Sử 12 Tình hình Việt Nam trong giai đoạn 1973 - 1975

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. MIỀN BẮC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, RA SỨC CHI VIỆN CHO MIỀN NAM

II. MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH “BÌNH ĐỊNH LẤN CHIẾM” TẠO THẾ VÀ LỰC TIẾN TỚI GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN

1. Âm mưu và hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn


- Ngày 29/3/1973, toán lính của Mĩ cuối rút khỏi miền Nam, nhưng Mĩ vẫn theo đuổi mục tiêu Việt Nam hoá chiến tranh, duy trì một lực lượng hải quân và không quân ở Vịnh Bắc Bộ, Thái Lan và Guam, để lại ở miền Nam “những người lính không mặc quân phục” cùng các nhân viên dân sự; đổi tên cơ quan chỉ huy quân sự Mỹ (MACV) thành cơ quan ngoại giao - tuỳ viên quốc phòng (DAO). Trước ngày ký Hiệp định Pari, Mĩ chuyển giao các căn cứ quân sự Mĩ cho chính quyền Sài Gòn cùng với viện trợ khẩn cấp một lượng vật chất khổng lồ.

- Mĩ dung túng và cùng với chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Paris, nhất là ba vấn đề: ngừng bắn, thả tù chính trị và thực hiện các quyền tự do dân chủ ở miền Nam. Chính quyền Sài Gòn tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng.

2. Cuộc chiến đấu chống địch phá hoại Hiệp định Paris

- Tháng 7/1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần 21, nhận định kẻ thù vẫn là đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu; xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; khẳng định con đường cách mạng bạo lực, nắm vững chiến lược tiến công, đấu tranh trên ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.

- Thực hiện Nghị quyết 21, cuối năm 1973, quân và dân miền Nam đã chủ động mở các cuộc tiến công, trọng tâm là đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi vang dội ở Đường 14 - Phước Long (6/1/1975). Trận trinh sát chiến lược Phước Long cho thấy rõ sự suy yếu của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp của Mĩ là rất hạn chế.

=> Thắng lợi Đường số 14 - Phước Long đã củng cố quyết tâm của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam hòng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.

- Sau chiến thắng này của ta, chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh và đưa quân đến hòng chiếm lại, nhưng đã thất bại. Mỹ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa.

III. GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, GIÀNH TOÀN VẸN LÃNH THỔ TỔ QUỐC (TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975)

1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam


- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.

- Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976.

- Nhưng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ”“nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”, để bớt thiệt hại về người và của.

2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

a. Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 đến 24/3/1975)


- Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975 vì:

+ Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng nhất ở miền Nam.

+ Đây là nơi địch có sở hở trong chiến lược phòng ngự: do địch nhận định sai hướng tiến công của ta, địch ít chú ý phòng thủ Tây Nguyên, mà chú trọng vùng chung quanh Sài Gòn và khu vực Huế - Đà Nẵng. Lực lượng địch ở Tây Nguyên có Quân đoàn 2, nhưng phải chia ra chiếm giữ nhiều vị trí. Địch ở Tây Nguyên bố phòng sơ hở, chú trọng Kontum, không chú ý phòng thủ Buôn Ma Thuột.

+ Là nơi ta có nhiều lợi thế: địa hình thuận lợi cho việc mở chiến dịch tiến công lớn, có cơ sở hậu cần vững mạnh, đồng bào Tây Nguyên rất trung thành với cách mạng.

- Diễn biến:

+ Sau khi đánh nghi binh ở Pleiku, Kontum, 10/3/1975, ta tiến công và giải phóng Buôn Mê Thuột. Ngày 12/03, địch phản công chiếm lại nhưng không thành.

+ Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng Duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt.

+ Ngày 24/03/1975, ta giải phóng Tây Nguyên.

=> Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng: lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ chiến tranh.

=> Kế sách quân sự trong chiến tranh: lừa địch để đánh địch.

- Ý nghĩa: Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3 đến 29/03/1975)

- Trong khi chiến dịch Tây Nguyên tiếp diễn, Bộ chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam, trước hết là chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.

- Phát hiện địch co cụm ở Huế, ngày 21/03 quân ta đánh thẳng vào căn cứ, chặn đường rút chạy và bao vây địch trong thành phố.

- Ngày 25/03, ta tấn công vào Huế, (26/03) giải phóng Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên.

- Cùng thời gian, ta giải phóng thị xã Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai, uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam. Đà Nẵng rơi vào thế cô lập.

- Sáng 29/3 quân ta tiến công Đà Nẵng, đến 3 giờ chiều ta chiếm toàn bộ thành phố.

- Cùng thời gian này, các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên, một số tỉnh ở Nam Bộ lần lượt được giải phóng.

- Ý nghĩa: Chiến thắng Huế - Đà Nẵng gây nên tâm lí tuyệt vọng trong chính quyền Sài Gòn, đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của nhân dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.

c. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (26/4 đến 30/4/1975)

- Sau thắng lợi của các đòn tiến công chiến lược ở Tây Nguyên và Huế – Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhận định: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”; quyết định mở cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào Sài Gòn - Gia Định; nhấn mạnh: “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kĩ thuật và vật chất, giải phóng miền Nam trước mùa mưa”. Ngày 14/4/ 1975, chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.

- Phương châm: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.

- Nghệ thuật quân sự: Tập trung lực lượng, bao vây, tổ chức tấn công hợp đồng binh chủng.

- Diễn biến:

+ Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn ta tiến công Xuân Lộc và Phan Rang.

+ Do các phòng tuyến phòng thủ bị chọc thủng và Phnôm Pênh được giải phóng, nội bộ Mĩ và chính quyền Sài Gòn càng thêm hoảng loạn. Ngày 18/4/1975, tổng thống Mĩ ra lệnh di tản hết người Mĩ khỏi Sài Gòn. Ngày 21/4, Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống.

+ 17 giờ ngày 26/4, năm cánh quân, với lực lượng 5 quân đoàn và tương đương quân đoàn, nhanh chóng vượt qua các tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.

+ 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập bắt toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

+ 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

- Cùng thời gian trên, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại tiến công và nổi dậy, theo phương thức xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh. Đến ngày 2/5/1975, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng.

IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 - 1975)

1. Nguyên nhân thắng lợi


- Nguyên nhân chính là do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao.

- Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp cách mạng.

- Hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

- Sự phối hợp chiến đấu và đoàn kết giúp đỡ của ba dân tộc ở Đông Dương. Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ.

2. Ý nghĩa lịch sử

- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

- Mở ra một kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên Chủ nghĩa xã hội.

- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.

- Cùng với chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, đại thắng mùa xuân 1975 đã cắm thêm một mốc vinh quang chói lọi trong quá trình đi lên của lịch sử Việt Nam. Có tầm quan trọng quốc tế, có tính thời đại sâu sắc.
 
Top Bottom