Hóa 10 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC HALOGEN

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC HALOGEN

- Nhóm halogen với 7 điên tử ở lớp ngoài cùng và độ âm điện lớn, nguyên tử halogen X dễ dàng lấy 1 điện tử tạo ra X- có cấu hình khí trơ bền vững.
X + e → X-
ns2np5 → ns2np6
⇒ Do đó tính chất quan trọng nhất của nhóm halogen là tính oxi hóa, tính này giảm dần từ F2 (chất oxi hóa mạnh nhất) đến I2 (chất oxi hóa trung bình).
- Trong hợp chất, flo chỉ có số oxi hóa – 1; còn Clo, brom, iot có thể có các số oxi hóa : -1, + 1, +3, + 5, + 7.
upload_2020-2-23_22-40-49.png
⇒ Flo chỉ có tính oxi hóa;
Clo, brom, iot vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
1. Tính oxi hóa mạnh
Tính oxi hóa: F2 > Cl2 > Br2 > I2.
a) Tác dụng với kim loại → muối halogenua
2M + nX2 → 2MXn
(n: là hóa trị cao nhất của kim loại M).
- F2: Oxi hóa được tất cả các kim loại.
2Au + 3F2 → (toC) 2AuF3 (Vàng florua)
- Cl2: Oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), phản ứng cần đun nóng.
2Fe + 3Cl2 → (toC) 2FeCl3 (Sắt (III) clorua)
Cu + Cl2 → (toC) CuCl2 (Đồng (II) clorua)
- Br2: Oxi hóa được nhiều kim loại (trừ Au, Pt), phản ứng cần đun nóng.
2Fe + 3Br2 → (toC) 2FeBr3 (Sắt (III) bromua)
- I2: Oxi hóa được nhiều kim loại, phản ứng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc khi có mặt của chất xúc tác.
2Al + 3I2 → (H2O) 2AlI3 (Nhôm iotua)
b) Tác dụng với phi kim.
Các halogen tác dụng được với hầu hết các phi kim trừ N2, O2, C (kim cương).
2P + 3Cl2 → (toC) 2PCl3 (Photpho triclorua)
2P + 5Cl2 → (toC) 2PCl5 (Photpho pentaclorua)
c) Tác dụng với hiđro → khí hiđrohalogenua. (X2 + H2 → 2HX)
- F2: Ngay trong bóng tối, ở nhiệt độ -252oC
F2+H2 → (-252oC) 2HF
- Cl2: Cần có ánh sáng, chiếu sáng nổ mạnh
Cl2+H2 → (a/s) 2HCl
- Br2: Cần nhiệt độ cao
Br2+ H2 → (toC) 2HBr
- I2: Nhiệt độ cao, xúc tác (giọt nước), phản ứng thuận nghịch.
I2+H2 ⇌ (xt: H2O) 2HI
Ghi nhớ: Khí HX tan trong nước tạo ra dung dịch axit HX, đều là các dung dịch axit mạnh (trừ HF).
d) Tác dụng với hợp chất có tính khử:
F2 + H2S → 2HF + S
F2 + H2O → HF + O2
Cl2 + H2S → 2HCl + S
3FeCl2 + 3Cl2 → 2FeCl3
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
Br2 + H2 → 2HBr
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
Ghi nhớ: - Halogen có tính OXH mạnh hơn đấy được halogen có tính OXH yếu hơn ra khỏi dung dịch muối (trừ F2)
VD: F2 + dd NaCl → không xảy ra phản ứng: F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2
mà xảy ra phản ứng: F2 + H2O → HF + O2↑
- Nước clo, brom có tính oxi hóa rất mạnh, oxi hóa chất khử lên bậc oxi hóa cao nhất.
3Cl2 + S + 4H2O → 6HCl + H2SO4
Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4
4Cl2 + H2S + 4H2O → 8HCl + H2SO4
3Br2 + S + 4H2O → 6HBr + H2SO4
Br2 + SO2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 (phản ứng nhận biết khí SO2).
4Br2 + H2S + 4H2O → 8HBr + H2SO4
2. Vừa oxi hóa – vừa khử.
a) Với H2O.
- Cl2: Phản ứng không hoàn toàn ở nhiệt độ thường
Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO (axit hipocloro)
Lưu ý: Nước clo có tính sát khuẩn, tẩy màu là do HClO có tính oxi hóa rất mạnh.
HClO
HCl + O; 2O O2
- Br2: Ở ứng ở nhiệt độ thường, chậm hơn clo.
clip_image003.png
Br2 + H2O ⇌ HBr + HBrO (axit hipobromo)
- I2: Hầu như không phản ứng.
b) Với dung dịch bazơ.
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
nước gia ven
3Cl2 + 6NaOH → (70oC) 5NaCl + NaClO3 + 3H2O
Cl2 + Ca(OH)2 → (toC)CaOCl2 + H2O
(cloruavôi)
Ghi nhớ: Nước gia ven, cloruavôi đều là chất oxi hóa mạnh, tác nhân oxi hóa là Cl+1. Chúng có tính tẩy màu và sát trùng.
 
Top Bottom