Nghĩa là khi lấy một số nguyên
n bất kỳ, rồi bình lên, đem chia cho 5 chỉ xảy ra 3 trường hợp:
- Chia chẵn (đồng dư 0 mod 5)
- Chia dư 1 (đồng dư 1 mod 5)
- Chia dư 4 (đồng dư -1 mod 5)
Ta tách bài Toán ra như sau:
Để ý rằng 10 chia hết cho 5.
Khi [tex]3n^2 + 6n + 13[/tex] không chia hết cho 5, thì
n + 1 cũng không chia hết cho 5, nên [tex](n + 1) ^ 2[/tex] cũng không chia hết cho 5, nên nó chia 5 phải dư 1, hoặc 4. Vậy [tex]3(n + 1) ^ 2[/tex] khi chia 5 sẽ dư 3, hoặc 12; hoặc 3 và 2 (vì 12 đồng dư với 2 mod 5; 12 - 2 = 10 chia hết cho 5).
Vậy nếu [tex]a_i ; a_j[/tex] chia 5 không cùng số dư thì số dư của nó phải lần lượt là 3, và 2; hoặc 2 và 3. Trong cả 2 trường hợp thì cộng 2 số lại sẽ chia hết cho 5.
Bài này giải theo cách này có lẽ hơi cao, có bạn nào có cách giải gọn hơn không?
-------------------------------
Anh gợi ý cho em làm câu
b nhé. Thử xem làm được không.
- Em đặt phép nhân cho một số nguyên bất kỳ x với chính nó. Nghĩa là x.x, và để ý rằng, chữ số nào trong x (hàng đơn vị, hàng chục, hay hàng trăm) ảnh hưởng đến chữ số tận cùng của kết quả cho phép nhân x.x đó.
- Lấy 1 số nguyên x bất kỳ, bình phương lên, nó chỉ có khả năng tận cùng bằng những chữ số nào?
- Chú ý rằng khi đem 1 số nguyên bình lên, chia cho 5, theo lý luận trên, chỉ có thể có 3 trường hợp:
- Chia hết cho 5.
- Chia 5 dư 1.
- Chia 5 dư 4.
- Vậy theo em
có thể tận cùng bằng những chữ số nào?
- Trong các trường hợp đó, những trường hợp nào có thể là 1 số chính phương?
- Từ đây, em có thể kết thúc bài toán được không?
Nếu vướng mắc ở khúc nào, anh sẽ chỉ tiếp.