Thực trạng nhạc rock Việt Nam

T

tieuthu258

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Rock - thứ âm nhạc cuồng nhiệt (Kỳ 1)

Nói đến nhạc rock, lịch sử phát triển và tồn tại của nó mang nhiều nghịch lý không những ở Việt Nam mà ngay cả một số nước trên thế giới. Rock có một mãnh lực thu hút đông đảo giới trẻ, nhưng sự cuồng nhiệt đôi khi thái quá của những tín đồ nhạc rock có khi đem lại những hậu quả khôn lường và là mối quan ngại cho những nhà quản lý văn hóa và xã hội. Tuy vậy, dù sao đi nữa rock vẫn luôn có những ngọn lửa đam mê đồng hành, sống chết cùng với nó. Rock tại việt Nam, ở nhiều thời điểm nó như những vỉa than hồng cháy đượm ẩn dưới lớp tro tàn, chỉ cần một làn gió nhẹ nó lại bùng lên dữ dội với tất cả sức sống của... rock...

Bản chất của rock là gì?


ban nhạc Da Vàng



Rocker Nguyễn Đạt cho rằng: “Về bản chất, trước tiên phải nói đến tư tưởng trong ca từ, bản chất của rock là sự phản kháng, rock diễn tả những bức xúc mang tính xã hội, tùy từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Về phong cách biểu diễn và lối hòa âm, nhạc rock đa số là “ồn ào”, tuy nó cũng có những bài êm dịu, nhưng cách đàn, hát cũng có những khác biệt. Nếu với nhạc pop người ta thường chú ý đến yếu tố dễ nghe, lời ca nhẹ nhàng, lãng mạn, hòa âm sạch sẽ, ca sĩ lịch thiệp... thì giọng của ca sĩ nhạc rock được xem là không “đẹp”, không luyến láy bóng bẩy như nhạc pop mà nó xù xì, mộc mạc, đi thẳng từ trái tim ra, hòa âm cũng xù xì hơn, các rocker cũng quái lạ hơn từ tóc tai cho đến ăn mặc...”.

Rock xuất hiện từ cuối thập niên 1950 và thịnh hành vào thập niên 1960 ở Mỹ và châu Âu. Tính “phản kháng” của rock có khi mang tính tích cực như chống chế độ phân biệt chủng tộc, chống chiến tranh (Bob Dylan). Tuy nhiên cũng có lúc nó “phản kháng” lại cả những quy chuẩn và sự hoàn chỉnh của tổ chức xã hội và bị xem là những kẻ “phá phách”. Cuối thập niên 1980, những ban nhạc thrash metal, heavy power, hard rock... với những ca khúc rùng rợn và cường độ âm thanh “điên loạn” đã chiếm lĩnh các sân vận động ở Mỹ, Đức, Pháp, Anh...

Những buổi biểu diễn nhạc rock đã trở thành những đêm “đập phá” và là nơi tụ tập của giới trẻ bất mãn để uống rượu, để bùng nổ những uất ức tích tụ từ lâu và những buổi biểu diễn này thường kéo theo những vụ ẩu đả có khi chết người, như buổi biểu diễn của các ban nhạc rock trong chương trình Monsters of rock (Những con quái vật của nhạc rock) vào tháng 8/1988 tại Donington (Anh) ẩu đả làm 2 người chết, hoặc cũng trong tháng 8/1988 buổi biểu diễn tại Schweinnfurt (Đức) gây hấn làm 3 người chết, 2 người bị thương nặng và 21 người khác bị bắt giữ…

Dưới con mắt của các nhà quản lý xã hội, rock có khi được xem là một sinh hoạt gắn liền với những bất an, với sự tha hóa...



Minh Việt - vocal của ban nhạc Thuỷ Triểu Đỏ


Từ khi ra đời rock đã thu hút đông đảo giới trẻ, rock không thể nhìn nhận dưới góc độ của những nhà phê bình lý luận âm nhạc châu Âu vốn dĩ dựa trên cơ sở lý luận và những bản tổng phổ đã được xây dựng và hình thành từ 3 thế kỷ trước đó. Mà rock phải được nhìn nhận như một hiện tượng văn hóa xã hội, nó như một thứ âm nhạc “bình dân” của giới trẻ thành thị, giới trẻ tiếp cận với sự “tự do” và đời sống của một xã hội công nghiệp hiện đại, khác hẳn với loại âm nhạc “bình dân” nơi thôn dã.

Tại sao rock thu hút giới trẻ?

Rock khởi thủy từ sự kết hợp của nhạc rythm and blues của người Mỹ da đen với loại nhạc country của người Mỹ da trắng. Nhạc rythm and blues sử dụng nhạc cụ điện tử mà chủ yếu là guitar với tăng âm cực lớn, bộ gõ với sự nhấn lệch phách (nhấn vào phách yếu hoặc phần yếu của phách) đã tạo ra sự kích thích cảm xúc và hưng phấn nhảy múa. Ca sĩ hát với giọng “khàn khàn”, có khi “gào rú” đối lập với lối hát bel canto bóng bẩy của nhạc cổ điển.



ban nhạc Recycle


Ngày nay nói đến rock, mọi người sẽ liên tưởng đến những đêm nhạc hàng chục tấn âm thanh, nhạc cụ. Cường độ âm thanh cực mạnh của những volume tăng âm hết cỡ, ánh sáng chói lòa nhiều kích động, ở đó người xem có thể hò hét, nhảy múa... Và trên hết là tính đấu tranh phản kháng và những đề tài xã hội nóng bỏng được truyền đạt từ những trái tim nhiệt huyết... Đó chính là những yếu tố làm cho rock thu hút đông đảo giới trẻ. Ở Việt Nam hiện nay, những đêm rock là nơi sinh hoạt giải trí của một bộ phận khá lớn thanh niên, những người không thể ngồi trong những phòng trà chật hẹp, với những âm điệu du dương hay đến với những đêm nhạc mà điện thoại di động “đề nghị chuyển sang chế độ rung” và không được ăn quà, nói chuyện...

ST
 
Last edited by a moderator:
T

tieuthu258

Nhạc Việt có rock từ bao giờ? (Kỳ 2)


Trước ngày Giải phóng miền Nam 30/4/1975, nhạc nhẹ nói chung và nhạc rock nói riêng gần như chỉ có ở miền Nam. Sau 30/04/1975, làn sóng nhạc nhẹ tràn ra miền Bắc và dấy nên một trào lưu nhạc nhẹ rộng khắp, thu hút đông đảo thanh niên vốn trước đó chỉ tiếp xúc với những ban nhạc theo kiểu thính phòng hoặc các ban "nhạc nhẹ" đánh theo tổng phổ ... Vậy tại Sài Gòn ai là những người tiên phong cho trào lưu nhạc rock?

Sài Gòn và “đại nhạc hội” trước 1975

Năm 1954, dù người Pháp rút khỏi Việt Nam, nhạc Pháp vẫn còn hằn sâu trong sinh hoạt âm nhạc xã hội, nhưng khi người Mỹ đổ quân đến miền Nam thì nhạc Pháp cũng lùi dần nhường bước cho làn sóng văn hóa Mỹ. Cuối thập niên 1950 - đầu thập niên 1960 có thể nói nhạc trẻ Sài Gòn đã hình thành, nhưng nó thật sự gây được ấn tượng mạnh mẽ với công chúng trẻ là từ năm 1963.


