@songtichcuc bản chất của mạch điện là: dòng điện sẽ "chọn" chạy qua những nơi mà nó ít bị cản trở nhất! Nghĩa là ở đây trong mạch có [imath]A[/imath] (điện trở bằng 0) -> không có sự cản trở dòng điện ở dây của [imath]A[/imath].
Tiếp, ở đây từ nguồn, có hai hướng của dòng điện bị chia rẽ: qua [imath]R_1[/imath] và qua [imath]R_2[/imath].
+ Sau khi qua [imath]R_1[/imath], mình có dòng điện [imath]I_1[/imath] này có hai sự lựa chọn: qua [imath]A[/imath] hay [imath]R_3[/imath], rõ ràng nó sẽ "chọn" qua [imath]A[/imath] vì ở đấy không gì cản trở nó!
+ Sau khi qua [imath]R_2[/imath], dòng điện còn lại sẽ buộc chia làm hai hướng [imath]R_3[/imath] và [imath]R_4[/imath] vì cả hai đường đều có điện trở chặn nó thôi, không "thiên vị" về một thằng nào (ở đây chưa nói tới độ lớn nha). Chị chỉ đang nói về dòng chảy của dòng điện trong mạch. Thì sau khi qua [imath]R_3[/imath] nó sẽ tiếp qua [imath]A[/imath] chứ không phải qua [imath]R_1[/imath] vì ở đó có điện trở cản nó mà!
Từ đây e sẽ hiểu được [imath]I_A = I_1+I_3[/imath] nhé! Chứ bài này KHÔNG CÓ TRƯỜNG HỢP THỨ 2 gì cả.
Chúc em học tốt
Tham khảo thêm tại
Chuyên đề Điện học