[Tiểu event] 20k mỗi tuần.

K

ki_su

Theo mình thì dùng cách lí giải mặt chân đế không thuyết phục bởi bánh xe tiếp xúc với mặt đường bằng một điện tích rất bé. Mặt chân đế coi như là điểm rồi.
 
G

galaxy98adt

Theo mình thì dùng cách lí giải mặt chân đế không thuyết phục bởi bánh xe tiếp xúc với mặt đường bằng một điện tích rất bé. Mặt chân đế coi như là điểm rồi.
''Mặt chân đế là mặt đáy của vật hay đa giác lồi bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của vật'' mà bạn. Nó luôn có một diện tích. Tuy bé nhưng không thể coi là 1 điểm được!!
 
C

congratulation11

Câu hỏi tuần 2: Lí giải vì sao xe đạp chuyển động thì cân bằng mà đứng yên thì ngã.

Ai nói xe chuyển động thì cân bằng chứ??? Phải có người biết đi xe đạp lái nó thì nó mới không bị đổ. Hơn nữa, khi lái người ta phải liên tục giữ thăng bằng để tự cứu lấy mình.

Ai nói xe đạp đứng yên thì bị đổ? Bạn có thấy các diễn viên xiếc không. Chiếc xe đạp không hề chuyển động, mà chỉ nhúc nhíc tại 1vị trí do các diễn viên đã khéo léo giữ thăng bằng.
 
K

ki_su

Tập trung giải quyết vấn đề đi, đừng lan man.

Nguyên lí chuyển động - thăng bằng của xe đạp cũng giống như một cái bìa mỏng hình tròn. Để đứng yên thì nó không cân bằng được, nhưng nếu lăn nó chuyển đống nó thăng bằng rất tốt. Nó có cần ai lái đâu.
 
C

congratulation11

Tập trung giải quyết vấn đề đi, đừng lan man.

Nguyên lí chuyển động - thăng bằng của xe đạp cũng giống như một cái bìa mỏng hình tròn. Để đứng yên thì nó không cân bằng được, nhưng nếu lăn nó chuyển đống nó thăng bằng rất tốt. Nó có cần ai lái đâu.

Vậy anh coi những phản biện của em trên kia là vô căn cứ sao???

Đố anh làm cho tấm bìa mỏng hình tròn ấy chuyển động mà không bị đổ đấy???
 
K

ki_su

Cắt 1 tấm bìa và lăn đi ! Xem lúc chuyển động nó có bị đồ không?

Về phần trả lời sau của bạn Galaxy: Mặt chân đế mình nghĩ không đủ thuyết phục để giải thích. Dù mặt chân đế không phải là điểm nhưng vẫn rất bé để xe đạp có thể cân bằng khi chuyển động. Và nó cũng không giải thích được trường hợp của những tấm bìa mỏng hình tròn.
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Vậy thì quan sát của em là: Nó không cđ trong mp đứng mà liên tục nghiêng ngả. Điều này chứng tỏ nó không cân bằng.
 
K

ki_su

Khi vận tốc giảm, nó nghiêng ngả rồi đổ thì không nói.

Khi em bắt đầu lăn, nó sẽ nghiêng ngả bởi vì tay em không thể phát lực theo phương thẳng đứng được. Nó sẽ nghiêng ngả một tí rồi cân bằng dần.

Đây là một vấn đề thực tế, nhiều người đã công nhận và cố gắng giải thích. Em không tin cũng kệ, anh không lí giải nhiều.
 
C

congratulation11

Khi vận tốc giảm, nó nghiêng ngả rồi đổ thì không nói.

Khi em bắt đầu lăn, nó sẽ nghiêng ngả bởi vì tay em không thể phát lực theo phương thẳng đứng được. Nó sẽ nghiêng ngả một tí rồi cân bằng dần.

Đây là một vấn đề thực tế, nhiều người đã công nhận và cố gắng giải thích. Em không tin cũng kệ, anh không lí giải nhiều.

Chuyện đi xe đạp cũng là vấn đề thực tế. Và chuyện nó nghiêng ngả khi chuyển động cũng tương tự như cái miếng bìa tròn kia. Anh đặt câu hỏi vậy thì em trả lời vậy, nó rất thực tế mà.
 
K

ki_su

Dấu hiệu của cân bằng bền? Vật có thể dao động quanh vị trí cân bằng. Còn không cân bằng, chỉ cần lệch khỏi vị trí cân bằng 1 li là sẽ đổ ngay.
 
C

congratulation11

Dấu hiệu của cân bằng bền? Vật có thể dao động quanh vị trí cân bằng. Còn không cân bằng, chỉ cần lệch khỏi vị trí cân bằng 1 li là sẽ đổ ngay.

Vậy thì đã có lực kéo về theo phương ngang, để vật luôn nghiêng ngả khi chuyển động quay. ;))

Để cơ hội cho các đồng chí khác đấy, mai tớ trả lời.
 
G

galaxy98adt

Ai nói xe chuyển động thì cân bằng chứ??? Phải có người biết đi xe đạp lái nó thì nó mới không bị đổ. Hơn nữa, khi lái người ta phải liên tục giữ thăng bằng để tự cứu lấy mình.

