Toán hoá vô cơ 9_cần gấp

T

trang14

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

giúp em bài nì với:
Cho 8,12g ôxit của một kim loại M vào ống sứ tròn dài, nung nóng rồi cho một dòng khí CO đi chậm qua ống để khử hoàn toàn lượng ôxit đó thành kim loại. Khí được tạo thành được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dd Ba(OH)2 thấy tạo thành 27,58g kết tủa trắng. Cho toàn bộ lượng kim loại vừa thu được ở trên tác dụng hết với dd HCl thu được 2,352l H2(đktc). Xác định kim loại M và công thức ôxit của nó.
rolleyes.gif
rolleyes.gif
rolleyes.gif
rolleyes.gif
 
T

tuongot2

chắc là bạn làm được rồi
Gọi n là hoá trị nhỏ nhất của M
công thức của Oxit la MxOy
viết phương trình ra.
bạn sẽ tìm được quan hệ giữa M và n
thay M là Fe vào các phương trình bạn sẽ tìm được ax và ay dựa theo khối lượng oxit và phương trình hoá học
nếu có gi chưa hiểu tôi sẽ giúp.
nhớ thanks 1 tiếng nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!1
 
S

suphu_of_linh

giúp em bài nì với:
Cho 8,12g ôxit của một kim loại M vào ống sứ tròn dài, nung nóng rồi cho một dòng khí CO đi chậm qua ống để khử hoàn toàn lượng ôxit đó thành kim loại. Khí được tạo thành được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dd Ba(OH)2 thấy tạo thành 27,58g kết tủa trắng. Cho toàn bộ lượng kim loại vừa thu được ở trên tác dụng hết với dd HCl thu được 2,352l H2(đktc). Xác định kim loại M và công thức ôxit của nó.

Đặt công thức oxit là MxOy
Khử 8,12g ôxit trên bằng khí CO dư, xảy ra phản ứng


[TEX]M_xO_y + yCO \rightarrow xM + yCO_2 (1)[/TEX]

Khi tạo thành gồm CO2, dẫn vào bình dư Ba(OH)2, xảy ra phản ứng

[TEX]Ba(OH)_2 + CO_2 \rightarrow BaCO_3 + 2H_2O[/TEX] (2)

27,58g kết tủa tạo ra là [TEX]BaCO_3 \rightarrow n_{BaCO_3} = \frac{27,58}{197} = 0,14[/TEX] ( mol)
Theo(2) [TEX]\Rightarrow n_{CO_2} = n_{BaCO_3} = 0,14[/TEX] mol
Theo(1) [TEX]\Rightarrow n_{CO\text{phan ung}} = n_{CO_2} = 0,14[/TEX] mol

Áp dụng ĐL bảo toàn khối lượng vào phương trình (1) ta có
[TEX]m_{M_xO_y} + m_{CO\text{phan ung}} = m_M + m{CO_2}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow 8,12 + 0,14.28 = m_M + 0,14.44[/TEX]
\Leftrightarrow m_M = 5,88 g


Hoà tan lượng kim loại M thu đc trên vào dd HCl, xảy ra phản ứng

[TEX]2M + 2nHCl \rightarrow 2MCl_n + nH_2[/TEX]

[TEX]n_{H_2} \ \frac{2,352}{22,4} = 0,105[/TEX] mol

Theo ptrình:
[TEX]n_M = \frac{2}{n}.n_{H_2}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow \frac{5,88}{M_M}= \frac{2}{n}.0,105[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow M_M = 28n.[/TEX]

....với n=2 [TEX]\rightarrow M_M = 56[/TEX]. M là Fe
\[TEX]Rightarrow n_M = 0,105[/TEX] mol
Theo (1):[TEX] \frac{n_M}{n_{CO_2}} = \frac{x}{y} = \frac{0,105}{0,14}= \frac{3}{4}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow[/TEX] ôxit là Fe3O4
 
T

trang14

để hoà tan hoàn toàn a mol kim loại M không đổi có hoá trị n không đổi phải dùng hết a mol H2SO4( đặc nóng ) thì được khí A0 và dd A1. Cho khí A0 tác dụng với 45 ml dd NaOH 2M tạo thành 0,608 g muối Na. Mặt khác cô cạn dd A1 thu được 1,56 g muối khan . Hoà tan muối khan đó vào nước ròi cho 0,387g hỗn hợp B gồm Zn và Cu vào khuấy đều , PƯ sảy ra hoàn toàn tạo thành 1,144 g chất rắn C .
a_ tính khối lượng kim loại M.
b_ tính khối lượng mỗi kim loại trong B và C
 
M

minhphuonglam


Đặt công thức oxit là MxOy
Khử 8,12g ôxit trên bằng khí CO dư, xảy ra phản ứng


[TEX]M_xO_y + yCO \rightarrow xM + yCO_2 (1)[/TEX]

Khi tạo thành gồm CO2, dẫn vào bình dư Ba(OH)2, xảy ra phản ứng

[TEX]Ba(OH)_2 + CO_2 \rightarrow BaCO_3 + 2H_2O[/TEX] (2)

27,58g kết tủa tạo ra là [TEX]BaCO_3 \rightarrow n_{BaCO_3} = \frac{27,58}{197} = 0,14[/TEX] ( mol)
Theo(2) [TEX]\Rightarrow n_{CO_2} = n_{BaCO_3} = 0,14[/TEX] mol
Theo(1) [TEX]\Rightarrow n_{CO\text{phan ung}} = n_{CO_2} = 0,14[/TEX] mol

Áp dụng ĐL bảo toàn khối lượng vào phương trình (1) ta có
[TEX]m_{M_xO_y} + m_{CO\text{phan ung}} = m_M + m{CO_2}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow 8,12 + 0,14.28 = m_M + 0,14.44[/TEX]
\Leftrightarrow m_M = 5,88 g


Hoà tan lượng kim loại M thu đc trên vào dd HCl, xảy ra phản ứng

[TEX]2M + 2nHCl \rightarrow 2MCl_n + nH_2[/TEX]

[TEX]n_{H_2} \ \frac{2,352}{22,4} = 0,105[/TEX] mol

Theo ptrình:
[TEX]n_M = \frac{2}{n}.n_{H_2}[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow \frac{5,88}{M_M}= \frac{2}{n}.0,105[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow M_M = 28n.[/TEX]

....với n=2 [TEX]\rightarrow M_M = 56[/TEX]. M là Fe
\[TEX]Rightarrow n_M = 0,105[/TEX] mol
Theo (1):[TEX] \frac{n_M}{n_{CO_2}} = \frac{x}{y} = \frac{0,105}{0,14}= \frac{3}{4}[/TEX]
[TEX]\Rightarrow[/TEX] ôxit là Fe3O4

bạn ơi, cho mình hỏi sao biết được n=2 để mà tính ra M_M=56 vậy? Chỗ này mình không hiểu lắm, bạn giải thích kỹ giùm mình một chút, xong mình thanks cho :)
 
T

trang14

Vì M là kim loại nên M có hoá trị nằm trong khoảng từ 1 đến 4.
Mà n lại là hoá trị của M, Ta thay n lần lượt : Với n=1--> M=28n=28x1=28(loại)
n=2--> M= 28x 2=56--> M là Fe
n=3--> M= 28x3= 84( Loại )
n=4--> M= 28x4=112(loại)
Vậy n=2 vá M là Fe.
( Có gì ko hỉu thì liên hệ với mình nhé)
 
T

trang14

để hoà tan hoàn toàn a mol kim loại M không đổi có hoá trị n không đổi phải dùng hết a mol H2SO4( đặc nóng ) thì được khí A0 và dd A1. Cho khí A0 tác dụng với 45 ml dd NaOH 2M tạo thành 0,608 g muối Na. Mặt khác cô cạn dd A1 thu được 1,56 g muối khan . Hoà tan muối khan đó vào nước ròi cho 0,387g hỗn hợp B gồm Zn và Cu vào khuấy đều , PƯ sảy ra hoàn toàn tạo thành 1,144 g chất rắn C .
a_ tính khối lượng kim loại M.
b_ tính khối lượng mỗi kim loại trong B và C

Ko ai làm à?? mình đang cần gấp lắm!!! Giúp mình đi!!!!!!
 
Top Bottom