Ban nhạc the Enterprise


Cũng từ cái mốc năm 1963 cho đến trước ngày 30/4/1975, Sài Gòn nhộn nhịp với những đại nhạc hội. Đại nhạc hội thời ấy có hai loại: đại nhạc hội dành cho giới bình dân, biểu diễn tại rạp Quốc Thanh và rạp Hưng Đạo vào mỗi buổi sáng Chủ nhật với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng thời đó như: Chế Linh, Duy Khánh... Hát nhạc kích động “bình dân” tiêu biểu có Hùng Cường - Mai Lệ Huyền, Khánh Băng - Phùng Trọng với những bản nhạc twist, agogo như Một trăm phần trăm, Gặp nhau trên phố... mà những ban nhạc rock “tinh tuyền” gọi là rock “dởm”. Ngoài ra, có một đại nhạc hội khác gọi là đại nhạc hội kích động nhạc, tiền thân của nó là những ban nhạc học sinh của trường Taberd (nay là trường Trần Đại Nghĩa - 20 Lý Tự Trọng, quận 1). Đại nhạc hội kích động thường được tổ chức tại trường Taberd, Thảo cầm viên hoặc sân vận động Hoa Lư. Đây là nơi trình diễn của những ban nhạc trẻ không hát những loại nhạc “bình dân” và trong đó có những ban nhạc rock thực thụ.

Giai đoạn đầu các ban nhạc trẻ nói chung chủ yếu là hát nhạc ngoại quốc bằng tiếng Anh hoặc Pháp, các ban nhạc rock thì cover lại những bản nhạc chủ yếu của Anh, Mỹ.

Thời gian cuối thập niên 1960 và nhất là vào đầu thập niên 1970, nhạc trẻ Sài Gòn có một sự chuyển biến đáng chú ý: đó là trào lưu “Việt hóa” các ca khúc Âu - Mỹ. Mở đầu cho trào lưu này có thể nói đến nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, anh đã chuyển soạn lời Việt cho các ca khúc được nhiều người yêu mến như: Búp bê không tình yêu (Poupée De Cire, Poupée De Son), Gõ cửa 3 tiếng (Knock Three Times), Chuyện Phim Buồn (Sad Movies), Lãng du (L’Avventura), Anh thì không (Toi Jamais) v.v... Sau đó nhiều ban nhạc, nhiều nhạc sĩ khác cũng đã soạn lời Việt cho nhiều ca khúc ngoại quốc khác, trong đó có cả nhà báo Trường Kỳ...

Nhưng trong trào lưu “Việt hóa” có lẽ điều đáng chú ý nhất là các nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà, với ban nhạc Phượng Hoàng, đã đi một bước xa hơn là sáng tác những ca khúc nhạc trẻ Việt Nam đầu tiên với những bài hát đi vào lòng người như Hãy ngước mặt nhìn đời, Tôi muốn... đặt nền móng đầu tiên cho những ca khúc nhạc trẻ Sài Gòn.

Về các ban nhạc trẻ, một trong những ban nhạc gây ấn tượng nhất đó là Strawberry Four gồm Tuấn Ngọc (guitar), Đức Huy (guitar), Tiến Chỉnh (bass, trước đó là Billy Chane), Tùng Giang (trống). Đây được xem là ban nhạc “nhà giàu” với những chiếc đàn, amplie Fender làm “lé mắt” dân chơi nhạc, trên sân khấu họ toàn bận complet lịch lãm và nhất là tạo được “danh giá” khi Trawberry Four là ban nhạc Việt Nam đầu tiên và duy nhất được lên đài truyền hình Mỹ (phát tại Sài Gòn).



Ban nhạc The Black Caps


Đâu là ban nhạc và bản nhạc rock đầu tiên?

Nhạc rock đã xuất hiện trong bối cảnh của nhạc trẻ Sài Gòn như trên. Tuy nhiên, lịch sử nhạc rock Sài Gòn có liên hệ mật thiết đến sự có mặt của quân đội Mỹ, những club mọc lên như nấm của người Mỹ tại Sài Gòn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lực lượng nhạc rock, nhất là từ năm 1965 khi người Mỹ có mặt thật đông đảo tại “hòn ngọc Viễn Đông” và các tỉnh phụ cận. Đây cũng là giai đoạn chuyển hướng mạnh mẽ nhất của nhạc trẻ Sài Gòn, và là thời điểm xuất hiện khá nhiều ban nhạc chơi rock Mỹ, khác với trước đó dân chơi nhạc và nghe nhạc vẫn còn yêu chuộng những ca khúc trữ tình của các nhạc sĩ Việt Nam như Đặng Thế Phong, Dương Thiệu Tước... và các ca khúc Pháp.

Tuy nhiên dấu mốc phát triển của rock có thể kể đến sự kiện đại nhạc hội kích động nhạc do “Hội đồng quân nhân cách mạng” Sài Gòn tổ chức sau khi lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Đại hội kích động nhạc này được tổ chức tại Đại Thế giới (nay là Trung tâm Văn hóa Q.5, TP.HCM) vào năm 1963, qui tụ hầu hết các ban nhạc trẻ đang hoạt động tại Sài Gòn thời ấy và đây cũng là một tiền đề để sau đó những đại hội kích động nhạc được tổ chức thường xuyên.
Theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì: “Trước giải phóng có những ban nhạc “thuần” rock như The Black Caps, The Rockin’ Stars, The Interprise, Les Pénitents, The Crazy Dog, CBC... Trong đó The Rockin’ Stars và The Black Caps được xem như những ban nhạc rock đầu tiên của Sài Gòn. CBC cũng xuất hiện khá sớm (khoảng 1962) nhưng thời đó còn là một ban nhạc thiếu nhi chơi rock và khi lớn lên CBC được xem là ban nhạc “đệ nhất kích động nhạc” thời ấy”.



Elvis Phương và The Rockin’Stars


Ca sĩ Elvis Phương thành viên của Rockin’ Stars cho biết: "Ban nhạc thành lập năm 1960 với thành viên: Nguyễn Trung Lang (bass guitar), Nguyễn Trung Phương (rythm guitar), Jules Tampicanou (lead guitar), Đặng Hữu Tòng (tenor saxophone), Lưu Văn Hùng (trống) và Elvis Phương (ca sĩ). Năm 1961 có thêm 2 thành viên mới là Jean jacques Cussy va Nicole. Cuối naăm 1961 có thêm ca sĩ Billy Shane. Ban nhạc The Black Caps ra đời vào cuối năm 1960 với: Thanh Tùng (guitar), Paul Doãn (ca sĩ)... Phong trào nhạc trẻ hình thành trong giới học sinh của trường trung học Jean Jacques Rousseau (nay là trường cấp 3 Lê Quý Đôn), vì vậy hai ban nhạc này đa số là học sinh của Jean Jacques Rousseau chỉ có Nicole là của Marie Curie và Billy Shane là của Taberd".

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng cho biết: “Các ban nhạc rock trước giải phóng chủ yếu là cover các bản nhạc rock Mỹ, cũng có một số ca khúc được những “rocker” Việt sáng tác, nhưng chủ yếu là viết lời bằng tiếng Anh để trình diễn trong những club của Mỹ”. Ban nhạc Phượng Hoàng của Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà ra đời khá trễ (1970). Tuy nhiên đây có thể nói là một ban nhạc “Việt hóa” triệt để: sáng tác ca khúc Việt cho rock, hát lời Việt và cái tên cũng “thuần Việt” giữa vô vàn các tên ban nhạc bằng tiếng Anh đang hiện hành. Ca khúc rock viết bằng tiếng Việt của Nguyễn Trung Cang, được nhiều người biết đến đó là bản Mặt trời đen, đây có thể xem là bản nhạc rock Việt đầu tiên khá tiêu biểu của giới rock Sài Gòn.

