Vật lí 10 Tìm kiếm tài năng Vật Lí 10. Ai sẽ là người lái thuyền giỏi nhất?

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,627
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lâu rồi mình không có bài toán hay hay để chém gió nhỉ :p
Các bạn cùng thử sức nào. Không cần quá chi tiết, nếu nêu được hướng giải đúng thì vẫn chấp nhận nhé ;)

Câu 1: Hai lăng trụ đồng chất A, B khối lượng lần lượt là $m_1, m_2$ như hình vẽ. Khi B trượt từ đỉnh đến chân lăng trụ A thì A dời chỗ một khoảng bao nhiêu? Cho biết a, b. Bỏ qua ma sát.

upload_2021-10-1_19-49-16-png.187864


Câu 2: Hai thuyền, mỗi thuyền có khối lượng $M$ chứa một kiện hàng khối lượng $m$, đang chuyển động song song ngược chiều nhau với cùng vận tốc $v$. Khi hai thuyền ngang nhau, người ta đổi hàng cho nhau theo 2 cách:
  • Hai kiện hàng được chuyển theo thứ tự trước sau
  • Hai kiện hàng được chuyển đồng thời.
Hỏi với cách nào thì vận tốc cuối của hai thuyền lớn hơn?

Câu 3: Thuyền có chiều dài $l$, khối lượng $m_1$, đứng yên trên mặt nước. Người khối lượng $m_2$ đứng ở đầu thuyền nhảy lên với vận tốc $v_0$ xiên góc $\alpha$ so với mặt nước và rơi vào giữa thuyền. Tính $v_0$.

Người giải được một trong 3 câu trên sẽ là nhân tài Box Lí nhé JFBQ00137070104BJFBQ00137070104BJFBQ00137070104B
Khuyến khích các bạn đăng ký BQT Lí tham gia nhé @No Name :D @Xuân Hiếu hust @NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM :D
 

Attachments

  • upload_2021-10-1_19-49-16.png
    upload_2021-10-1_19-49-16.png
    6.1 KB · Đọc: 153

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
21
Nghệ An
Hướng giải câu 3:
Khi nhảy lên từ đầu kia thuyền, do hệ là cô lập bảo toàn động lương theo phương ngang nên thuyền dc cấp một vận tốc ngược người nhảy,ta tính dc thời gian từ khi người nhảy lên đến khi chạm lại thuyền, và độ dịch của thuyền + tầm xa phương ngang của người nhảy phải bằng nửa thuyền=>v
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,627
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Hướng giải câu 3:
Khi nhảy lên từ đầu kia thuyền, do hệ là cô lập bảo toàn động lương theo phương ngang nên thuyền dc cấp một vận tốc ngược người nhảy,ta tính dc thời gian từ khi người nhảy lên đến khi chạm lại thuyền, và độ dịch của thuyền + tầm xa phương ngang của người nhảy phải bằng nửa thuyền=>v
Tính độ dịch chuyển của thuyền như thế nào nhỉ?
Và tại sao "độ dịch của thuyền + tầm xa phương ngang của người nhảy phải bằng nửa thuyền" ?
 
  • Like
Reactions: Rau muống xào

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
21
Nghệ An
Tính độ dịch chuyển của thuyền như thế nào nhỉ?
Và tại sao "độ dịch của thuyền + tầm xa phương ngang của người nhảy phải bằng nửa thuyền" ?
3)Hệ cô lập, bảo toàn động lượng
[tex]m_1.\vec{v_0}+m_2.\vec{v}=0[/tex][tex]=>\vec{v}=-\frac{m_1}{m_2}.\vec{v_0}[/tex]
=>thuyền chuyển động ngược chiều so với người nhảy
chiếu pt trên theo phương ngang:[tex]v=\frac{m_1.v_0.cos(\alpha)}{m2}[/tex]
7.png
thời gian từ khi nhảy đến khi quay lại thuyền: [tex]t=\frac{2v_0.sin(\alpha)}{g}[/tex]
từ hình vẽ : [tex]L+v.t=\frac{l}{2}[/tex]
[tex]=>vo.cos(\alpha).\frac{2v_0.sin(\alpha)}{g}+\frac{m_1}{m_2}.v_o.cos(\alpha).\frac{2v_0.sin(\alpha)}{g}=\frac{l}{2}=>v_0[/tex]
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,627
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
3)Hệ cô lập, bảo toàn động lượng
[tex]m_1.\vec{v_0}+m_2.\vec{v}=0[/tex][tex]=>\vec{v}=-\frac{m_1}{m_2}.\vec{v_0}[/tex]
=>thuyền chuyển động ngược chiều so với người nhảy
chiếu pt trên theo phương ngang:[tex]v=\frac{m_1.v_0.cos(\alpha)}{m2}[/tex]
View attachment 187966
thời gian từ khi nhảy đến khi quay lại thuyền: [tex]t=\frac{2v_0.sin(\alpha)}{g}[/tex]
từ hình vẽ : [tex]L+v.t=\frac{l}{2}[/tex]
[tex]=>vo.cos(\alpha).\frac{2v_0.sin(\alpha)}{g}+\frac{m_1}{m_2}.v_o.cos(\alpha).\frac{2v_0.sin(\alpha)}{g}=\frac{l}{2}=>v_0[/tex]

