Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nhúng lá sắt vào 150 ml dung dịch chứa CuCl2 1M và HCl 2M. Sau một thời gian, thu được dung dịch X; 2,24 lít H2 (ở đktc) và lá sắt lấy ra có khối lượng thay đổi 5,2 gam so với ban đầu. Thêm tiếp 2,125 gam NaNO3 vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là:
- A. 32,475 gam
- B. 37,075 gam
- C. 36,675 gam
- D. 16,9725 gam
- trong câu này, tại sao lại xảy ra đồng thời phản ứng của (Fe + Cu2+) và (Fe với HCl) mà không tuân theo thứ tự phản ứng trong dãy điện hóa (Fe + Cu2+ hết rồi mới phản ứng với HCl)?
- Với bt cho Fe vào dd H+, NO3- nếu sau pứ có khí H2 thoát ra thì biện luận gần như nghiêng về giả thuyết Fe3+ hết, NO3- cũng hết. Làm thế nào để phân biệt khi nào thì sử dụng giả thuyết pứ đồng thời, khi nào thì biện luận kiểu dãy điện hóa ạ?