ST
 
Last edited by a moderator:
T

tieuthu258

Rock Sài Gòn sau 1975 (Kỳ 3)

Để hiểu thêm về trào lưu nhạc rock Sài Gòn sau năm 1975, TT&VH có cuộc trao đổi với rocker Nguyễn Đạt, một trong những người gắn bó lâu dài với rock Sài Gòn từ trước cho đến nay.

* Có lẽ rock Sài Gòn không thể tách rời phong trào ca khúc chính trị được xem là sự hồi sinh của nhạc trẻ Sài Gòn sau 1975?

- Sau năm 1975, nhạc trẻ thoái trào. Nhưng sự kiện nhóm ca khúc chính trị của Cộng hòa Dân chủ Đức đến diễn tại Sài Gòn năm 1977 và sau đó là nhóm nhạc Lứa tuổi 49 của Cuba. Hai ban nhạc này đã làm nhạc trẻ sống lại với phong cách sôi động chẳng khác gì các ban nhạc trẻ của Sài Gòn trước 1975. Từ đó phong trào nhạc trẻ Sài Gòn như được hồi sinh dưới dạng những nhóm ca khúc chính trị phát triển rầm rộ bắt đầu từ 1977-1978. Một số người có tiếng của những ban nhạc trẻ trước 1975 đứng ra thành lập các ban nhạc như: nhóm Hy Vọng (Lê Hựu Hà, Lý Được, ca sĩ Nhã Phương...), Hương miền Nam (Bảo Chấn, Quốc Dũng, ca sĩ Lan Ngọc, Thái Châu...), CLB Nhà nghệ thuật quần chúng (Vũ Văn Tuyên, ca sĩ Hoàng Cúc, Lệ Thu...), cùng các nhóm khác như Seamen, Đại Dương, Sinco, Biển Xanh, Sao Sáng, Lướt Sóng v.v... Có thể nói đây là thời kỳ hồi sinh của nhạc trẻ Sài Gòn sau 1975.

* Trong phong trào này có những ban nhạc nào được xem là những ban nhạc rock?

- Có thể nói ban nhạc Đại Dương và Sinco là những ban nhạc “rock” nhất vào lúc đó...


Nguyễn Đạt - thủ lĩnh ban nhạc Da Vàng


* Theo anh rock Sài Gòn chính thức được công chúng biết đến từ sự kiện nào?

- Năm 1992, Liên hoan pop/rock tổ chức lần đầu tiên tại NVH Thanh niên được xem là sự ra mắt của thế hệ rock Sài Gòn đầu tiên sau năm 1975: Ba Con Mèo (Phương Uyên), Da Vàng (Nguyễn Đạt, Lê Quang, Tuấn, Nghĩa), Đen Trắng (Ngọc Lễ), Buổi Sáng (tức Rock Alpha: Ký, Tích, Hải, Vinh, Hoàng Triều), Tia Chớp (Quốc Hùng), Hạc Kim (Khánh, Châu) v.v… sau đó vài năm thì có Atomega (Quang Thắng) tuy ra đời sau nhưng lại có album Đất mẹ vào năm 1997, trước album S.O.S. của Da Vàng (1998). Các ban nhạc thời kỳ này đều tự sáng tác nhạc cho riêng mình cho nên đã hình thành các phong cách, ý tưởng khác nhau cho từng ban. Đến nay, một số lớn trong các ban nhạc này đã tan rã hoặc không còn chơi rock nữa, chỉ còn lại vài ban như Da Vàng, Alpha...
Đặc điểm chung của rock Sài Gòn là thiên về kỹ thuật, vấn đề tư tưởng và lời của ca khúc chưa được nhiều ban nhạc chú trọng.




* Anh có thể nói những sự kiện đáng chú ý của rock Sài Gòn sau 1992?

- Liên hoan pop/rock năm 1992 có thể xem là sự kiện lớn đối với rock Sài Gòn. Tiếp sau đó là Festival Đầm Sen năm 1993đây gần như là đại hội nhạc rock khi có sự tham gia của những ban nhạc thời kỳ trước như Sao Sáng, The Jazz Brothers Band (tiền thân là ban nhạc Đại Dương) v.v... đến những ban nhạc đương thời lúc đó. Năm 1995, tại Nhà tròn (công viên Chiến Thắng) có những buổi biểu diễn rock vào sáng Chủ nhật hàng tuần với sự tham gia của các ban nhạc như Da Vàng, Atomega, Horizon, Sagometal v.v... “Những đêm nhạc xanh” do NVH Thanh niên tổ chức năm 1996 với các ban nhạc Đại Dương, Da Vàng, Alpha, Đen Trắng, Tia Chớp. Năm 1997 đêm nhạc rock qui tụ 10 ban nhạc, thu hút khoảng 10 ngàn người do Bến Thành audio & Video tổ chức tại Đồi Hoa Vàng (Kỳ Hòa) được xem là một trong những đêm nhạc rock lớn của Sài Gòn thời đó. RFC ra đời năm 1997 do Trần Văn Tuấn thành lập trên mạng trí tuệ Việt Nam và sau đó anh mở riêng một trang web là rockfanclub.org. Đây là diễn đàn để các ban nhạc và những người yêu rock trao đổi về âm nhạc, thông tin những hoạt động và tổ chức những show diễn định kỳ cho các rock fans... Đây được xem như giai đoạn co cụm ở ẩn của rock trước sự bành trướng làm mưa làm gió của nhạc thị trường và hát đĩa, hát nhép tràn lan khắp nơi, nhưng đây cũng chính là thời kỳ mà rock Sài Gòn đi sâu vào chuyên môn vì nó chỉ diễn ra trong phạm vi những rocker và những người hiểu rock và yêu rock thực sự. Lúc này có một loạt ban nhạc của thế hệ sau Da Vàng, Đen Trắng... như Little Wings, Kết Cấu Thép, Heroin Danger cũng đã để lại nhiều ấn tượng. Sau năm 2000 tiếp tục có các ban nhạc mới như Atmosphere, Metronome, Microwave, Canceled, Salon Coca, Mama Kin, Some Old Guys, The Cell, Mắt Xích... gần đây là Unlimited, Lazee Dolls, Titanium, God Father, End Of Road, Disgusted, Black Infinitive, Prophecy, 5PM và còn rất nhiều nữa…

Việc ban nhạc Da Vàng được chọn làm đại diện cho rock Việt Nam tham gia Festival Asean Rocks tại Singapore cùng 10 ban nhạc của các nước Đông Nam Á tháng 1 năm 2007 cũng góp phần cho việc mở rộng ranh giới của rock Sài Gòn ra đến tầm khu vực. CLB Sài Gòn Rock ra đời vào năm 2006 với 2 đêm Sài Gòn Rock I (2006) & II (2008), cuộc thi Super Band 2007 và 2 chương trình rock gần đây là Rock Storm và cuộc thi Tiger translate Rock Your Passion cũng đã giúp rock Sài Gòn khuấy đảo không khí trở lại.

* Theo anh điều đáng nói nhất của rock Sài Gòn đến thời điểm này là gì?

- Cách chơi nhạc, cách quản lý và thành lập ban nhạc đã chuyên nghiệp hơn ngày trước rất nhiều, nhưng cũng chính vì vậy mà chất cuồng nhiệt, hồn nhiên cũng bị vơi bớt đi mà nhường lại cho sự tính toán, dùng các “chiêu thức” như các ca sĩ nhạc thị trường. Trước đây các ban nhạc chơi nhạc vì khát khao được thỏa mãn chính niềm đam mê của mình, không màng sự nổi tiếng không còn nhiều nữa, nhưng ngày nay sự nổi tiếng đã trở thành mục tiêu số 1 đối với một số ban nhạc. Ngoài ra các ban nhạc rock và rock fans của Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung chưa có sự đoàn kết cao, đây cũng là một trong những nguyên do khiến rock tại Việt Nam vẫn chưa phát triển đến mức phổ thông như các nước quanh khu vực.

