Tổng hợp các đề hóa khó

Status
Không mở trả lời sau này.
C

chubychocobols

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề kiểm tra chất lượng (Hóa chuyên)
Môn hóa học. Thời gian làm bài: 90 phút
Bài 1: Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại M có hóa trị không đổi vào b gam dd HCL được dd D.Thêm 240g dd NaHCO3 7% vào D thì vừa đủ tác dụng hết với lượng HCl còn dư , thu được dd E trong đó nồng độ của NaCl và muối Clorua kim loại M tương ứng là 2,5% và 8,12%. Thêm tiếp lượng dư dd NaOH vào E. Sau đó lọc lấy kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 16 gam chất rắn.
A.Viết các PTHH.
B.Xác định kim loại M và C% của dd HCl đã dùng.
Bài 2:
A.Không dùng thêm hóa chất hãy nhận biết các dd: KOH , HCl , FeCl3 , Pb(NO3)2 Al(NO3)3 , NH4Cl.
B.Không dùng thêm hóa chất nhận biết: NaHSO4 , Ca(HCO3)2 , Mg(HCO3)2 , Na2CO3 , KHCO3
Bài 3:Hỗn hợp M gồm õit của một kim loại (hóa trị II) và muối cacbonat của kim loại đó được hòa tan hết bằng dd H2SO4 loãng vừa đủ tạo ra khí N và dd L.Đem cô cạn dd L thu được một lượng muối khan bằng 168% khối lượng M.Xác định kim loại , biết khí N bằng 44% khối lượng N.
Bài 4:
A.Hãy nêu 5 loại phản ứng khác nhau tạo ra HCl trực tiếp từ Cl2.
B.Từ các chất ban đầu: H2O , NaCl , Fe , H2SO4 đậm đặc , hãy viết PTHH điểu chế FeCl2 , FeCl3 , nước Clo (HCL , HClO , O2).
C.Viết 3 PTHH điều chế trực tiếp từ Fe -> FeSO4.
Bài 5 :Tách riêng các chất khỏi hỗn hợp:
A.Al,Fe,Cu.
B.BaCO3,BaSO4,KCl,MgCl2.
Bài 6:Hòa tan một muối cacbonat của kim loại M bằng 1 lượng dd H2SO4 9,8% người ta thu được dd muối SO4 có nồng độ 11,54%.Xác định công thức của muối cacbonat.
Bài 7:X và Y là 2 loại chất chỉ chứa các nguyên tố A và B.Thành phần % của nguyên tố A trong X và Y lần lượt là 30,4% và 25,9%.Nếu công thức phân tử của X là AB2 thì công thức phân tử của Y là bao nhiêu?

Không có kết quả đâu , mọi người làm rồi bàn luận với nhau nhé :p , mình còn rất nhiều đề nữa sẽ up sau.:)>-

 
C

chubychocobols

Dạng bài tập : Nhúng thanh kim loại A vào dung dịch muối của kim loại B.

