[Tiểu event] 20k mỗi tuần.

S

saodo_3

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Nhằm khuyến khích các mem vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn, tiểu event :"20k mỗi tuần" được khởi động lại.

- Thể lệ: Mỗi tuần mình sẽ đưa ra một câu hỏi liên quan đến vật lí. Ai trả lời đúng và bảo vệ được câu trả lời của mình sẽ được tặng 20.000 đồng qua hình thức thẻ điện thoại (hoặc một hình thức thuận tiện nào khác nếu mem yêu cầu).

- Để đảm bảo sự riêng tư của mỗi người, khi mem nào đó được nhận giải, mình chỉ yêu cầu gửi thông tin mạng điện thoại đang dùng (viettel, mobiphone hay vinaphone) qua tin nhắn riêng cho mình.

- Chúc mọi người vui vẻ!

*) Giải thích: Bảo vệ câu trả lời nghĩa là gì? Nếu mình hoặc một mem nào đó còn nghi ngờ câu trả lời của bạn, bạn phải chứng minh được rằng mình đúng.
 
S

saodo_3

Câu hỏi tuần 1: Có 2 cốc nước cất và 2 cục đường hoàn toàn giống nhau.

Ở cốc 1, người ta thả chìm cục đường xuống đáy cốc.

Ở cốc 2, người ta treo lơ lửng cục đường trong nước.

Hỏi cục đường ở cốc nào tan nhanh hơn?

Nước trong cốc tĩnh lặng.
 
C

congratulation11

The first.

Chọn cục đường treo

Lí do: Sau khi khuếch tán dần ra nước, dung dịch đường sẽ lắng xuống do khối lượng riêng của nó lớn hơn nước xung quanh, phần nước ít đường hơn sẽ nhẹ hơn, sẽ bị đẩy lên, tiếp tục làm MT cho đường khuếch tán.

Còn đường dưới đáy cốc thì khuếch tán chậm hơn, thậm chí có giới hạn vì không có được ưu điểm như kiểu trên.
 
K

ki_su

Nếu đường đã khuếch tán, chẳng phải cả cốc nước biến thành dung dịch đường rồi sao? Sao còn phân biệt dung dịch đường với nước nữa nhỉ?
 
G

galaxy98adt

Haiz. Chậm hơn Congra rồi. Nhưng em thử trả lời xem sao!! :D
Chọn cục đường treo lơ lửng vì dù nước có hoàn toàn tĩnh lặng thì các phân tử nước vẫn không ngừng chuyển động và chắc chắn sẽ va chạm với các phân tử đường và truyền động năng cho các phân tử đường đó. Khi đó, các phân tử đường sẽ có động năng để tách ra khỏi cục đường để hòa vào nước. Đối với cục đường treo lơ lửng thì tác động này của nước là từ mọi phía trong khi với cục đường ở dưới đáy thì phần cục đường tiếp xúc với đáy sẽ không nhận được động năng từ nước. Do đó cục đường treo lơ lửng sẽ tan nhanh hơn.
 
C

congratulation11

Nếu đường đã khuếch tán, chẳng phải cả cốc nước biến thành dung dịch đường rồi sao? Sao còn phân biệt dung dịch đường với nước nữa nhỉ?

Mới ban đầu đường mới chỉ khuếch tán 1 ít ra xung quanh nên phần thể tích ở xa cục đường chưa có phân tử đường đương nhiên gọi nó là nước. Sau đó cốc nước sẽ thành dung dịch đường. Tuy nhiên, khi còn cục đường thì nó sẽ tiếp tục khuểch tán, có khuếch tán từ chỗ có cục đường nên phần dd gần cục đường sẽ có nhiều phân tử đường hơn, khối lượng riêng sẽ lớn hơn phần dd còn lại....

Hiện tượng khuếch tán xảy ra như em đã mô tả ỏ bài trước, cho đến khi tan hết cục đường.

P/s. Cơ mà mùa hè rảnh rỗi như vậy thì anh nên post vài tài liệu vào box của em đê! ;))
 
C

congratulation11

Haiz. Chậm hơn Congra rồi. Nhưng em thử trả lời xem sao!! :D
Chọn cục đường treo lơ lửng vì dù nước có hoàn toàn tĩnh lặng thì các phân tử nước vẫn không ngừng chuyển động và chắc chắn sẽ va chạm với các phân tử đường và truyền động năng cho các phân tử đường đó. Khi đó, các phân tử đường sẽ có động năng để tách ra khỏi cục đường để hòa vào nước. Đối với cục đường treo lơ lửng thì tác động này của nước là từ mọi phía trong khi với cục đường ở dưới đáy thì phần cục đường tiếp xúc với đáy sẽ không nhận được động năng từ nước. Do đó cục đường treo lơ lửng sẽ tan nhanh hơn.

Phản biện có được cộng thêm tiền không nhỉ??? ;))

Nếu bạn nói về cái diện tiếp xúc thì mình nghĩ nó không đúng. Vì cục đường dù nói là dưới đáy đi chăng nữa nó cũng không ngăn được sự gặp gỡ giữa anh đáycốc và cô nước ngay ở đất của mình. Mà một khi đã không ngăn cách được thì lí thuyết của bạn không đúng.

ndnh_zpstkubiiq9.png

P/s: Hình như nắng quá nên mem Diễn đàn đi uống nước đường hết trơn rồi :((
 
Last edited by a moderator:
G

galaxy98adt

Phản biện có được cộng thêm tiền không nhỉ??? ;))

Nếu bạn nói về cái diện tiếp xúc thì mình nghĩ nó không đúng. Vì cục đường dù nói là dưới đáy đi chăng nữa nó cũng không ngăn được sự gặp gỡ giữa anh đáycốc và cô nước ngay ở đất của mình. Mà một khi đã không ngăn cách được thì lí thuyết của bạn không đúng.

ndnh_zpstkubiiq9.png

P/s: Hình như nắng quá nên mem Diễn đàn đi uống nước đường hết trơn rồi :((

Mình nghĩ cái phần nước bạn nói đến, tức là phần nước giữa đáy và cục đường dù nó ở đáy, sẽ có động năng không lớn, vì theo mình thì phần nước đấy ngoài truyền cho cục đường động năng thì một phần khác nó cũng truyền động năng cho đáy cốc. Ngoài ra, phần nước này còn bị cục đường "chặn", nước bên ngoài muốn vào được thì phải qua thẩm thấu. Nếu thế thì phần nước thẩm thấu này cũng bị các phân tử đường hấp thụ động năng rồi. Do vậy nên mình nghĩ là phần cục đường tiếp xúc với đáy sẽ được coi không nhận được động năng từ nước.



The first.

Chọn cục đường treo

Lí do: Sau khi khuếch tán dần ra nước, dung dịch đường sẽ lắng xuống do khối lượng riêng của nó lớn hơn nước xung quanh, phần nước ít đường hơn sẽ nhẹ hơn, sẽ bị đẩy lên, tiếp tục làm MT cho đường khuếch tán.

Còn đường dưới đáy cốc thì khuếch tán chậm hơn, thậm chí có giới hạn vì không có được ưu điểm như kiểu trên.

Mình nghĩ là khi tan vào nước thì các phân tử đường xen giữa vào khoảng trống của các phân tử nước. Và các phân tử nước chuyển động hỗn loạn sẽ đưa các phân tử đường đi khắp nơi trong cốc chứ không nhất thiết là lắng xuống. :D
 
C

congratulation11

@@@ galaxy: Nếu bạn tặng mình 20k ngoài tiền thưởng mình sẽ chỉ ra những điểm sai và thiếu sót trong lập luận của bạn. Bây giờ thì mình không muốn nói thêm. ;))
 
K

ki_su

Phải bảo vệ lập luận của mình từ mọi hướng chứ. Hơn nữa học hỏi nhau là chính, không nên quá thực dụng.

Hướng suy nghĩ của galaxy cũng được, tuy nhiên nếu cục đường hình cầu thì sao?

Congratulation11: Hiểu rồi, đại ý là đường không loang nhanh ra nước mà chỉ kết hợp với 1 phần nước ở gần nó trước. Có quan sát thực tế nào để chứng minh điều này không?
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Nếu lão cũng nghĩ thế thì ta sẽ bật lí lẽ đó.

@ Trước hết là Galaxy:

Mình nghĩ cái phần nước bạn nói đến, tức là phần nước giữa đáy và cục đường dù nó ở đáy, sẽ có động năng không lớn, vì theo mình thì phần nước đấy ngoài truyền cho cục đường động năng thì một phần khác nó cũng truyền động năng cho đáy cốc. Ngoài ra, phần nước này còn bị cục đường "chặn", nước bên ngoài muốn vào được thì phải qua thẩm thấu. Nếu thế thì phần nước thẩm thấu này cũng bị các phân tử đường hấp thụ động năng rồi. Do vậy nên mình nghĩ là phần cục đường tiếp xúc với đáy sẽ được coi không nhận được động năng từ nước.

- Bạn có nghĩ ngoài nước truyền động năng cho đường và cốc thì hai cái kia cũng truyền ngược lại nước???
- Mình đã minh hoạ là đường không thể chia cắt nước và cốc. Vẫn còn chừa 1 khe nhỏ để nước len qua.

Mình nghĩ là khi tan vào nước thì các phân tử đường xen giữa vào khoảng trống của các phân tử nước. Và các phân tử nước chuyển động hỗn loạn sẽ đưa các phân tử đường đi khắp nơi trong cốc chứ không nhất thiết là lắng xuống.

Khi đường len vào 1 các khoảng trống giữa các phân tử nước. Xét 1 thể tích nước bất kì, khi đường len vào thì thể tích của nó gần như không đổi (Bạn có thể thử bằng cách rót 1 cốc nước đầy rồi hoà tan 1 cốc đường, nếu khéo léo nhất định sẽ không bị trào nước ra ngoài), trong khi khối lượng đã tăng đáng kể (M)
---> khối lượng riêng tăng. Giờ đơn giản rồi.