ST
 
Last edited by a moderator:
T

tieuthu258

Rock Hà Nội sau 1975 (Kỳ 4)
1213946880.nv.jpeg
rocker Trần Lập Để có cái nhìn khái quát về nhạc rock Hà Nội sau 1975, TT&VH có cuộc trao đổi với roker Trần Lập (ban nhạc Bức Tường), anh được xem là một trong những người chơi rock lâu năm nhất của Hà Nội ...

* Nhạc rock Hà Nội bước đầu hình thành như thế nào? Ban nhạc nào được xem là đầu tiên của Hà Nội?

- Có thể nói rock Hà Nội xuất phát từ phong trào ca nhạc của sinh viên Hà Nội những năm đầu 1990, nhưng sức nóng của dòng nhạc này đã lan tỏa ra ngoài “biên giới” của sinh viên. Báo chí thời bấy giờ đã gọi đó là “Hiện tượng ca nhạc sinh viên Hà Nội”. Âm nhạc của Hà Nội sau ngày thống nhất đất nước cho đến trước 1990 chưa hề có khái niệm về rock. Có chăng, rock chỉ tồn tại trong giới trí thức trẻ được học tập và làm việc tại nước ngoài trở về. Đáng nói thay, chính điều đó là những đốm lửa âm ỉ để rồi bùng lên vào những năm đầu 1990 tạo thành một trào lưu rock cho Hà thành và ban nhạc đầu tiên của lịch sử rock tại Hà Nội là Những Bậc Thang, tiền thân của Đại Bàng Trắng sau này.



* Anh có thể nói tình hình nhạc rock tại Hà Nội sau Đại Bàng Trắng?

- Hầu hết các ban nhạc rock xuất hiện thời kỳ đó đều xuất thân từ sinh viên của các trường đại học như: ĐH Xây dựng, ĐH Kiến Trúc, Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp. Là dân “kỹ thuật sáng tạo” nên niềm đam mê rock là hoàn toàn phù hợp với cá tính sâu sắc và phong cách phóng khoáng của họ. Đa phần, sự lựa chọn “gu” thời đó của các ban nhạc là dòng heavy metal và hard rockcổ điển. Phải nói rằng, chính những ban nhạc theo dòng rock’n’roll kiểu như Beatles hay Elvis Presley đã chiếm được sự ủng hộ của đông đảo giới nghe nhạc thời kỳ đó. Nổi bật giai đoạn này, ban nhạc Desire với cái tên “đình đám” Tùng Johnđã khuấy đảo những đêm nhạc của thanh niên, sinh viên HN. Tuy nhiên những đêm nhạc cuồng nhiệt và “máu lửa” nhất vẫn luôn thuộc về dòng hardrock và heavy metal với những đại diện tiêu biểu của Hà Nội như: Những Bậc Thang, Đại Bàng Trắng, The Light.

Cho đến thời kỳ mà Đại Bàng Trắng ra đời thì Những Bậc Thang chỉ còn là kỷ niệm nhưng chính Đại Bàng Trắngcũngdần nguội nhiệt và chuyển phong cách sang rock’n’roll và blues. Ban nhạc đã tạo nhiều ảnh hưởng “sóng gió” đến rock Hà Nội với phẩm chất kỹ thuật cao cho tới nay phải nói đó là The Light. Nhưng cái tên đã làm nên sức ảnh hưởng lớn về tư tưởng âm nhạc và nhiều “kỳ tích” nhất thì lại là Bức Tường. Tuy Bức Tường đã chính thức chia tay khán giả nhưng sức sống của nó vẫn luôn còn lại khi những ca khúc và sự kiện mà nó đi qua vẫn luôn còn đó. Không ít bài báo tôi sưu tầm được đã đánh giá những gì mà Bức Tường tạo ra vẫn là những thử thách lớn cho các ban nhạc Việt Nam cho đến nay. Thế hệ các ban nhạc Hà Nội sau The Light, Bức Tường là Gạt Tàn Đầy, Buratinox, 625 - Mulation, Orion, Coming late - Thủy Triều Đỏ rồi Smallfire… đã và đang tạo nên một “sức sống rock Hà Nội” chứ không chỉ còn là những “Hiện tượng ca nhạc sinh viên”như thuở nào.

* Anh có sự so sánh nào giữa rock Sài Gòn và rock Hà Nội?

- Công bằng mà nói, phẩm chất kỹ thuật biểu diễn nhạc cụ của các cá nhân chơi nhạc rock phía Nam với đại diện là TP.HCM luôn tốt hơn phía Bắc mà tiêu biểu là Hà Nội. Nhưng ngược lại, về nội dung thì các ban nhạc phía Bắc có cách làm mạch lạc hơn, có tính tích cực hơn.Các ban nhạc phía Nam có sự nhạy bén về việc cập nhật các trào lưu nhạc mới trên thế giới hơn so với phía Bắc. Về khách quan, chính điều này cũng do tính đặc thù về “gu” thưởng thức và sự hòa nhập của mỗi vùng miền với âm nhạc thế giới là khác nhau.




* Nhìn chung về hoạt động biểu diễn của các ban nhạc rock Hà Nội trong suốt những năm qua như thế nào?

- Nhìn chung, hoạt động biểu diễn của tất cả các ban nhạc rock ở Việt Nam đều manh mún, tự phát là chính, đó là điều đáng buồn. Điều này có quá nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan nhưng những người hiểu về rock ở Việt Nam đều biết là sự khách quan của nhạc rock Việt lại chính từ… chủ quan mà ra. Các ban nhạc cần biết, họ không chỉ chơi nhạc thế nào, hát ra sao mà quan trọng nhất là phải biết sống thế nào và hướng đến đâu nữa.

Khá nhiều ban nhạc chạy theo phong trào chơi rất “nặng” hoặc những tư tưởng âm nhạc “dị biệt” mà họ thích trong khi khả năng của họ có hạn và văn hóa Việt Nam khó chấp nhận. Quan điểm của tôi thì chơi nặng hay nhẹ không quan trọng bằng việc lựa chọn sao cho phù hợp khả năng thực tế và cần nhìn nhận rằng không phải cứ cái gì mình thích thì mọi người cũng thích. Nhiều ban nhạc mải mê tung ta những sản phẩm nháp (demo) để chia sẻ tứ tung trên Internet nhưng chưa được chuẩn bị kỹ càng, dẫn đến vô số những bình luận hỗn độn làm cho công chúng mất phương hướng và rút cuộc sẽ làm hại chính họ trên con đường tiếp theo.

* Tình hình rock Hà Nội hiện nay như thế nào? Dự đoán của anh về sự phát triển của nó trong tương lai?

- Thực tế là phong trào rock của Hà Nội hiện nay có kém sôi động hơn ở TP.HCM do ít có các chương trình như những năm về trước. Tuy nhiên, tôi vẫn tin là điều này chỉ có tính thời điểm vì đất Hà thành không bao giờ cạn tài năng. Những viên đá quý rồi sẽ tiếp tục lộ diện và chắc là sẽ nhanh thôi.