Ai nói xe đạp đứng yên thì bị đổ? Bạn có thấy các diễn viên xiếc không. Chiếc xe đạp không hề chuyển động, mà chỉ nhúc nhíc tại 1vị trí do các diễn viên đã khéo léo giữ thăng bằng.
Umm... Theo mình thì thế này:
Lúc chúng ta mới tập đi xe đạp thì sẽ có ít nhất 1 lần bị ngã đúng không? Bởi vì lúc đó, chúng ta không giữ được thăng bằng cho xe. Vì vậy mà xe bị đổ (do không điều chỉnh được trọng tâm của người-xe ''rơi trúng mặt chân đế''. Vì thế, các em nhỏ đi xe đạp thường đi xe rất thấp, một mặt là phù hợp với tầm vóc các em, mặt khác điều đó giúp giảm độ cao ''mặt chân đế'' xuống. Ngoài ra, các xe đó thường lắp thêm 2 bánh phụ nhỏ ở đằng sau, mục đích là tăng diện tích mặt chân đế lên. Điều đó làm cho các em đi được an toàn hơn.
Còn về phần diễn viên. Bạn có dám chắc các diễn viên không di chuyển không??? Mình thì mình thấy các diễn viên đều phải làm các động tác làm bánh xe lăn đi lăn lại, ngoài ra còn dang hai tay ra để giữ thăng bằng. Mình chỉ thấy như vậy thôi!!
 
G

galaxy98adt

Cắt 1 tấm bìa và lăn đi ! Xem lúc chuyển động nó có bị đồ không?

Về phần trả lời sau của bạn Galaxy: Mặt chân đế mình nghĩ không đủ thuyết phục để giải thích. Dù mặt chân đế không phải là điểm nhưng vẫn rất bé để xe đạp có thể cân bằng khi chuyển động. Và nó cũng không giải thích được trường hợp của những tấm bìa mỏng hình tròn.
mình nghĩ là khi lăn tấm bìa thì tấm bìa có quán tính nên nó sẽ tiếp tục lăn trong một thời gian. Mình nghĩ là nếu tiếp tục lăn thì nó sẽ trở về trạng thái cân bằng thôi (dù chỉ là trong một khoảng thời gian)
 
C

congratulation11

Trả lời cho câu hỏi tuần này:

**) Chuyển động của x đạp có người lái không chỉ phụ thuộc vào mặt cơ của chuyển động của các bánh xe, mà còn phụ thuộc vào sự điều khiển, sự tác động của người lái xe.

*) Xét trong trường hợp một bánh xe được tác động cho chuyển động hoàn hảo, nó sẽ không bị nghiêng hay thay đổi vận tốc khi chuyển động. Lúc này: bánh xe ổn định trong mp đứng, cđ tịnh tiến trong md đứng đồng thời quay quanh trục.

Nếu gọi G là khối tâm của bánh xe:

Ta có: $\left\{\begin{matrix}\Sigma\vec F=m\vec a_G \\ \Sigma\vec M_{(G)}=I_G\vec\gamma\end{matrix}\right.$

Do vậy: Trong Th này, các ngoại lực tác dụng lên bánh xe là trọng lực và phản lực từ mp bánh xe lăn cân bằng nhau nên khối tâm sẽ cđ đều, và các điểm khác quay đều quanh khối tâm.

*) Xét trong Th 1 bánh xe được tác động cho cđ nhưng ban đầu hơi nghiêng.
Giờ bánh xe không còn chuyển động phẳng nữa, mà cđ cong.

Đặt gạch đã, lát viết tiếp.
 
S

saodo_3

Nhìn mớ gạch thấy có vẻ đi đúng hướng rồi ấy nhỉ. .
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Tiếp.

dwdgdgw_zpsppwjxfq8.png

Do bánh nghiêng nên thay vì đi đường 1, bánh lăn theo đường 2. Khoan xét đến quỹ đạo tiếp theo. Khi nghiêng như vậy, vật chịu tác dụng của trọng lực, phản lực, lực hướng tâm, và có thể kể đến quan tính li tâm.

+) Các lực kể trên không làm thay đổi momen quay của các điểm trên bánh xe quanh trục O (chính giữa bánh). Xét trong mặt quay thì điểm quay K (điểm tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường) cũng tương tự vậy.

+) Tuy nhiên, trọng lực theo phương đứng lại gây momen, làm quay các điểm trên xe quanh điểm K, trong mp vuông góc với đường cđ. Nếu không có lực tác động làm chỉnh lại thì bánh xe càng quay càng nghiêng, đến khi đổ

Và giờ thì ai cũng biết nên học giữ thăng bằng khi lái xe đúng hông??? :]]

===================
Trước khi viết bài này em có tham khảo trên mạng, có bài như vậy, với tác giả như vậy. Nhưng không tin tưởng lắm. o0

http://citinews.net/oto-xe-may/vi-sao-xe-dap-chi-khong-do-khi-chuyen-dong--FYRO3GA/
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

@@ Galaxy: You có hiểu tớ viết gì không?>????
@@ Kisu: Bạn không hiểu chỗ nào??? Hay vì ý tưởng của bạn bị nó đè bẹp nên căng thẳng???? ;))
 
Top Bottom