CLB lịch sử Thùng thuốc súng Việt Nam

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trích dẫn: Võ Nguyên Giáp, tác giả: Georges Boudarel
---------------------------------
Mùa hè năm 1945, Việt Nam như một thùng thuốc súng sẵn sàng nổ tung.
Giữa lúc Hội nghị Đảng toàn quốc đang họp thì nhận được tin Nhật đầu hàng không điều kiện. Ngày 16 tháng 8, Hội nghị ra lời kêu gọi tổng khởi nghĩa. Hội nghị thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam - Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Đại hội giải tán ngay trong đêm. Rạng sáng ngày hôm sau, đơn vị chủ lực đầu tiên của quân giải phóng lên đường tiến về Thái Nguyên.
Hồ Chí Minh không thể có mặt trong lễ xuất quân. Sau chuyến đi công tác từ Cao Bằng về, Người bị sốt rét...
...Trong lúc bên giường bệnh của người lãnh đạo Việt Minh, Giáp đang lo các đội quân của mình tấn công thất bại đồn quân Nhật đóng ở Thái Nguyên thì nhiều sự kiện có tính quyết định đang diễn ra trên một mặt trận khác. Tại miền xuôi và trong thành phố, các cơ sở bí mật của cách mạng không ngừng phát triển. Ngày 10 tháng 3, trước khi nhận được chỉ thị mới của Thường vụ Trung ương Đảng, Đảng bộ địa phương đã chuyển sang hành động. Tại Hà Nội lúc này do Chính phủ thân Nhật của Trần Trọng Kim kiểm soát từ tháng 3, các hội viên tuyên truyền xung kích của Việt Minh được những người có vũ khí bảo vệ đã tổ chức diễn thuyết chớp nhoáng ở các chợ, rạp chiếu bóng cho đến tận phòng thông tin của thành phố.
Ngay sau khi có tin Nhật đầu hàng Đồng minh, một đại
biểu của Việt Minh đã đến tiếp xúc với Phan Kế Toại, Khâm sai của Hoàng đế Bảo Đại ở Bắc Bộ.
Lúc đầu các quan điểm còn khác nhau nhưng sau vài ngày tiếp xúc hai bên đã gần nhau hơn, trong lúc Tổng hội viên chức dự định triệu tập mít tinh vào ngày 17 tháng 8 để ủng hộ chính phủ. Cuộc mít tinh sẽ được tổ chức trước thềm cửa Nhà hát Lớn của thành phố Hà Nội (được xây dựng khoảng năm 1900
phỏng theo nhà hát nhạc kịch Opera ở Paris). Ngày hôm đó, khi các diễn giả thân Nhật lên diễn đàn sắp phát biểu thì cán bộ Việt Minh, súng trong tay, chiếm diễn đàn, lấy micro, giật cờ của nhà vua xuống và thay bằng cờ đỏ sao vàng của Việt Minh. Một thanh niên và hai phụ nữ cầm micro hô hào đám đông hô khẩu hiệu ủng hộ Việt Minh. Lính bảo an cũng hòa vào dòng người biểu tình, súng vẫn đeo trên vai nhưng nòng chĩa xuống đất
Ngày hôm sau, 18 tháng 8, Thành ủy Hà Nội, lâu nay vẫn làm việc bí mật ở ngoại thành, chuyển vào nội thành, đặt trụ sở trong một biệt thự của một viên quan lại thân Pháp nhưng bỏ không. Trong ngôi biệt thự đó, giữa các đồ đạc được trang trí theo kiểu phương Đông, giữa những tấm tranh sơn mài vẽ rồng phượng đỏ chói, Thành ủy Hà Nội quyết định bỏ khẩu hiệu “đánh đuổi giặc Nhật”. Trong các doanh trại, quân đội Nhật mặc dù bại trận vẫn tỏ thái độ chống lại những người khởi nghĩa. Cuối cùng các bên thương lượng và người Nhật hứa sẽ giữ trung lập.
Ngày 19 tháng 8, từ sáng sớm, toàn dân Hà Nội đổ ra đường và một đám đông được các đội tự vệ vũ trang đủ kiểu từ musqueton đến súng săn, kiếm, cuốc, gậy gộc... bảo vệ tràn vào trung tâm thành phố. Cuộc mít tinh biến thành biểu tình vũ trang. Dòng người chia thành nhiều đoàn, tỏa ra chiếm Tòa Đốc lý, trại bảo an binh, Sở cảnh sát, nhà tù và Phủ Khâm sai Bắc Bộ.
Hai đại đội bảo an binh bảo vệ phủ Khâm sai ngay gần nhà hát thành phố nhìn thấy cảnh các phố tràn ngập đoàn người từ sáng sớm. Chỉ huy của họ hoang mang không biết xử trí ra sao, còn Khâm sai Phan Kế Toại vẫn đang thảo luận với những người khởi nghĩa. Khi đám đông trèo qua hàng rào, lính khố xanh không phản ứng, súng để dưới chân. Một lúc sau, họ đầu hàng, giao hai trăm khẩu súng musqueton cho những người khởi nghĩa. Những người này từ thuở bé chưa bao giờ cầm súng, lóng ngóng nhận lấy những khẩu súng và lắng nghe những người lính giảng giải cách lắp và lên đạn, ngắm mục tiêu và rút chốt lựu đạn ra sao. Một toán lính Nhật mang theo xe lắp súng liên thanh tự động đến chuẩn bị can thiệp. Những người biểu tình đàm phán với viên chỉ huy. Bởi lẽ quân đội Nhật chỉ còn chờ hồi hương và những người cách mạng cam kết không tỏ thái độ thù nghịch với họ trong chừng mực quân đội Nhật không can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam. Đến 16 giờ quân Nhật quay về trại. Từ lúc đó, Việt Minh làm chủ thành phố.
Tại Huế ngày 23 tháng 8, 150.000 người dân xuống đường và Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố thoái vị. “Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”. Ngày 25, tại Sài Gòn dân chúng tụ tập còn đông hơn thế, chen chúc nhau ngoài phố. Họ đến từ các vùng ngoại thành rộng lớn có truyền thống cách mạng. Tất cả các đường phố đều đông nghẹt người, tay vác gậy tầm vông vót nhọn, thứ vũ khí thô sơ của những ngày đầu kháng chiến chống Pháp nay lại xuất hiện trở lại.

FB_IMG_1566228974294.jpg
 
  • Like
Reactions: 02-07-2019.
Top Bottom