Bài 1:Ngâm một lá sắt có khối lượng 5 gam trong 50 ml dd CuSO4 15% (D=1,12g/ml).Sau một thời gian lấy lá sắt ra rồi rửa nhẹ , làm khô cân được 5,15 gam.Tính nồng độ phần trăm của chất còn lại trong dd sau phản ứng.
Bài 2:Ngâm một bản kẽm có khối lượng 50 gam trong dd CuSO4 sau một thời gian phản ứng xong lấy bản kẽm ra rửa nhẹ , sấy khô cân được 49,82 gam.Xác định khối lượng CuSO4 trong dung dịch.
Bài 3:Ngâm một lá sắt có khối lượng 50 gam trong 200 gam dd muối sunfat của kim loại M hóa trị II nồng độ 16%.Sau khi toàn bộ lượng muối sunfat đã tham gia phản ứng lấy lá sắt ra khỏi dd rửa nhẹ , làm khô cân nặng 51,6 gam.Xác định CTHH muối sunfat của kim loại M.
Bài 4:Nhúng hai bản kim loại kẽm và sắt vào cùng một dd CuSO4 sau một thời gian lấy hai bản kim loại ra , lúc nãy trong dd nồng độ mol của ZnSO4 bằng 2,5 lần của FeSO4.Mặt khác khối lượng dd giảm 0,11 gam.Tính khối lượng Cu bám lên mỗi bản kim loại.
Bài 5:Cho 20 gam bột kim loại Cu vào một cốc đựng 0,5 lít dd AgNO3 0,3M khuấy đều một thời gian ngắn sau đó đem lọc ngay thu được 29,12 gam một chất rắn và dd A.
A.Tính nồng độ Mol/l của các chất tan trong dd A , giả thiết rằng thể tích dd không thay đổi.
B.Cho 30 gam một mảnh kim loại X hóa trị II và dd A.Khuấy đều cho tới khi phản ứng xảy ra hết , lấy mảnh kim loại ra cân nặng 32,205 gam.Hãy xác định kim loại X , biết rằng sau phản ứng trong dd chỉ có một muối tan.
Bài 6:Hai lá kim loại X có hóa trị II có khối lượng bằng nhau , một lá được ngâm trong dd
Cu(NO3)2 , một lá ngâm trong dd Pb(NO3)2.Sau một thời gian phản ứng khối lượng lá thứ nhất giảm mất 0,2% , lá thứ hai tăng 28,4% so với ban đầu.Tìm kim loại X.Biết số mol của kim loại X tham gia ở 2 phản ứng là bằng nhau.
Bài 7:Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 5 gam trong 500 gam dd AgNO3 4%.Chỉ sau một lúc người ta lấy vật ra và thấy khối lượng AgNO3 trong dd giảm mất 85%.
A.Tính khối lượng vật lấy ra sau khi làm khô.
B,Tình nồng độ phần trăm các chất trong dd sau khi lấy vật ra khỏi dd.
Bài 8:Cho a mol bột sắt vào dd chứa b mol CuSO4.Sau khi kết thúc phản ứng ta thu được dd X và chất rắn Y.Hỏi X,Y có những chất gì? bao nhiêu mol?
 
C

chubychocobols

Đề kiểm tra đội tuyển

Bài 1: Cho 3 dd muối A,B,C (muối trung hoá hay muối axit) ứng với các axit khác nhau , thoả mãn điểu kiện sau:
A.A+B-> có khí thoát ra.
B.B+C->có kết tủa xuất hiện.
C.A+C-> vừa có kết tủa vừa có khí thoát ra.
Bài 2:Nhận biết các chất: Viết PTHH nếu có:
A.Các dd : NaOH , HCl , H2SO4 , BaCl2 , NaCl chỉ dùng phenolphtalein.
B.Các chất rắn: CuO , Al , Fe , CaO , Fe2O3 chỉ dùng thêm dd HCl.
C.Chất rắn dạng bột : CuO , Na2O , Mg , Al , Ag chỉ dùng thêm dd H2SO4 loãng.
Bài 3:Điều chế:
A.Từ các chất: CaCO3 , H2O , CuSO4 , KClO3 , FeS2 điểu chế : Vôi sống , vôi tôi , CuO , CuCl2 , Ca(ClO)2 , CaSO4 , KOH ,Fe2(SO4)3 điểu kiện phản ứng và chất xúc tác coi có đủ.
B.Viết 6 PTHH khác nhau điều chế FeCl3.
Bài 4:Cho a gam hỗn hợp bột các kim loại Ni và Cu vào dd AgNO3 dư , khuấy kĩ một thời gian cho đến khi phản ứng kết thúc , thu được 54g kim loại. Mặt khác , cũng cho a gam hỗn hợp bột các kim loại trên vào dd CuSO4 dư , khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc , thu được kim loại có khối lượng bằng (a+0,5)g.
A.Viết PTHH.
B.Tính a.
C.Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 5:Nhũng một thanh kim loại A hoá trị II vào 1120ml dd CuSO4 0,2M.Sau khi phản ứng kết thúc , khối lượng thanh kim loại tăng 1,344gam và nồng độ CuSO4 còn lại là 0,05M.Cho rằng kim loại Cu sinh ra bám ngoài thanh kim loại.Xác định A.
Bài 6:Cho 1,68gam bột Fe và 0,36g bột Mg tác dụng với 375ml dd CuSO4 khuấy nhẹ cho đến khi dd mất màu xanh.Nhận thấy khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là 2,82gam.
A.Viết PTHH.
B.Xác định Cm của dd CuSO4 trước phản ứng.
Bài 7:Cho 12,8G kim loại A hoá trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu được muối B,Hoà tan B vào nước được 400ml dd C.Cho C phản ứng với thanh sắt nặng 11,2 gam sau một thới gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt này tăng 0,8gam , nồng độ FeCl2 trong dd là 0,25M.
A.Xác định kim loại A.
B.Tính Cm của muối B trong dd C.
 
