T
tieuthu258


Rock - thứ âm nhạc cuồng nhiệt (Kỳ 1)
Nói đến nhạc rock, lịch sử phát triển và tồn tại của nó mang nhiều nghịch lý không những ở Việt Nam mà ngay cả một số nước trên thế giới. Rock có một mãnh lực thu hút đông đảo giới trẻ, nhưng sự cuồng nhiệt đôi khi thái quá của những tín đồ nhạc rock có khi đem lại những hậu quả khôn lường và là mối quan ngại cho những nhà quản lý văn hóa và xã hội. Tuy vậy, dù sao đi nữa rock vẫn luôn có những ngọn lửa đam mê đồng hành, sống chết cùng với nó. Rock tại việt Nam, ở nhiều thời điểm nó như những vỉa than hồng cháy đượm ẩn dưới lớp tro tàn, chỉ cần một làn gió nhẹ nó lại bùng lên dữ dội với tất cả sức sống của... rock...
Bản chất của rock là gì?
Rocker Nguyễn Đạt cho rằng: “Về bản chất, trước tiên phải nói đến tư tưởng trong ca từ, bản chất của rock là sự phản kháng, rock diễn tả những bức xúc mang tính xã hội, tùy từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Về phong cách biểu diễn và lối hòa âm, nhạc rock đa số là “ồn ào”, tuy nó cũng có những bài êm dịu, nhưng cách đàn, hát cũng có những khác biệt. Nếu với nhạc pop người ta thường chú ý đến yếu tố dễ nghe, lời ca nhẹ nhàng, lãng mạn, hòa âm sạch sẽ, ca sĩ lịch thiệp... thì giọng của ca sĩ nhạc rock được xem là không “đẹp”, không luyến láy bóng bẩy như nhạc pop mà nó xù xì, mộc mạc, đi thẳng từ trái tim ra, hòa âm cũng xù xì hơn, các rocker cũng quái lạ hơn từ tóc tai cho đến ăn mặc...”.
Rock xuất hiện từ cuối thập niên 1950 và thịnh hành vào thập niên 1960 ở Mỹ và châu Âu. Tính “phản kháng” của rock có khi mang tính tích cực như chống chế độ phân biệt chủng tộc, chống chiến tranh (Bob Dylan). Tuy nhiên cũng có lúc nó “phản kháng” lại cả những quy chuẩn và sự hoàn chỉnh của tổ chức xã hội và bị xem là những kẻ “phá phách”. Cuối thập niên 1980, những ban nhạc thrash metal, heavy power, hard rock... với những ca khúc rùng rợn và cường độ âm thanh “điên loạn” đã chiếm lĩnh các sân vận động ở Mỹ, Đức, Pháp, Anh...
Những buổi biểu diễn nhạc rock đã trở thành những đêm “đập phá” và là nơi tụ tập của giới trẻ bất mãn để uống rượu, để bùng nổ những uất ức tích tụ từ lâu và những buổi biểu diễn này thường kéo theo những vụ ẩu đả có khi chết người, như buổi biểu diễn của các ban nhạc rock trong chương trình Monsters of rock (Những con quái vật của nhạc rock) vào tháng 8/1988 tại Donington (Anh) ẩu đả làm 2 người chết, hoặc cũng trong tháng 8/1988 buổi biểu diễn tại Schweinnfurt (Đức) gây hấn làm 3 người chết, 2 người bị thương nặng và 21 người khác bị bắt giữ…
Dưới con mắt của các nhà quản lý xã hội, rock có khi được xem là một sinh hoạt gắn liền với những bất an, với sự tha hóa...
Từ khi ra đời rock đã thu hút đông đảo giới trẻ, rock không thể nhìn nhận dưới góc độ của những nhà phê bình lý luận âm nhạc châu Âu vốn dĩ dựa trên cơ sở lý luận và những bản tổng phổ đã được xây dựng và hình thành từ 3 thế kỷ trước đó. Mà rock phải được nhìn nhận như một hiện tượng văn hóa xã hội, nó như một thứ âm nhạc “bình dân” của giới trẻ thành thị, giới trẻ tiếp cận với sự “tự do” và đời sống của một xã hội công nghiệp hiện đại, khác hẳn với loại âm nhạc “bình dân” nơi thôn dã.
Tại sao rock thu hút giới trẻ?
Rock khởi thủy từ sự kết hợp của nhạc rythm and blues của người Mỹ da đen với loại nhạc country của người Mỹ da trắng. Nhạc rythm and blues sử dụng nhạc cụ điện tử mà chủ yếu là guitar với tăng âm cực lớn, bộ gõ với sự nhấn lệch phách (nhấn vào phách yếu hoặc phần yếu của phách) đã tạo ra sự kích thích cảm xúc và hưng phấn nhảy múa. Ca sĩ hát với giọng “khàn khàn”, có khi “gào rú” đối lập với lối hát bel canto bóng bẩy của nhạc cổ điển.
Ngày nay nói đến rock, mọi người sẽ liên tưởng đến những đêm nhạc hàng chục tấn âm thanh, nhạc cụ. Cường độ âm thanh cực mạnh của những volume tăng âm hết cỡ, ánh sáng chói lòa nhiều kích động, ở đó người xem có thể hò hét, nhảy múa... Và trên hết là tính đấu tranh phản kháng và những đề tài xã hội nóng bỏng được truyền đạt từ những trái tim nhiệt huyết... Đó chính là những yếu tố làm cho rock thu hút đông đảo giới trẻ. Ở Việt Nam hiện nay, những đêm rock là nơi sinh hoạt giải trí của một bộ phận khá lớn thanh niên, những người không thể ngồi trong những phòng trà chật hẹp, với những âm điệu du dương hay đến với những đêm nhạc mà điện thoại di động “đề nghị chuyển sang chế độ rung” và không được ăn quà, nói chuyện...
ST
Nói đến nhạc rock, lịch sử phát triển và tồn tại của nó mang nhiều nghịch lý không những ở Việt Nam mà ngay cả một số nước trên thế giới. Rock có một mãnh lực thu hút đông đảo giới trẻ, nhưng sự cuồng nhiệt đôi khi thái quá của những tín đồ nhạc rock có khi đem lại những hậu quả khôn lường và là mối quan ngại cho những nhà quản lý văn hóa và xã hội. Tuy vậy, dù sao đi nữa rock vẫn luôn có những ngọn lửa đam mê đồng hành, sống chết cùng với nó. Rock tại việt Nam, ở nhiều thời điểm nó như những vỉa than hồng cháy đượm ẩn dưới lớp tro tàn, chỉ cần một làn gió nhẹ nó lại bùng lên dữ dội với tất cả sức sống của... rock...
Bản chất của rock là gì?
ban nhạc Da Vàng
Rocker Nguyễn Đạt cho rằng: “Về bản chất, trước tiên phải nói đến tư tưởng trong ca từ, bản chất của rock là sự phản kháng, rock diễn tả những bức xúc mang tính xã hội, tùy từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Về phong cách biểu diễn và lối hòa âm, nhạc rock đa số là “ồn ào”, tuy nó cũng có những bài êm dịu, nhưng cách đàn, hát cũng có những khác biệt. Nếu với nhạc pop người ta thường chú ý đến yếu tố dễ nghe, lời ca nhẹ nhàng, lãng mạn, hòa âm sạch sẽ, ca sĩ lịch thiệp... thì giọng của ca sĩ nhạc rock được xem là không “đẹp”, không luyến láy bóng bẩy như nhạc pop mà nó xù xì, mộc mạc, đi thẳng từ trái tim ra, hòa âm cũng xù xì hơn, các rocker cũng quái lạ hơn từ tóc tai cho đến ăn mặc...”.
Rock xuất hiện từ cuối thập niên 1950 và thịnh hành vào thập niên 1960 ở Mỹ và châu Âu. Tính “phản kháng” của rock có khi mang tính tích cực như chống chế độ phân biệt chủng tộc, chống chiến tranh (Bob Dylan). Tuy nhiên cũng có lúc nó “phản kháng” lại cả những quy chuẩn và sự hoàn chỉnh của tổ chức xã hội và bị xem là những kẻ “phá phách”. Cuối thập niên 1980, những ban nhạc thrash metal, heavy power, hard rock... với những ca khúc rùng rợn và cường độ âm thanh “điên loạn” đã chiếm lĩnh các sân vận động ở Mỹ, Đức, Pháp, Anh...
Những buổi biểu diễn nhạc rock đã trở thành những đêm “đập phá” và là nơi tụ tập của giới trẻ bất mãn để uống rượu, để bùng nổ những uất ức tích tụ từ lâu và những buổi biểu diễn này thường kéo theo những vụ ẩu đả có khi chết người, như buổi biểu diễn của các ban nhạc rock trong chương trình Monsters of rock (Những con quái vật của nhạc rock) vào tháng 8/1988 tại Donington (Anh) ẩu đả làm 2 người chết, hoặc cũng trong tháng 8/1988 buổi biểu diễn tại Schweinnfurt (Đức) gây hấn làm 3 người chết, 2 người bị thương nặng và 21 người khác bị bắt giữ…
Dưới con mắt của các nhà quản lý xã hội, rock có khi được xem là một sinh hoạt gắn liền với những bất an, với sự tha hóa...
Từ khi ra đời rock đã thu hút đông đảo giới trẻ, rock không thể nhìn nhận dưới góc độ của những nhà phê bình lý luận âm nhạc châu Âu vốn dĩ dựa trên cơ sở lý luận và những bản tổng phổ đã được xây dựng và hình thành từ 3 thế kỷ trước đó. Mà rock phải được nhìn nhận như một hiện tượng văn hóa xã hội, nó như một thứ âm nhạc “bình dân” của giới trẻ thành thị, giới trẻ tiếp cận với sự “tự do” và đời sống của một xã hội công nghiệp hiện đại, khác hẳn với loại âm nhạc “bình dân” nơi thôn dã.
Tại sao rock thu hút giới trẻ?
Rock khởi thủy từ sự kết hợp của nhạc rythm and blues của người Mỹ da đen với loại nhạc country của người Mỹ da trắng. Nhạc rythm and blues sử dụng nhạc cụ điện tử mà chủ yếu là guitar với tăng âm cực lớn, bộ gõ với sự nhấn lệch phách (nhấn vào phách yếu hoặc phần yếu của phách) đã tạo ra sự kích thích cảm xúc và hưng phấn nhảy múa. Ca sĩ hát với giọng “khàn khàn”, có khi “gào rú” đối lập với lối hát bel canto bóng bẩy của nhạc cổ điển.
Ngày nay nói đến rock, mọi người sẽ liên tưởng đến những đêm nhạc hàng chục tấn âm thanh, nhạc cụ. Cường độ âm thanh cực mạnh của những volume tăng âm hết cỡ, ánh sáng chói lòa nhiều kích động, ở đó người xem có thể hò hét, nhảy múa... Và trên hết là tính đấu tranh phản kháng và những đề tài xã hội nóng bỏng được truyền đạt từ những trái tim nhiệt huyết... Đó chính là những yếu tố làm cho rock thu hút đông đảo giới trẻ. Ở Việt Nam hiện nay, những đêm rock là nơi sinh hoạt giải trí của một bộ phận khá lớn thanh niên, những người không thể ngồi trong những phòng trà chật hẹp, với những âm điệu du dương hay đến với những đêm nhạc mà điện thoại di động “đề nghị chuyển sang chế độ rung” và không được ăn quà, nói chuyện...
ST
Last edited by a moderator: