồm các nguyên tố kim loại chuyển tiếp

II. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ TRONG MỘT CHU KÌ VÀ TRONG MỘT NHÓM:
1. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A:
chna.PNG
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố
2. Bán kính nguyên tử:
- Trong một chu kì, bán kính nguyên tử giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
- Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
3. Độ âm điện:
- Độ âm điện của nguyên tử là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử một nguyên tố hóa học khi tạo thành liên kết hóa học
- Độ âm điện tăng từ trái qua phải trong một chu kì
- Độ âm điện giảm từ trên xuống dưới trong một nhóm A
4. Tính kim loại và tính phi kim:
a) Khái niệm:
- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron để trở thành ion dương
- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận electron để trở thành ion âm
b) Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim:
- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần
tklpkck.PNG
- Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần
tklpkn.PNG

III. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI THÀNH PHẦN VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT TRONG MỘT CHU KÌ:
1. Thành phần của các oxide và hydroxide:

- Thành phần của các oxide và hydroxide có sự lặp lại theo chu kì

oxhdr.PNG
2. Tính chất của oxide và hydroxide:
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.

B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN:

Bài 1: Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm, phân nhóm) các nguyên tố sau đây trong bảng tuần hoàn, cho biết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố đó như sau:
1. [imath]1s^22s^22p^63s^23p^64s^2[/imath]
2. [imath]1s^22s^22p^63s^23p^63d^54s^2[/imath]
Bài 2: Một hợp chất có công thức là [imath]MA_x[/imath], trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, A là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có N-P=4, trong hạt nhân của A có N’ = P’. Tổng số proton trong [imath]MA_x[/imath] là 58.
1. Xác định tên nguyên tố, số khối của M, số thứ tự A trong bảng tuần hoàn.
2. Hoàn thành các phương trình hóa học:
a) [imath]MX_x + O_2 \xrightarrow{t^0} M_2O_3 + XO_2[/imath]
b) [imath] MX_x + HNO_3 \xrightarrow{t^0} M(NO_3)_3 + H_2XO_4 + NO_2 + H_2O[/imath]
Bài 3: Ion [imath]M^{3+}[/imath] có cấu hình electron lớp ngoài cùng là [imath]3s^23p^63d^5[/imath].
1. Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm) của M trong bảng tuần hoàn. Cho biết M là kim loại gì?
2. Trong điều kiện không có không khí, cho M cháy trong khí [imath]Cl_2[/imath] thu được một chất A và nung hỗn hợp bột (M và S) được một hợp chất B. Bằng các phản ứng hóa học, hãy nhận biết thành phần và hóa trị của các nguyên tố trong A và B.
Bài 4: Cho biết tổng số electron trong anion [imath]AB_3^{2-}[/imath] là 42. Trong các hạt nhân A và B đều có số proton bằng số neutron.
1. Tìm số khối của A và B
2. Cho biết vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn.
Bài 5: Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, B thuộc nhóm VA, ở trạng thái đơn chất A, B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 23.
1. Viết cấu hình electron nguyên tử của A, B.
2. Từ các đơn chất A, B và các hóa chất cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện) điều chế hai acid trong đó A và B có số oxi hóa cao nhất
Bài 6: Hãy giải thích tại sao:
1. Trong một chu kì, độ âm điện tăng dần theo chiều từ trái sang phải; còn trong một nhóm, độ âm điện giảm dần theo chiều từ trên xuống dưới.
2. Trong một chu kì, năng lượng ion hóa tăng dần theo chiều từ trái sang phải; còn trong một nhóm, năng lượng ion hóa giảm dần theo chiều từ trên xuống dưới.
3. Trong một chu kì, tính phi kim tăng dần, tính kim loại giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Bài 7: Cho biết bán kính nguyên tử các nguyên tố sau (tính theo Å, 1Å = [imath]10^{-10}[/imath] m).
Nguyên tốNaMgAlSiPSCl
r(Å)1,861,601,431,171,101,040,99
Nguyên tốLiNaKRbCs
r(Å)1,521,862,312,442,62
Nhận xét sự thay đổi bán kính của các nguyên tử trên có tuân theo quy luật nào hay không? Nếu có, hãy giải thích tại sao?
Trên đây là tổng hợp lý thuyết và một số bài tập chương II của chương trình Hóa 10 mà mình soạn
Có gì thắc mắc các bạn cứ hỏi nhé ^^
Chúc mọi người buổi tối vui vẻ
 
Last edited:
Top Bottom