C

chubychocobols

Dạng bài tập tăng giảm khối lượng.

Bài 1:Hoà tan 39,4 gam muối cacbonat của một kim loại hoá trị II bằng dd Axit H2SO4 loãng dư thu được 46,6 gam muối sunfat kết tủa.Hãy tính thể tích CO2 thoát ra ở đktc và công thức 2 muối nói trên.
Bài2:Có 15 gam hỗn hợp Al và Mg được chia đôi.Cho 1 nửa hỗn hợp vào 600ml HCl nồng độ AM thu được dd B , cô cạn dd B thu được 27,9 gam muối khan.Cho 1 nửa hỗn hợp vào 800ml dd HCl nồng độ aM và làm tương tự thu được 32,35 gam muối khan.Xác định % lượng kim loại và trị số a.Tính V khí Hidro thoát ra ở đktc.
Bài 3:Thả 1 thanh Pb vào 100ml dd chứa 2 muối Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 2M.Sau phản ứng lấy Pb ra khỏi dd làm khô thì khối lượng thanh Pb là bao nhiêu?
Bài 4:Nung nóng 100kg CaCO3 nhận được 78kg chất rắn.Hỏi CaCO3 đã bị phân huỷ bao nhiêu %?
Bài 5:Hoà tan 1 lượng hỗn hợp gồm Al và 1 kim loại hoá trị II bằng 2 lít HCl 0,5M thấy thoát ra 10,08 lít khí H2 (đktc).DD sau phản ứng làm đỏ quỳ tím và phải trung hoá axit dư bằng NaOH sau đó cô cạn dd còn lại 46,8gam muối khan.
A.Tính lượng kim loại đã bị hoà tan.
B.Tìm tên kim loại , biết trong hỗn hợp số mol của nó chỉ bằng 75% số mol của Al.
Bài 6:Hoá tan hoàn toàn 28,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hoá trị II cần dùng hết 100ml HCl và giải phóng 6,72 lít CO2 ở đktc.Sau phản ứng , cô cạn dd sẽ thu được bao nhiêu gam muối khan? Cm dd HCl bằng bao nhiêu?
Bài 7:Ngâm 1 lá Zn khối lượng a gam trong 100ml dd AgNO3 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , lấy lá kim loại ra rửa sạch , làm khô.Cân lại thấy có khối lượng 2 gam.
A.Chứng minh rằng Zn còn dư.
B.Tính a.
 
C

chubychocobols

Tất cả đề trên đều do mình sưu tầm và tự tay đánh máy nên không có nguồn , chủ yếu là để các bạn có ý định chuyên hoá làm thử sức thôi :)
 
C

cafe_sua

Nhận biết A.Các dd : NaOH , HCl , H2SO4 , BaCl2 , NaCl chỉ dùng phenolphtalein.
Dùng phenol... nhận đc HCl và H2SO4 (dd chuyển hồng)_Nhóm 1
các chất còn lại: nhóm 2
lấy 1 chất bất kì trong nhóm 1 đổ vào các ống nghiệm ở nhóm 2
+ Nếu các ống ở nhóm 2 ko có hiện tượng j: đã lấy HCl
+ Nếu có 1 ống xuất hiện kết tủa trắng: đã lấy H2SO4; ống xh kết tủa chứa BaCl2
lấy kết tủa BaSO4 cho vào 2 ống còn lại
+ ktủa tan: ống chứa NaOH
+ ktủa ko tan: ống chứa NaCl
 
Last edited by a moderator:
C

chubychocobols

Dạng bài tập nhận biết.

Bài 1:Hãy nêu phương phất nhận biết các lọ đựng riêng biệt các dd mất nhãn : HCl ,H2SO4 , HNO3.Viết các phương trình hoá học xảy ra.
Bài 2:Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất , hãy nhận biết các gói bột màu đen không nhãn:
Ag2O , MnO2 , ZnCl2 , CuCl2.Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 3:Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất , hãy nhận biết các dd mất nhãn : NH4Cl , MgCl2 , FeCl2 , ZnCl2 , CuCl2.Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 4:Không thêm chất khác hãy nêu phương pháp nhật biết các lọ chất mất nhãn sau đây: dd Na2CO3 , dd BaCl2 , dd H2SO4 , dd HCl.
Bài 5:Bằng phương pháp hoá học , hãy phân biệt các chất sau đây đựng trong các lọ không:
A.Các chất rắn : bột nhôm , bột săt, bột đồng , bột bạc.
B.Các chất rắn: BaCO3 , MgCO3 , NaCl , Na2CO3 , ZnCl2 (chỉ được lấy thêm 1 chất khác).
C.Các dung dịch : Na2CO3 , NaCl , Na2SO4 , NaNO3 , BaCl2.
D.Các dung dịch: NaHSO4 , Na2CO3 , Na2SO3 , Na2S , BaCl2 (chỉ được dùng thêm quỳ tím).
Bài 6:Có 5 ống nghiệm đựng 5 dd không nhãn được đánh số từ 1->5 gồm: Na2CO3 , BaCl2 , MgCl2 , H2SO4 , NaOH.Thực hiện các thí nghiệm được kết quả sau:
(1) tác dụng với (2) -> khí , với (4) -> kết tủa.
(3) tác dụng với (4) , (5) đều cho kết tủa.
Hãy cho biết mỗi ống nghiệm đựng những chất gì , giải thích và viết phương trình phản ứng.
Bài 7:Nhận biết các chất sau đây (không được lấy thêm chất khác).
A.Dung dịch AlCl3 , NaOH (tương tự cho muối ZnSO4 và NaOH)
B.Các dung dịch : NaHCO3 , HCl , Ba(HCO3)2 , MgCl2 , NaCl.
C.Các dung dịch : NaCl , H2SO4 , CuSO4 , BaCl2 , NaOH.
D.Các dung dịch : BaCl2 , HCl , H2SO4 , K3PO4.
Bài 8:Nhận biết sự có mặt của mỗi chất sau đây trong một hỗn hợp:
A.Hỗn hợp khí: CO2 , SO2 , H2 , O2.
B.Hỗn hợp khí: CO , CO2 , SO2 , SO3 , H2.
C.Dung dịch loãng chứa hỗn hợp:HCl , H2SO4,HNO3.
D.Dung dịch hỗn hợp : Cu(NO3)2 , AlCl3 , BaCl2.
E.Hỗn hợp bột gồm : Al , Zn , Fe , Cu.
Bài 9:Nhận biết bằng phương pháp hoá học:
A.Các chất rắn : Na2O , Al2O3 , Fe2O3 (chỉ dùng nước).
B.Các hỗn hợp : (Al+Al2O3) , (Fe+Fe2O3) , (FeO+Fe2O3).
C.Các hỗn hợp : (Fe+Fe2O3) , (Fe+FeO) , (FeO+Fe2O3).
Bài 10:Có 3 muối khác nhau , mỗi muối chứa một gốc và một kim loại khác nhau (có thể là muối trung hoá hoặc muối axit ) được kí hiệu A,B,C
Biết: A+B->có khí bay ra.
B+C-> có kết tủa.
A+C->vừa có kết tủa vừa có khí bay ra.
Hãy chọn 3 chất tương ứng với A,B,C và viết các phương trình hoá học xảy ra.
 
C

chubychocobols

Dạng bài tập nhận biết , phân biệt các chất.​

Bài 1:A.Nhận biết 4 kim loại dạng bột : Al , Mg , Fe , Ag.
B.Chỉ dùng các kim loại để nhận biết các dd sau: HCl , NaNO3 , NaOH , HgCl2 , HNO3 , CuSO4.
Bài 2:Dùng những phản ứng hoá học nào có thể nhận biết từng chất trong mỗi dãy sau:
A.Các kim loại:Al , Mg , Ca , Na.
B.Các dd muối: NaCl , CaCl2 , AlCl3.
C.Các oxit kim loại: CaO , MgO , Al2O3.
D.Các hidroxit khan : NaOH , Ca(OH)2 , Al(OH)3.
Bài 3:
A.Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt : Na2CO3 , CaCO3 , Na2SO4 , CaSO4 , H2O.Làm thế nào để phân biệt được từng chất nếu ta chỉ có nước và dd HCl?
B.Giải thích lại câu trên nếu ta chỉ có dd HCl loãng?
Bài 4:Nhận biết các lọ mất nhãn đựng các chất:
A.Thể rắn: Mg, K , BaCl2 , MgCl2 , Al.
B.Thể rắn:Na2CO3 , CaO , MgCl2 , Ba(HCO3)2.
Bài 5:Không dùng thêm hoá chất nào khác hãy xác định:
A.6 dung dịch : H2SO4, Ba(NO3)2 , MgCl2 , Zn(NO3)2 , NaOH , CuSO4.
B.4 dung dịch : MgCl2 , Na3PO4 , NaOH , AgNO3.
C.5 dung dịch : Na2CO3 , Fe(NO3)2 , MgSO4 , H2SO4 , Ba(NO3)2.
Bài 6:Chỉ dùng thêm 1 hoá chất làm thuốc thử hãy phân biệt được các chất trong mỗi dãy sau:
A.Al,Mg,Ca,Na.
B.Dung dịch : NaCl , CaCl2 , AlCl3 , CuCl2.
C.Ba , Mg , Fe , Ag ,Al (chỉ dùng H2SO4 loãng)
D.Các hidroxit khan : NaOH , Ca(OH)2 , Al(OH)3.
E.Bột : Mg, Al , Al2O3.
F.CaO , MgO , Al2O3.
Bài 7:Nêu phương pháp nhận biết các dd mất nhãn sau: NaCl , MgCl2 , AlCl3 , H2SO4 chỉ dùng một thuốc thử duy nhất , viết PTHH.
Bài 8.Nhận biếtc các dd không màu : H2SO4 , Na2SO4, MgSO4 và KCl không dùng quá 2 hoá chất để làm thuốc thử.
Bài 9:Hãy chọn 1 hoá chất thích hợp để phân biệt các dd muối: NH4Cl , (NH4)2SO4 , MgCl2 , FeCl2 , FeCl3 , Al(NO3)3.
Bài 10:Có 5 lọ mất nhãn mỗi lọ đừng 1 trong các dd sau: NaHSO4 , KHCO3 , Na2SO4 , Mg(HCO3)2 , Ba(HCO3)2. Trình
bày cách nhận biết từng lọ , chỉ được dùng thêm cách đun nóng.
 
C

chubychocobols

Có một số bài giống giữa các đề , nhưng làm lại lần nữa thì có gì đâu :D , lại được rèn luyện , ghi sâu vào đầu chứ :))
 
C

chubychocobols

Dạng bài tập tìm tên chất.