Cách giải đã rõ ràng và rất chính xác nhé :p
Chúc mừng @Xuân Hiếu hust được công nhận là Tài năng của Box Lí JFBQ00137070104BJFBQ00137070104BJFBQ00137070104B
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,627
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Có ai cần gợi ý cho câu 1 và câu 2 không nhỉ :D
Gợi ý nằm ngay ở đây:p
Nếu vẫn chưa giải được thì đáp án ở đây nhé:
Tự giải đi nhé. Người đăng cũng không có lời giải đâu :D
Bị lừa ở câu 1 rồi còn bấm vào câu 2. Hãy tự giải để được công nhận nhé ;)
 
Last edited:

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,627
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Có vẻ không ai giải nữa nhỉ :D
Mình sẽ cung cấp đáp án tham khảo nhé.
Có nhiều phương pháp hay có thể áp dụng. Nhưng mình sẽ thử một phương pháp đã được giới thiệu trong tạp chí Vật Lí HMF số 1: Phương pháp tọa độ trọng tâm.

upload_2021-11-5_13-55-7-png.192216


Ta dựng hệ tọa độ như hình vẽ
Tọa độ trọng tâm ban đầu của vật A: $x_1 = a/3$ và $y_1 = h/3$
Tọa độ trọng tâm ban đầu của vật B: $x_2 = 2b/3$ và $y_2 = h/3 .(2 + b/a)$

upload_2021-11-5_14-4-24-png.192218


Tọa độ trọng tâm lúc sau là:
$x_1' = [-2x+(a-x)]/3$ và $y_1' = h/3$
$x_2' = [2(a-x)+(a-x-b)]/3$ và $y_2' = 2h/3 . (1-b/a)$

Vì không có ngoại lực tác dụng lên hệ theo phương ngang cho nên theo phương ngang tọa độ trọng tâm hệ A, B không đổi:
$m_1x_1 + m_2x_2 = m_1x_1' + m_2x_2'$
Giải phương trình ẩn x ta được: $x = \frac{m_2(a-b)}{m_1 + m_2}$
Lưu ý là mình chỉ viết $y$ cho rõ ràng, trong thực tế giải toán không cần thiết nên sẽ giảm được khá nhiều công đoạn tính toán.
Ta chỉ cần biểu diễn 4 yếu tố và lập thành phương trình là có thể tìm được x rồi :D
Cách 1:
Ý tưởng: Kiện hàng có khối lượng $m$ sẽ chuyển động với vận tốc thuyền đang chở nó. Từ đó dùng bảo toàn động lượng để tìm vận tốc.
Sau khi chuyển m qua thuyền 1 thì vận tốc thuyền 1 là:
$(M + m)v - mv = (2m + M)v_1 \Rightarrow v_1 = \frac{M}{2m + M}v$
Tương tự, khi chuyển lại m qua thuyền 2 thì: $Mv - mv_1 = (M + m)v_2 \Rightarrow v_2 = \frac{Mv - mv_1}{M + m} = \frac{M}{m2 + M}$
Cách 2:
Làm tương tự như trên thì ta cũng được: $v_1 = v_2 = \frac{M - m}{M + m}.v$
Dựa trên kết quả trên thì ta chọn cách 1.
 

Attachments

  • upload_2021-11-5_13-55-7.png
    upload_2021-11-5_13-55-7.png
    9.3 KB · Đọc: 56
  • upload_2021-11-5_14-4-24.png
    upload_2021-11-5_14-4-24.png
    6.9 KB · Đọc: 52
  • Like
Reactions: Rau muống xào
Top Bottom