ST
 
Last edited by a moderator:
T

tieuthu258

Rock phập phồng theo các đại gia (Kỳ 5)


1214135824.nv.jpg
Rock Storm Cho đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều ban nhạc rock hoạt động, chỉ tính riêng CLB Sài Gòn Rock TP.HCM đã có hơn 10 ban nhạc, chưa tính Hà Nội và các tỉnh thành khác. Tuy nhiên, rock vẫn chưa trở thành một dòng nhạc có đời sống khả dĩ như dòng nhạc pop và còn là điều e dè đối với các cơ quan quản lý văn hóa. Trong thời gian dài vừa qua tính từ sau ngày giải phóng, rock trồi sụt thất thường, không phải do ít người yêu rock mà là điều kiện và môi trường để nó tồn tại và nhất là để tổ chức những rock show lớn, bao giờ nó cũng cần một “đại gia” nào đó hào phóng chi tiền...
Kình ngư với những ao làng chật hẹp

Ngoại trừ những live show lớn của các ca sĩ, nhạc sĩ hoặc các công ty tổ chức biểu diễn, mà những live show này cũng “năm thì mười họa” mới có, môi trường để các ca sĩ hoạt động biểu diễn thường xuyên (nhằm một phần giúp cho việc trau giồi nghề nghiệp và chủ yếu là để kiếm sống) phải nói đó là hệ thống phòng trà, bar ca nhạc và các sân khấu biểu diễn ngoài trời như Trống Đồng, Cầu Vồng... ở TP.HCM, nơi được xem là có “thị trường” âm nhạc sôi động bậc nhất hiện nay ở Việt Nam.

Tuy nhiên, các live show, các show quảng bá sản phẩm của các thương hiệu, những buổi biểu diễn này, thông thường với nhạc pop là chủ yếu. Các phòng trà ở TP.HCM hiện nay đa số biểu diễn nhạc “trữ tình tiền chiến”, các sân khấu ca nhạc ngoài trời chủ yếu là nhạc “bình dân” đủ thứ. Hệ thống biểu diễn hàng đêm này cũng là mảnh đất khá đa dạng cho sự hoạt động của ca sĩ, nhưng ở đó gần như không có chỗ cho rock.


UnlimiteD tại cuộc thi Tiger Transalte Rock Your Passion


Những show ca nhạc truyền hình hiện nay cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể, tuy nhiên những chương trình này chủ yếu là hát với đĩa thu sẵn và cả... hát nhép. Trong lúc biểu diễn nhạc rock, cần ban nhạc sống, điều đó càng làm thu hẹp phạm vi hoạt động của rock.

Môi trường âm nhạc hiện nay đối với rock chẳng khác gì những ao làng chật hẹp đối với một kình ngư muốn quẫy sóng trên biển Đông, nên rock không có được một đời sống dành cho những người hâm mộ nó.

Một mặt khác cũng cần thừa nhận rằng, đối tượng khán giả của rock đa số là giới trẻ mà trong đó sinh viên học sinh chiếm một tỉ lệ khá lớn. Nhưng đây cũng chính là lực lượng khán giả nghèo nhất. Không thể so sánh với các bậc trung niên, khán giả thường xuyên của các phòng trà, mỗi người đến phòng trà tối thiểu phải mất 200 ngàn cho một đêm nghe nhạc bình thường. Còn đêm có “sao” riêng tiền phụ thu phải từ 200 ngàn trở lên. Cá biệt đêm diễn của ca sĩ Tuấn Ngọc tại phòng trà Văn nghệ TP.HCM với giá 500 ngàn/người. Bán vé để thu tiền trang trải chi phí tổ chức biểu diễn đối với những live show ca sĩ “hot” nhất hiện nay hoặc cả với những show “thời thượng” như live show nhạc Trịnh Công Sơn, Phạm Duy đã là điều khó khăn, còn đối với các rock show là điều không tưởng. Vì thế cho đến nay, rock vẫn luôn...


...Rock phập phồng theo các đại gia

Mỗi lần có một thương hiệu tài trợ, các fan nhạc rock lại xôn xao bàn tán về “đại tiệc” của giới mình. Cứ mỗi lần như thế không khí rock lại sôi sục, các diễn đàn rock trên mạng bàn tán và cùng nhau chờ đợi. Nhưng sau “đại tiệc” rock lại... “xìu” xuống. Công luận báo chí nhiều lần đặt vấn đề: Rock đã trở lại? Nhưng thật ra những người chơi rock và yêu rock vẫn ở đấy, chẳng đi đâu cả.

Từ sau ngày giải phóng, sự phát triển mạnh mẽ nhất của các ban nhạc rock có lẽ là các sự kiện như: Liên hoan ban nhạc toàn quốc tại Đà Nẵng (1993), Liên hoan pop/rock (1992) do Thành đoàn TP.HCM tổ chức... những sự kiện này đã là nguồn động lực cổ vũ lớn lao cho giới nhạc rock và là yếu tố thúc đẩy sự hình thành lực lượng của dòng nhạc này. Tuy nhiên để duy trì nó trong đời sống âm nhạc thì chưa ai làm được.



Microwave với Rockstorm do Mobifone tổ chức


Từ cuối năm ngoái cho đến nay, các đêm diễn nhạc rock lớn diễn ra tương đối đều đặn. Trước hết phải kể đến tour diễn của chương trình Rock Storm qua nhiều tỉnh thành của cả 3 miền đất nước. Và tiếp đó là cuộc thi Tiger Translate Rock Your Passion cũng diễn ra ở cả 3 miền, qui tụ hầu hết các ban nhạc rock trong thời điểm đó. Đặc biệt hơn “hậu” Tiger Rock với buổi đại tiệc rock thật sự vào đầu năm 2008 (21/1) tại sân vận động QK7, TP.HCM với gần 30 ngàn khán giả tham dự. Sau Tết Mậu Tý, tưởng chừng như sân khấu ca nhạc nghỉ xã hơi, thì rock đã có 2 đêm, mỗi đêm 5 ban nhạc vào 24/2 (do ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM tổ chức) và 13/3 (do FPT tổ chức tại Nhà thi đấu Tân Bình, TP.HCM). Tiếp sau đó có một đại tiệc rock khác vào 23/3 do CLB Sài Gòn Rock tổ chức tại sân vận động Tao Đàn, TP.HCM với sự tham dự của 14 ban nhạc rock, có đủ đại diện của 3 miền. Có thể nói đây là đêm nhạc rock có nhiều ban nhạc nhất và cũng là đêm nhạc rock dài nhất sau ngày giải phóng. Và vừa qua (24/5) đêm rock Nhiệt huyết âm nhạc diễn ra tại sân khấu Lan Anh TP.HCM, qui tụ 3 ban nhạc và nhiều ca sĩ hát nhạc rock.

Tuy nhiên, tất cả những đêm biểu diễn rock nói trên hầu hết là do các “đại gia” tài trợ và vé gần như miễn phí. 5 tháng đầu năm đã có 5 show nhạc rock lớn tại TP.HCM - điều phấn khởi cho sinh hoạt và sự phát triển của nhạc rock. Nhưng những tháng còn lại của năm 2008 và những năm kế tiếp, chẳng một ai bảo đảm các thương hiệu tiếp tục hào phóng chi tiền để tổ chức các rock show lớn. Vì vậy các rocker và các rock fan vẫn phập phồng theo các đại gia?

ST
 
Last edited by a moderator:
T

tieuthu258

Những hệ lụy & nỗi oan không vô cớ (Kỳ 6)


1214210408.nv.jpeg
Unite '08 Cuộc thi các ban nhạc rock toàn quốc Tiger Translate Rock Your Passion vừa khép lại hồi đầu năm có thể coi là cuộc “điểm mặt” hùng hậu nhất một thế hệ mới của nhạc rock ở Việt Nam, và có thể là mong tạo ra một hiệu ứng - dù chưa chắc đã nằm trong chủ định của các nhà tổ chức - tích cực hơn từ phía khán giả với rock, đối tượng luôn dễ bị “nghi ngờ” nhất trong tất cả các dòng nhạc đang tham gia đời sống nhạc Việt.
Hệ lụy của “ngày ấy”

Hai sự kiện đáng nhớ của 2 trung tâm rock TP.HCM và Hà Nội “ngày ấy”, đối với các nhà quản lý văn hóa xã hội có lẽ khó phai mờ. Trong Liên hoan pop/rock toàn thành 1992 do Thành đoàn TP.HCM tổ chức tại Nhà VH Thanh niên, nhiều rock fan đã trương biểu ngữ bày tỏ sự hâm mộ đối với các ban nhạc rock. Nhưng trong một phút quá cuồng nhiệt họ đã nổi lửa đốt luôn các biểu ngữ. Điều mà Thành đoàn phải gánh chịu nhiều phê bình và có ý kiến cho rằng đó cũng là lý do mà không có một liên hoan khác tiếp nối vào các năm sau.


Đêm nhạc Unit '08 với gần 30 ngàn khán giả với lời cảnh báo
của BTC "Nếu có bất kỳ một vật lạ nào ném lên sân khấu
đêm nhạc sẽ bị ngưng tức khắc!"


Nhưng sự kiện dẫn tới việc rock trở thành đối tượng đáng nghi ngại trong mắt nhiều người, chắc hẳn là sự cố nổi tiếng bên Hồ Gươm năm 1993, khi mà sau một đêm nhạc tưởng nhớ John Lennon - vốn là truyền thống của nhạc trẻ sinh viên Hà Nội một thời - các khán giả đã lấy cái cớ “cuồng nhiệt” để nổi loạn và làm vỡ khá nhiều cửa kính các cửa hàng xung quanh. Sự cố này được báo chí và dư luận khi đó coi như điển hình của thói vô tổ chức, đua đòi quậy phá của một bộ phận giới trẻ.

Kể từ đó, đời sống rock ở Hà Nội luôn được săm soi rất kỹ, cộng với sự thoái trào của phong trào nhạc trẻ sinh viên, rock dần mất đi vị trí số 1 trong thực đơn giải trí của giới trẻ học đường. Và dường như chủ yếu chỉ có chính các rocker sinh viên là thấy tiếc thời vàng son thôi, chứ các khán giả “đua đòi” thì đã kịp nhảy sang tìm cơ hội nổi loạn với các dòng nhạc khác rồi. Nhưng “lịch sử” nổi loạn vẫn chưa tái diễn, có lẽ vì các dòng nhạc khác ùa vào quá nhanh, phân tán số lượng các thành phần ưa quậy phá. Cũng có thể, chỉ có rock mới đủ kích thích để người ta lên cơn cuồng đập phá. Nếu quả thực như thế, rock bị dè chừng là điều… dễ hiểu.

Dù sao mặc lòng, Hà Nội vẫn là nơi có phong trào rock ổn định và có tính chuyên nghiệp cao nhất hiện nay, những gì diễn ra tại Tiger Translate Rock Your Passion và thành công rực rỡ của Bức Tường, của The Light thời gian qua chứng minh điều đó. Khi “huyền thoại” về đêm bốc lửa bên Hồ Gươm dần đi vào quên lãng - 15 năm rồi mà - các thành phần quậy nhất ngày ấy giờ đều đã thành các công dân trung niên cả rồi, thì rock được hy vọng sẽ hồi sinh sức ảnh hưởng đến công chúng trẻ - ở đây nói tới “sức ảnh hưởng” như rock đã từng có, chứ chưa dám khẳng định sự thắng thế vượt trội về thị trường. Nhưng mọi chuyện vẫn không dễ dàng chút nào.


Nỗi oan không vô cớ

Nhiều rock fan có mặt trong đêm chung kết Tiger Translate Rock Your Passion ở Hà Nội đã cảm thấy tiếc vì nhóm Unlimited chỉ giành được giải Ba, có thể không chính xác nhưng cũng có ý kiến cho rằng Unlimited mất điểm ở phút chót bởi hành động bốc đồng của ca sĩ khi quăng chai nước uống dở xuống phía khán giả, bay vèo qua ngay sát BGK, và đáp lại là vèo vèo những chai nước khác bay lên. Nếu trong một rock show của riêng một ban nhạc thì việc ấy dù nguy hiểm, nhưng có lẽ cũng không bị soi quá nhiều, không chai nước thì áo, mũ, dép cũng sẽ bay lượn… nhưng trong một cuộc thi thì quả Unlimited đã hơi… bất cẩn. Và từ đây nhìn rộng ra để thấy rock trở thành kẻ... khó ưa trong mắt những khán giả nghiêm túc không có gì là khó hiểu.

Các rocker cũng không thể “cùn” mà bảo rằng nhạc của chúng tôi không dành cho người nghiêm túc. Việc các ban nhạc rock trong lúc biểu diễn hay mượn cớ “phê” để có những hành động không đẹp mắt, như cởi đồ, đập vỡ đàn, ném chai nước, ném nhạc cụ... xuống khán giả thì cũng thường được đáp lại tương tự, thậm chí nặng “đô” hơn nhiều, thế là đêm nhạc rock trở thành hỗn loạn, người biểu diễn và khán giả đổ lỗi cho nhau là kẻ quá khích. Tóm lại là “tại anh tại ả”, và sau đó, khi các chương trình nhạc rock không dễ dàng được cấp phép, cả anh cả cả đều tìm cách đổ lỗi cho bên thứ 3, thường là cơ quan quản lý khắt khe hay thậm chí đổ cho cả những người làm nhiệm vụ bảo vệ đêm diễn là đã quá chặt chẽ, quá cứng nhắc, làm “cụt hứng” cơn cuồng nhiệt của cả người diễn lẫn người xem.



CKX 2008 - Thêm một điểm trừ vào văn hoá của các Rockfans


...Rock vẫn thường bị cho là chịu tiếng oan, nhưng oan ở đây không phải vô cớ, và thực sự thì cũng… không oan. Chừng nào mà các chai nước còn bay vèo vèo lên lên xuống xuống trong các đêm nhạc rock thì chừng đó rock còn phải trong “vòng tròn đỏ”. Chẳng phải vô cớ mà ngay trước khi mở đầu đêm Tiger Unite ’08 tại sân vận động Quân khu 7, TP.HCM, với sự có mặt của ban nhạc nổi tiếng thế giới My Chemical Romance, những người tổ chức đã “dọa”: Nếu có bất cứ vật thể nào ném lên sân khấu, đêm nhạc sẽ bị ngưng tức khắc!

ST
 
Last edited by a moderator:
T

tieuthu258

Chuyện ban nhạc và ca sĩ (Kỳ 7)



1214308856.nv.jpg
Microwave Dẫu ban nhạc rock là một tập thể mà trong đó ca sĩ và các nhạc công đều được gọi là rocker, họ có chức năng ngang bằng nhau, nhưng ca sĩ chính vẫn được xem như linh hồn của một ban nhạc. Tuy nhiên thực trạng ở Việt Nam hiện nay, các ban nhạc hầu như chưa có được các giọng ca hay, để khi cất giọng hát, mọi người phải trầm trồ thán phục. Các ngôi sao ca nhạc, có nhiều người có thiên khiếu về rock nhưng hầu như không có ai có một ban nhạc rock riêng cho mình ...
... không thắng nổi áo cơm thời thị trường

Năm 2005 sân khấu biểu diễn khép lại “thời trang” nhạc hip-hop từng làm mưa làm gió trước đó. Đầu năm 2006 là thời điểm mà khá nhiều ca sĩ... rock. Ca sĩ gào thét máu lửa phải kể đến Phương Thanh, cùng những giọng ca đã xuất hiện ở SM-ĐH 2004 như Kasim Hoàng Vũ, Lưu Hương Giang, hòa nhập cùng SM-ĐH 2006 như Phạm Anh Khoa, Anh Thư... và điều đáng nói nhất là live show xuyên Việt Sức mạnh của những ước mơ (vào cuối năm 2005) của Mỹ Tâm. Trong tour xuyên Việt này, tuy Mỹ Tâm vẫn có hát những bản pop ballad đã gắn liền với tên tuổi của mình, nhưng điều mà công luận đề cập nhiều nhất đó chính là không khí cuồng nhiệt sôi động của Mỹ Tâm qua những bài hát rock. Rock được xem như sự thay đổi phong cách mới mẻ của Mỹ Tâm ...


Mỹ Tâm


Tuấn Khanh (MicroWave) và Minh Thư tại Rockstorm


Tuy nhiên, thời gian trôi qua, chẳng mấy ai trụ lại với rock hoặc hát trong một ban nhạc rock để thể hiện niềm đam mê rock của mình. Mỹ Tâm chuyển về dòng pop ballad mà mình từng theo đuổi, Kasim Hoàng Vũ ra album nhạc trữ tình, có người còn hát cả nhạc bolero... Ca sĩ Phạm Anh Khoa chơi trong ban nhạc rock Khoai Lang Tây, nhưng sau SM-ĐH anh theo đuổi con đường của một ca sĩ độc lập và không đứng chung trong ban nhạc nữa. Ca sĩ Thanh Phương, một giọng ca từng hát rock ở Đà Nẵng, mẹ của Kasim cho rằng: “Một ban nhạc rock khó nhận được lời mời biểu diễn vì chi phí cho họ quá cao". Trước bối cảnh của thị trường băng đĩa và sân khấu biểu diễn, những người chọn âm nhạc làm nghề chính để sinh sống, theo đuổi rock cũng đồng nghĩa với việc sẽ gắn bó với những buổi biểu diễn miễn phí là chủ yếu, không thể kiếm ra tiền, vì vậy rock không phải là điều mà họ lựa chọn. Các ban nhạc rock đa số đều có một nghề khác để kiếm sống, chơi nhạc chỉ là đam mê. Các ca sĩ có giọng hát rock được nhiều người thừa nhận thì không gắn bó với một ban nhạc rock nào, các ban nhạc rock “chuyên nghiệp” thì không có giọng hát hay. Đó là một thực trạng của nhạc rock Việt Nam hiện nay.

Các roker nói về ban nhạc và ca sĩ

Đem câu hỏi: Tại sao các ban nhạc rock tại Việt Nam hầu như không có các giọng ca hay? Và các giọng ca hay có hát rock hiện nay hầu như không có ban nhạc? Hai rocker Nguyễn Đạt và Trần Lập cho biết còn có những lý do khác:


Rocker Nguyễn Đạt: Định nghĩa giọng ca hay trong nhạc rock rất khác với các dòng nhạc khác. Thí dụ như trong nhạc rock thì giọng ca có vị trí ngang bằng với các thành phần khác của ban nhạc (guitar, bass, drums v.v...) trong khi đó thì bên nhạc pop mọi vị trí đều ở phía sau, nhiệm vụ chính là đưa giọng ca lên, ngoài ra còn tùy theo dòng nhạc mà giọng ca nhạc rock có thể thay đổi rất nhiều, như dòng Power metal cần phải có một giọng cao vút và trong, dài hơi ngược lại với dòng Death metal cần giọng trầm, khàn, khỏe.


Như vậy nếu nhận xét theo tiêu chí của một số cuộc thi hát hiện nay thì các ban nhạc rock hầu như không có giọng ca hay (theo kiểu thị trường) và nếu xét theo tiêu chí của nhạc rock thì có bao nhiêu phần trăm thí sinh trong các cuộc thi hát có thể được một ban nhạc rock mời về hát cho mình?

Còn về những ca sĩ đã thành danh và được thị trường cho là “giọng ca hay có hát rock” (các rock fan có công nhận điều đó hay không thì còn phải xem lại) thì không cần có ban nhạc vì đâu phải lúc nào các ca sĩ đó cũng hát rock? Họ phải hát các nhạc loại khác để phục vụ số đông quần chúng và duy trì tên tuổi của mình nữa, nếu duy trì một ban nhạc chỉ để phục vụ cho vài tiết mục rock của mình thì quả là tốn kém và phiền phức.

Rocker Trần Lập: Hiện nay các ban nhạc rock Việt Nam có khá nhiều giọng ca hay nhưng giọng ca xuất sắc đặc biệt thì quá hiếm. Những giọng ca thu hút và sắc nét nhất hiện nay của các ban nhạc rock Việt Nam, theo tôi, thứ tự có Tuấn Khanh (Microwave) Yagari (Buratinox cũ), Tiến Đạt (Gạt Tàn Đầy) và Viết Thanh (Unlimited) ngoài ra mới nổi thì có các giọng ca của các ban nhạc: Prophecy, Thánh Giá Đỏ, Stupant.

Tất cả những giọng ca này hiện nay đang làm cho diện mạo ca khúc của rock tới khán giả ngày càng hiệu quả lên và rất khác biệt so với sự hiếm hoi thời kỳ trước.

Còn các “giọng ca hay có hát rock hầu như không có ban nhạc riêng” lại là chuyện rất khác. Con đường sự nghiệp và mục đích của họ quá khác so với các ca sĩ của các ban nhạc rock thực sự, đó là nguyên nhân khác biệt rất lớn khiến họ khó lòng có được ban nhạc rock riêng. Với ban nhạc thì ca sĩ là một phần không thể tách rời khỏi ý tưởng âm nhạc và tư tưởng sống, phấn đấu đồng cam cộng khổ cùng ngọt bùi vinh quang. Họ hiểu từng giọt mồ hôi và nụ cười ngạo nghễ của nhau để cùng nhau cho ra đời các tác phẩm rock còn các “giọng ca hay có hát rock” thì ngược lại. Những ca sĩ đơn lẻ này thường chỉ chăm lo cho bản thân của mình là chính. Đa phần với họ, ban nhạc chẳng qua là để… đệm và người chơi nhạc chả khác gì “thợ nhạc”. Như vậy họ lấy đâu ra tiếng nói chung thực sự để mà có thể có ban nhạc riêng cho mình.

ST
 
Last edited by a moderator:
T

tieuthu258

Có rock Việt hay không? (Kỳ cuối)


1214385241.nv.jpeg
rocker Trần Lập Có rock Việt hay không? Đây là câu chuyện dài và hình như nó chứa đựng sự “kỳ vĩ” nào đó mà chúng ta quá thiếu tự tin để nhìn nhận. Con người Việt Nam vốn có chung niềm tự hào dân tộc ngay cả trong âm nhạc. Có điều, họ chưa thể tự tin cho rằng mình có khả năng tự sáng tạo ra một dòng nhạc mới. Có thể chơi nhạc rock bằng lời ca tiếng Việt và có thể làm ra kiểu âm nhạc đặc trưng Việt Nam và muốn thế giới một ngày nào đó sẽ “công nhận” về rock của người Việt nhưng chả ai “dám nhận” cái chữ “cao quý” đó. Thật kỳ lạ!
LTS: Có nhiều ban nhạc rock, có nhiều sáng tác rock của người Việt. Vậy cho đến nay có rock Việt hay chưa? Đó cũng là đề tài tranh luận chưa có hồi kết ở các diễn đàn nhạc rock trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, dẫu còn có những ý kiến hoài nghi, rock vẫn sục sôi và thu hút hàng chục ngàn khán giả trong những đêm diễn lớn. Qua từng thế hệ, các rocker đã không ngừng đem hết tâm lực để cống hiến cho nhạc rock tại Việt Nam, có lẽ đó là điều thiết thực nhất và là yếu tố quan trọng để xây dựng nhạc rock Việt Nam, hơn là cứ loay hoay bàn cãi có rock Việt hay không?

Theo tôi nguồn gốc tên gọi “rock Việt” xuất phát không phải là từ ý tưởng gì cao siêu xa vời gì đâu, nó xuất phát trong sáng và dễ hiểu với mọi người rất nhiều:Rock Việtlà lối gọi tắt, gọi nhanh của khán giả khi gọi rock được sáng tác và do người Việt Nam chơi ở Việt Nam. Tương tự cách nói tắt về rock chơi ở Sài Gòn gọi là rock Sài Gòn, rock chơi ở Tây nguyên gọi là rock Tây Nguyên, rock tụ hội Bắc - Trung - Nam gọi là rock 3 miền… mà thôi. Tuy nhiên, vấn đề mọi người có cho là ngay cả cách gọi như vậy cũng đã ít nhiều có chứa đựng tính đặc thù nào đó không? Và nếu gọi là rock Việt thì sẽ có “mùi riêng” gì?


rocker Nguyễn Đạt

Hãy nhìn người Trung Quốc với tên gọi Chinese rock, người Thái với Thailand rock, người Nhật với Japanese rock, người Hàn với Korea rock... Họ đã làm ra cái “mùi riêng” ấy và rất có đẳng cấp quốc tế cho dù họ cũng đi sau phương Tây rất xa. Ngay cả ở châu Âu, nhạc rock mang hơi thở xứ sở của Nga, Đan Mạch, Scottland rất riêng và khác với của Anh hay Mỹ thậm chí chính “cái mùi” nhạc của Anh cũng đã khác Mỹ mà khi phân dòng nó đã được coi là British rock hay UK rock.

Thực tế trên thế giới, đẳng cấp về công nghệ, về con người, về nhiều thứ khác của họ luôn được xây dựng bài bản và cực kỳ thuyết phục. Chính vì lẽ đó các dòng nhạc do họ sáng tạo ra luôn có một “cái mùi” rất riêng của họ nên khi thành công họ sẽ tạo được vị thế trào lưu mạnh mà thước đo là hàng triệu người trên thế giới bị thu hút. Điều đó làm cho giới truyền thông của họ có thể tự đặt ra cho dòng mới của một cái tên gọi nhận diện đặc trưng cho “cái mùi” ấy để rồi nó sẽ được thuật ngữ hóa. Còn chúng ta, mọi thứ còn yếu đến mức khó cho ta sự tự tin để đặt tên cho một dòng nhạc theo ý tưởng mà chúng ta muốn. Người chơi rock ở Việt nam tự ti đến cái mức không tin mình có thể làm nên một “cái mùi đặc trưng” cho rock để tự ra đuợc một thuật ngữ riêng: rock Việt.



Rosewood

Giả sử, về mặt lý thuyết, nếu như chúng ta cứ muốn đưa nét âm nhạc đặc trưng của Việt Nam vào rock và gọi nó là rock Việt mà tạo được nét riêng, nét đặc thù thì cũng chẳng có vấn đề gì khi thuật ngữ hóa nó là rock Việt. Tôi biết sẽ có nhiều tranh cãi và bóc tách khác để phản biện chuyện đó như nó vẫn từng thế ở Việt Nam, nhưng một thực tế đang diễn ra là 10 năm nay báo chí, người chơi, người nghe đã dùng cái từ rock Việt này tới hàng ngàn ngàn lần. Nó đã tự nhiên được thuật ngữ hóa rồi đó cho dù đã có tổ chức âm nhạc nào thừa nhận hay chưa?

Vấn đề cuối cùng, đúng là chúng ta chưa có một ban nhạc nào chỉ chuyên tâm tìm tòi để khẳng định mình có thể chơi “dòng” Rock Việt, chỉ có một số các ban nhạc cũng đã có hơi hướng sáng tác ca khúc theo ý tưởng đó như Bức Tường và Da Vàng hay gần đây là Ngũ Cung.

Vâng, đã có những quốc gia khác đã làm cho mình được cái tên rock riêng như đã đề cập ở trên thì chúng ta vẫn có cơ hội học hỏi để ra cái của riêng Việt Nam. Với ai đó có thể nói rằng hoàn toàn chưa có thuật ngữ rock Việt hay không thể có rock Việt cũng không sao cả nhưng chúng ta hãy cứ tin rằng - rồi đây sẽ có những ban nhạc của Việt Nam sẽ làm nên chuyện lớn mà quốc tế sẽ nhìn nhận. Với tôi, rock Việt đã có, luôn có trong trái tim người tin nó và yêu nó.


Rocker Nguyễn Đạt: Nếu coi rock Việt là một “trường phái” thì còn lâu nữa mới có!

“Nếu định nghĩa rock Việt là rock của người Việt chơi cho người Việt nghe thì rock Việt đã có từ thời các ban nhạc Phượng Hoàng, CBC...

Nếu định nghĩa rock Việt là một “trường phái” như một số “trường phái” khác trong âm nhạc thế giới như Italian Progressive Rock, Scandinavia Metal, Japan Power Metal ... thì chắc là còn... rất lâu nữa mới có, chúng ta cần phải đạt đẳng cấp khu vực sau đó ra đến châu lục và cuối cùng là thế giới thì lúc đó mới có thể nghĩ đến việc đưa những gì đặc trưng của người Việt vào thành một phân nhánh rock có thể được thế giới công nhận”.


St
 
D

d3stjny

Những cái tên sẽ tiếp tục phát triển rock Việt:

Thuỷ Triều Đỏ
ATMosphere
Black Infnity
Ngũ Cung
Microwave
Titallium
FinalStage
The Sand
...

và Tất cả chúng ta... những rockfan với ngọn lửa đam mê không bao giừo tắt :x
 
T

tieuthu258

Rock Việt sẽ ngày càng phát triển mờ ;));))

Cũng nhìu ban khá triển vọng bây giờ đó thôi :D

Em ko dám nói về em là ko bao giờ tắt Chỉ dám nói là ứ biết bao giờ tắt T________________T
 
T

tuyen_13

Rock Việt sẽ ngày càng phát triển mờ ;));))

Cũng nhìu ban khá triển vọng bây giờ đó thôi :D

Em ko dám nói về em là ko bao giờ tắt Chỉ dám nói là ứ biết bao giờ tắt T________________T


Chẹp cảm ơn tiểu thư nhiều nhiều! Về nhà anh thưởng!;))

(Trời ơi khách sáo quá!)

Rock Việt bi h ko bị "tha hóa" phát triển tương đối nành mạnh :D!

Rất thik Final Stage và HIêp5C
 
A

amaranth

[FONT=&quot]"Yêu nhau yêu cả đường đi lối về"
(Quên nhau quên cả lời thề)
[/FONT]
 
S

sonmoc

Có thể loại Rock nào mà ko gầm rú ko
Em thấy trong Sai Mai điểm hẹn có chị Thu Hường hát Rock rất nhẹ nhàng ^^ mà vẫn được đánh giá là hay và hấp dẫn

Bài Nước sâu
 
Top Bottom