Bài 1:Hoà tan hoàn toàn 2,8 gam một kim loại bằng hỗn hợp gồm 100ml dd axit HCl 0,4M và 160ml dd H2SO4 0,25M.dd thu đượcc làm quỳ tím hoá đỏ , để trung hoà cần dùng 100ml dd NaOH 0,2M. Xác định kim loại biết kim loại có hoá trị II.
Bài 2:Để khử hoàn toàn oxi trong 3,2 gam oxit của 1 kim loại cần 1,344 lít khí hidro.Hoà tan lượng kim loại thu được trong dd axit HCl dư thì thu được 0,896 lít khí hidro (các khí đều đo ở đktc).Xác định oxit trên.
Bài 3:Có 8,2 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M có hoá trị n không đổi.
Nếu hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A trong dd HCl thì thu được 7,84 lít khí hidro.
Nếu cho toàn bộ lượng hỗn hợp A trên tác dụng hoàn toàn với khí Clo thì thể tích Clo cần dùng là 8,41.
Biết tỉ lệ mol Fe:M là 1:4. Các khí đo ở đktc.
Bài 4: Hai cốc đựng dd HCl được đặt trên 2 đĩa cân A và B, cân ở trạng thái cân bằng.Cho 5 gam CaCO3 vào cốc A và 4,8 gam M2CO3 (M là kim loại) vào cốc B.Sau khi 2 muối đã tan hoàn toàn , cân trở lại vị trí cân bằng , M là kim loại nào?
Bài 5:Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp 2 kim loại A và B có cũng hoá trị II và cùng tỉ lệ mol là 1:1 bằng dd HCl thì thu được 2,24 lít khí hidro (ở đktc).Hỏi A, B là kim loại gì?
Bài 6:Oxit của kim loại M có công thức M2On, trong đó thành phần phần trăm về khối lượng của M bằng 7/3 thành phần phần trăm của oxi.Xác định công thức của oxit đó.
Bài 7:Một hỗn hợp kim loại A gồm 2 kim loại X và Y có tỉ số về khối lượng là 1:1.Trong 44,8g hỗn hợp A , số hiệu mol của X và Y là 0,05 mol.Mặt khác , nguyên tử khối X>Y là 8dvC.Xác định X,Y
Bài 8:Một hỗn hợp X gồm kim loại M (M có hoá trị II và III) và oxit của kim loại đó có khối lượng 27,2 gam.Khi cho X tác dụng với 0,8 lít dd HCl 2M thì hỗn hợp X tan hết thu được dd A và 4,48 lít khí thoát ra ở đktc/Để trung hoà hết lượng axit dư trong dd A cần 0,8 lít dd NaOH 1M. Xác định công thức oxit kim loại M, %M , % của oxit M theo khối lượng , biết số mol trong 2 chất này có một chất có số mol gấp 2 lần số mol chất còn lại.
Bài 9:Lấy 4 gam kim loại R1 (Hoá trị II) cho tác dụng với 45 gam dd H2SO4 19.6% , sau phản ứng thu được dd A trong đó H2SO4 có khối lượng 10,8 gam , phản ứng xảy ra hoàn toàn , lấy thanh kim loại R2 ra cân nặng 11,2 gam.
A.Viết các PTHH xảy ra.
B.Xác định R1,R2.
Bài 10:Nguyên tố kim loại M có hoá trị IIi trong hợp chất với oxi.Cứ 6,4 gam oxit của M tác dụng vừa đủ 0,4 lít HCl 0,6M.Xác định kim loại M.
Bài 11:Cho 1,11 gam 1 kim loại kiềm tác dụng với nước , thu được 1,792 lít khí H2 ở đktc.Xác định tên kim loại đó.
Bài 12:Để tác dụng với 1 lượng kim loại M cần dùng 6,72 lít khí Clo ở đktc , thu được 26,7 gam muối MCl3.
A.Xác định kim loại M.
B.Để điểu chế một lượng khí Cl2 trên thì cần tối thiểu MnO2 và bao nhiêu lít dd HCl 32% (D=1,2g/ml).
 
Last edited by a moderator:
B

boykute_dk

Đề kiểm tra chất lượng (Hóa chuyên)

Môn hóa học. Thời gian làm bài: 90 phút

Bài 1: Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại M có hóa trị không đổi vào b gam dd HCL được dd D.Thêm 240g dd NaHCO3 7% vào D thì vừa đủ tác dụng hết với lượng HCl còn dư , thu được dd E trong đó nồng độ của NaCl và muối Clorua kim loại M tương ứng là 2,5% và 8,12%. Thêm tiếp lượng dư dd NaOH vào E. Sau đó lọc lấy kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 16 gam chất rắn.
A.Viết các PTHH.
B.Xác định kim loại M và C% của dd HCl đã dùng.
Bạn có thể định hướng bài này được không
Mình làm 1 tiếng rùi mà không ra..........
Giúp mình nhá!!!
 
N

ngochicuong

Mấy bài này của lớp 9 hả
sao mình toàn thấy lớp 11 , 12 thế
Mình học lớp 12 rùi nên thấy mấy bài này cũng dễ thôi
 
K

kira_l

Dạng bài tập tìm tên chất.

Bài 2:Để khử hoàn toàn oxi trong 3,2 gam oxit của 1 kim loại cần 1,344 lít khí hidro.Hoà tan lượng kim loại thu được trong dd axit HCl dư thì thu được 0,896 lít khí hidro (các khí đều đo ở đktc).Xác định oxit trên.
.

MxOy + yH2 ==== xM + yH2O

2M+ 2nHCl ==== 2MCln + nH2
ax.......................................axn/2
aMx + 16.ay = 3,2

Max + 16 . ( 1,344 : 22,4 ) = 3,2

=> Max = 2,24

-> M.axn/2 = 2,24n/2

-> M ( 0,896 : 22,4 ) = 1,12 n

-> M = 28n

biện luận ta có M là Fe n = 2 thay vào ax/ay = 0,04/0,06=2/3

=> CT Fe2O3


~~~~~~~~~~> cấm viết chữ đỏ ?! ~~> vi phạm nội quy diễn đàn

MONG BẠN SỬA LẠI ! !
 
K

kira_l

Bài 1:Ngâm một lá sắt có khối lượng 5 gam trong 50 ml dd CuSO4 15% (D=1,12g/ml).Sau một thời gian lấy lá sắt ra rồi rửa nhẹ , làm khô cân được 5,15 gam.Tính nồng độ phần trăm của chất còn lại trong dd sau phản ứng.

Fe + CuSO4 === FeSO4 + Cu
x..............................x..........x
nCuSO4 = 0,0525
x= 0,01875 = > CuSO4 dư

=> dd còn sau pứ : CuSO4 , FeSO4

còn lại tíh nốt ! ok
 
K

kira_l

Bài 4:
A.Hãy nêu 5 loại phản ứng khác nhau tạo ra HCl trực tiếp từ Cl2.

CL2 H20 = HOCL + HCL

Cl2 + H2 ==as= 2HCl

biết mỗi 2 pt
 
L

lequynh_p


Bài 1: Hòa tan hoàn toàn a gam kim loại M có hóa trị không đổi vào b gam dd HCL được dd D.Thêm 240g dd NaHCO3 7% vào D thì vừa đủ tác dụng hết với lượng HCl còn dư , thu được dd E trong đó nồng độ của NaCl và muối Clorua kim loại M tương ứng là 2,5% và 8,12%. Thêm tiếp lượng dư dd NaOH vào E. Sau đó lọc lấy kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 16 gam chất rắn.
A.Viết các PTHH.
B.Xác định kim loại M và C% của dd HCl đã dùng.


Gọi hóa thị của M là n(1\leqn\leq4,n nguyên)
2M+2nHCl\Rightarrow2MCln+nH2(1)
NaHCO3+HCl\RightarrowNaCl+H2O+CO2(2)
nNaOH+MCln\RightarrownNaCl+M(OH)n(3)
2M(OH)n\RightarrowM2On+nH2O(4)
Ta có:
mNaHCO3=16,8(g)
nNaHCO3=0,2(mol)
Theo(2) và bài toán:nNaCl=nHCl=nCO2=nNaHCO3=0,2(mol)
\RightarrowmNaCl=11,7(g)
mddE=468(g)
mMCln=38(g)
nMCln=38/(M+35,5n)(mol)
Theo PTHH(1),(3),(4):nM2On=1/2nM(OH)n=1/2nMCln=1/2nM=1/2*38/(M+35,5)=19/(M+35,5)(mol)
Mặt khác,nM2On=16/(2M+16n)=8/(M+8n)(mol)
Theo bài ra ta có pt:
19/(M+35,5)=8/(M+8n)
Giải ra ta có:M=12n
Thay n từ 1 đến 4,chỉ có n=2 TM,khi đó,M là Mg.
Ta có:nMg=0,4(mol)
mMg=9,6(g)
Theo PTHH (1) và bài toán:nHCl=2nMg=2*0,4=0,8(mol)=2nH2
mHCl=(0,8+0,2)*36,5=36,5(g)
Theo bài ra ta có:
mddE=mMg+mddHCl+mddNaHCO3-mH2-mCO2
\Rightarrow468=9,6+mddHCl+240-2*0,4-0,2*44
\Rightarrow468=240+mddHCl
\RightarrowmddHCl=228(g)
\RightarrowC%HCl=36,5*100/228=16%
 
L

lethanglong

Bạn ơi post từ từ thui minh đọc mà hoa hết mắt lên roài nè
Post thì từng bài thui
Thử sức thế nay thì vừa nhin thấy đã nản rồi ban ạ:mad:)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom