đóng góp cho mọi nguoi bài này nè.ai làm ra khen tài:cho tam giác ABC vuông cân tại A.M là trung điểm của BC.Trên cạnh MC lấy điểm D bất kì.Vẽ BH,CK vuông góc voi AD.Chung minh tam giác MHK vuông cân.
bài này cũng dễ so với mình
này nhé:
xét $\Delta ABC$ vuông cân tại A có: $\widehat{ACB}=45^o_{(1)}$ và $\hat{A}=90^o$
vì $\Delta ABC$ cân tại A nên AM đồng thời là tia phân giác của $\hat{A}$
\Rightarrow $\widehat{MAC}=\widehat{MAB}=45^o_{(2)}$
Từ (1) và (2) suy ra : $\widehat{ACB}=\widehat{MAC}$
\Rightarrow $\Delta{MAC}$ cân tại M
\Rightarrow MA=MC
xét $\Delta{AKC}$ vuông tại K có:
$\widehat{KAC}+\widehat{ACK}=90^o_{(3)}$(theo định lí về các góc trong tam giác vuông)
Ta lại có: $\hat{A}=90^o$(cmt)
\Leftrightarrow $\widehat{KAC}+\widehat{BAK}=90^o_{(4)}$
Từ(3) và (4) suy ra: $\widehat{ACK}=\widehat{BAK}$
Xét $\Delta{BAH}$ vuông tại H và $\Delta{ACK}$ vuông tại K có:
cạnh huyền: AB=AC( do $\Delta{ABC}$ cân tại A)
góc nhọn:$\widehat{BAK}=\widehat{ACK}$(cmt)
do đó $\Delta{BAH}=\Delta{ACK}$(cạnh huyền-góc nhọn)
\Rightarrow AH=CK(cặp cạnh tương ứng)
vì $\widehat{BAH}=\widehat{ACK}$(cmt)
nên $\widehat{BAM}+\widehat{MAH}$=$\widehat{ACM}+\hat{MCK}$
mà $\widehat{BAM}=\widehat{ACM}$(cmt)
\Rightarrow $\widehat{MAH}=\widehat{MCK}$
xét $\Delta{MAH}$ và $\Delta{MCK}$ có:
MA=MC(cmt)
$\widehat{MAH}=\widehat{MCK}$(cmt)
AH=CK(cmt)
do đó $\Delta{MAH}=\Delta{MCK}$(c.g.c)
\Rightarrow MH=MK(cặp cạnh tương ứng) và $\widehat{AMH}=\widehat{CMK}$(cặp góc tương ứng)
vì $\Delta{ABC}$ cân tại A nên AM đồng thời là đường cao ứng với BC
\Rightarrow $AM\perp BC$
\Rightarrow $\widehat{AMC}=90^o$
\Rightarrow $\widehat{AMH}+\widehat{HMC}=90^o$
mà $\widehat{AMH}=\widehat{CMK}$(cmt)
\Rightarrow $\widehat{CMK}+\widehat{HMC}=90^o$
\Rightarrow $\widehat{HMK}=90^o$
xét $\Delta{HMK}$ có:
MH=MK(cmt)
$\widehat{HMK}=90^o$(cmt)
vậy $\Delta{HMK}$ vuông cân tại M