@@ Sâu: Các vị tiền bối đã thí nghiệm và đưa ra kết luận: với khuếch tán, các phân tử được chuyển từ nơi có nồng độ cao hơn sang nơi có nồng độ thấp hơn. Đó đó...

Còn hậu bối Congratulation11 thì thấy khi nhỏ một giọt mực vào 1 cốc nước sạch, hiện tượng xảy ra như lão thắc mắc ..

P/s: Galaxy Trung Đức, bạn cứ hiền như vậy mình sẽ bắt nạt đó ;))
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

Anh muốn hỏi là em có nhìn thấy hiện tượng thực tế nào để chứng minh đường tan không đều chứ đâu hỏi đó là hiện tượng gì.
 
C

congratulation11

Anh muốn hỏi là em có nhìn thấy hiện tượng thực tế nào để chứng minh đường tan không đều chứ đâu hỏi đó là hiện tượng gì.

hgvkjshsd

Hiện tượng nhỏ mực ở trên nhé!

Giọt mực rơi vào nước sau khi đã thực hiện cú nhảy trong không khí (ở trừ trường hợp nó khôn tiếp xúc với không khí =]]). Rơi vào nước, anh mực nhà ta bắt đầu toả ra xung quanh, từ một vị trí ban đầu có màu nổi hẳn so với xung quanh. ;)

Sau 1 thời gian lan toả trong nước thì dung dịch nước đã đồng màu.
-----------

Hình như anh hiểu nhầm ý em, em nói là ban đầu khi đường đang tan nồng độ của dung dịch trong cốc ở các vị trí gần và xa cục đường là khác nhau, chứ không phải sau cùng nó khác nhau. Xét trong trường hợp môi trường hoà tan không chịu tác động bên ngoài.
 
S

saodo_3

Mực là chất lỏng, còn đường là chất rán tan trong chất lòng cơ mà.

Có một số chất, tốc độ loang ra nước của nó rất nhanh, vừa cho tiếp xúc một cái là cả cốc nước chuyển màu. Làm sao em đảm bảo được đường tan giống với mực được.

Anh thì anh có thể thấy được đường tan như thế nào chứ không cần phải thông qua một ví dụ nào hết.
 
C

congratulation11

Mực là chất lỏng, còn đường là chất rán tan trong chất lòng cơ mà.

Có một số chất, tốc độ loang ra nước của nó rất nhanh, vừa cho tiếp xúc một cái là cả cốc nước chuyển màu. Làm sao em đảm bảo được đường tan giống với mực được.

Anh thì anh có thể thấy được đường tan như thế nào chứ không cần phải thông qua một ví dụ nào hết.

Thôi được. Sự tan của đường với chất lỏng khác trong nước cũng là khuếch tán thôi.

Nếu muốn lấy ví dụ về chất rắn thì em sẽ lấy thuốc tím. Tại sao? Vì khi tan ta có thể nhận được quá trình thuốc tím lan toả vào nước nhờ màu. Còn về đường thì em mắt kém, nhìn kĩ mới thấy những vùng loang trong nước nơi gần cục đường, do chiết suất khác hẳn với xung quanh.
 
G

galaxy98adt

..............
Hướng suy nghĩ của galaxy cũng được, tuy nhiên nếu cục đường hình cầu thì sao?
........................
Mình chấp nhận sự thiếu sót của mình (mà có thể là sai!! :p) nhưng mình nghĩ nếu được bổ sung thì mình xin bổ sung phần khuếch tán (giống của bạn Congra). Tuy nhiên mình lại nghĩ là nó chỉ khuếch tán tốt hơn thôi chứ không chỉ là nước đường nó chìm xuống. :)
 
S

saodo_3

Còn về đường thì em mắt kém, nhìn kĩ mới thấy những vùng loang trong nước nơi gần cục đường, do chiết suất khác hẳn với xung quanh.

Câu giải thích được chấp nhận. Tuần này congratulation11 đã chiến thắng, chúc mừng em. Gửi thông tin mạng điện thoại đang dùng vào tin nhắn riêng của anh để nhận giải.
 
S

saodo_3

Câu hỏi tuần 2: Lí giải vì sao xe đạp chuyển động thì cân bằng mà đứng yên thì ngã.
 
G

galaxy98adt

Câu hỏi tuần 2: Lí giải vì sao xe đạp chuyển động thì cân bằng mà đứng yên thì ngã.
Khi xe đạp di chuyển thì "mặt chân đế" thay đổi liên tục. Do đó, khả năng trọng tâm của người và xe nằm trên ''mặt chân đế'' sẽ cao hơn => xe không bị đổ. Còn khi đứng yên thì khả năng giữ thăng bằng là khá khó vì khả năng trọng tâm của người và xe nằm trên ''mặt chân đế'' sẽ khá thấp => đpcm
 
Top Bottom