Sử 7 Thời Lê

P

prince_keke

B

bvht

Sự khác nhau của tổ chức chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông so với các triều đại trước đó.
Giai đoạn vua Lê Thánh Tông: 1460 – 1497. Trước khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã trải qua giai đoạn sống gần gũi với cuộc sống đời thường của dân chúng, ông đã hiểu được những điểm tốt, xấu cùng tồn tại trong xã hội. Khi lên ngôi, Lê Thánh Tông thấy được những bất cập của bộ máy cầm quyền, những năm đầu thời Lê sơ còn mang nặng “hơi hướng” của thể chế quân chủ quý tộc nhà Trần, việc trọng đãi các quý tộc hoàng tộc và các bậc “khai quốc công thần”. Thêm nữa, cương vực nước Đại Việt đã mở rộng, yêu cầu xây dựng một nước Đại Việt hùng cường; những bài học của các triều đại trước về tổ chức chính quyền địa phương sao cho phát huy hiệu quả nhất. Đo đó Lê Thánh Tông đã tiến hành cải cách hành chính từ trung ương đến địa phương, bên cạnh giữ lại những mặt tích cực của các triều đại trước đồng thời loại bỏ các điểm không tốt, chính từ những lý do đó mà tổ chức chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông có những điểm giống và khác các triều đại trước.
Giai đoạn vua Lê Thánh Tông có hai giai đoạn, thời kỳ 1460 – 1470 và thời kỳ 1471 đến 1497.
Về tổ chức các cấp chính quyền địa phương:
Chia nước thành 12 thừa tuyên đạo, đến năm 1471 thì thêm đạo thừa tuyên thứ 13.
Cả nước chia thành 3 cấp: cấp phủ, cấp huyện – châu, cấp xã.
So với tổ chức các cấp của các triều đại khác thì như sau:
Thời các vua Lê trước Lê Thánh Tông: Chính quyền địa phương gồm các cấp: Đạo, lộ (trấn, phủ), châu, huyện và xã.

Thời Trần: cấp lộ, cấp phủ - châu, cấp xã
Thời Lý: cấp lộ - trại, cấp phủ châu, cấp hương – xã – sách
Thời tiền Lê: cấp đạo, cấp hành chính cơ sở giáp, cấp xã.
Sự phân chia các cấp trong chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông so với các triều vua Lê trước và triều đại Lý - Trần (ngoại trừ nhà Hồ) vẫn giữ tính vùng miền. Sự phân cấp này nhằm bảo đảm dễ quản lý và ngăn ngừa sự cát cứ. Sự phân chia chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông nhằm thu hẹp quyền hành của chính quyền địa phương và tăng sự lệ thuộc vào chính quyền trung ương.
Có sự phân công rõ rệt về chức năng nhiệm vụ trong từng cấp.
Đối với cơ quan ở cấp đạo thì Ty Tuyên chính sứ (đứng đầu là Tuyên chính sứ) được lập ra ở cấp đạo từ năm 1464 thay thế cho quan Hành khiển. Đứng đầu mỗi thừa tuyên đạo lúc đó gồm có hai cơ quan là Đô tổng binh sứ tuy phụ trách việc cai quản quân đội và Thừa chính sứ ty phụ trách việc hành chính và tu pháp. Sự kiện này đánh dấu chuyển hình thức cai quản địa phương bởi một cá nhân, hơn nữa chỉ thiên về quản lãnh quân sự sang hình thức cai quản bằng một cơ quan có một quan chức đứng đầu và có sự phân công chức trách giữa các bộ phận trong ty. Sự phân chia này nhằm xóa bỏ tình trạng lộng quyền dẫn đến xu hướng cát cứ ly tâm của quan lại địa phương đồng thời tạo ra sự thống nhất chỉ đạo từ trên xuoongsm gắn địa phương với trung ương để thống nhất các mặt hoạt động của đất nước. Từ năm 1467, Lê Thánh Tông không chỉ trao quyền cho một cơ quan phụ trách mà quyền hành được chia đều cho 3 cơ quan:
Thừa ty phụ trách các công việc thuộc lĩnh vực hành chính, tài chính, dân sự.
Đô ty phụ trách quân sự.
Hiến ty có chức năng giám sát mọi công việc trong đạo để tâu lên vua.
Thực hiện giám sát nhau
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho đặt chứ Hiến sát sứ ở các đạo, sau đó lại đặt chức giám sát ngự sử ở 13 đạo để làm nhiệm vụ theo dõi, giúp đỡ các hiến ty, giám sát đàn hoặc các hành vi sai trái của quan lại các thừa tuyên, phủ, huyện.
Ở cấp phủ: cũng giống như cấp phủ thời các vua Lê trước, chức năng là truyền luyện từ trên xuống cho các huyện – châu, đốc thúc và kiểm tra việc thi hành, thu nộp các loại thuế, các lao dịch, binh dịch.
Ở cấp huyện – châu
Giống các triều vua Lê trước là ở miền núi gọi là châu, đông bằng gọi là huyện. Ở cấp này đặc biệt có một điểm giống các triều trước là có tính vùng miền. Đối với miền núi thì sử dụng các tộc trưởng, tù trưởng để giữ những chức vụ quan trọng nhằm tránh trình trạng chống đối triều đình hay có âm mưu phản loạn.
Một điểm rất khác so với các triều đại khác là tổ chức cấp xã cấp xã.
Chia tách xã theo những qui định có tính qui cũ, xã có 3 loại: xã nhỏ, xã vừa và xã lớn tùy vào số hộ trong xã. Qui định rõ chức vụ của những người đứng đầu xã tránh trình trạng lợi dụng quan hệ họ hàng thông gia để kéo bè kéo cánh. Việc bầu xã trưởng theo qui tắc dân chủ bầu trực tiếp. Vua Lê Thánh Tông đã can thiệp trực tiếp sâu rộng vào trong chính quyền cấp xã, đây là điểm rất khác so với các triều đại trước, nhằm hạn chế nạn cường hào cũng như tình trạng cát cứ ở địa phương.
Về việc bổ nhiệm quan lại
Cũng như các triều đại khác thì quan lại bằng chế độ tập ấm, theo đó con cháu của hoàn thân quốc thích quan lại cao cấp được phong tước vị phẩm hàm thậm chí đươc trao một số cong việc triều chính tuy nhiên thời vua Lê Thánh Tông, những quan lại được tuyển chọn bằng hình thức này được quy định rất chặt chẽ bằng cách quy định rõ trong một số điều ở chương vi chế Bộ luật Hồng Đức nhằm loại trừ những tiêu cực đối với hình thức tuyển dụng này. Một điểm khác với các triều đại khác là quan lại có thể được bổ nhiệm bằng con đường đề cử và việc này cũng được quy định một cách chặt chẽ. So với các triều đại khác thì quan lại có thể được bổ nhiệm bằng con đường thi cử tuy nhiên thời vua Lê Thánh Tông, việc này được rất chú trọng, bởi vì những hạnh hưởng sâu rộng của tư tưởng Nho giáo. Một điểm khác so với các triều đại khác là các quan lại phải trai qua giai đoạn thử việc và sát hạch để kiểm tra năng lực. Áp dụng chính sách luân chuyển công tác và chế độ hồi ty để làm trong sạch đội ngũ quan lại chống trình trạng tham nhũng. Qua đó cho thấy các cách thức đào tạo, tuyển dụng và sát hạch quan lại dưới thời vua Lê Thánh Tông tạo ra một đội ngũ quan lại trên nền tảng lập trường của kẻ sĩ theo Nho học.
Như vậy với tổ chức chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông, cả nước chia thành 13 thừa tuyên đạo, có 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 36 phường. Nhà nước trực tiếp quản lý các địa phương thông qua hệ thống quan lại.
Tóm lại, tổ chức chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quan chủ phong kiến đương thời, thể hiện khá hoàn chỉnh tư tưởng chỉ đạo của Lê Thánh Tông: lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, nặng nhẹ cùng kiềm chế nhau, địa phương gắn với trung ương. Tổ chức chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông có trình độ chuyên môn hóa cao hơn hẳn so với các triều đại khác và các nước khác ở vùng Đông Nam Á.
 
B

bvht

Sự khác nhau của tổ chức chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông so với các triều đại trước đó.
Giai đoạn vua Lê Thánh Tông: 1460 – 1497. Trước khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã trải qua giai đoạn sống gần gũi với cuộc sống đời thường của dân chúng, ông đã hiểu được những điểm tốt, xấu cùng tồn tại trong xã hội. Khi lên ngôi, Lê Thánh Tông thấy được những bất cập của bộ máy cầm quyền, những năm đầu thời Lê sơ còn mang nặng “hơi hướng” của thể chế quân chủ quý tộc nhà Trần, việc trọng đãi các quý tộc hoàng tộc và các bậc “khai quốc công thần”. Thêm nữa, cương vực nước Đại Việt đã mở rộng, yêu cầu xây dựng một nước Đại Việt hùng cường; những bài học của các triều đại trước về tổ chức chính quyền địa phương sao cho phát huy hiệu quả nhất. Đo đó Lê Thánh Tông đã tiến hành cải cách hành chính từ trung ương đến địa phương, bên cạnh giữ lại những mặt tích cực của các triều đại trước đồng thời loại bỏ các điểm không tốt, chính từ những lý do đó mà tổ chức chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông có những điểm giống và khác các triều đại trước.
Giai đoạn vua Lê Thánh Tông có hai giai đoạn, thời kỳ 1460 – 1470 và thời kỳ 1471 đến 1497.
Về tổ chức các cấp chính quyền địa phương:
Chia nước thành 12 thừa tuyên đạo, đến năm 1471 thì thêm đạo thừa tuyên thứ 13.
Cả nước chia thành 3 cấp: cấp phủ, cấp huyện – châu, cấp xã.
So với tổ chức các cấp của các triều đại khác thì như sau:
Thời các vua Lê trước Lê Thánh Tông: Chính quyền địa phương gồm các cấp: Đạo, lộ (trấn, phủ), châu, huyện và xã.

Thời Trần: cấp lộ, cấp phủ - châu, cấp xã
Thời Lý: cấp lộ - trại, cấp phủ châu, cấp hương – xã – sách
Thời tiền Lê: cấp đạo, cấp hành chính cơ sở giáp, cấp xã.
Sự phân chia các cấp trong chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông so với các triều vua Lê trước và triều đại Lý - Trần (ngoại trừ nhà Hồ) vẫn giữ tính vùng miền. Sự phân cấp này nhằm bảo đảm dễ quản lý và ngăn ngừa sự cát cứ. Sự phân chia chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông nhằm thu hẹp quyền hành của chính quyền địa phương và tăng sự lệ thuộc vào chính quyền trung ương.
Có sự phân công rõ rệt về chức năng nhiệm vụ trong từng cấp.
Đối với cơ quan ở cấp đạo thì Ty Tuyên chính sứ (đứng đầu là Tuyên chính sứ) được lập ra ở cấp đạo từ năm 1464 thay thế cho quan Hành khiển. Đứng đầu mỗi thừa tuyên đạo lúc đó gồm có hai cơ quan là Đô tổng binh sứ tuy phụ trách việc cai quản quân đội và Thừa chính sứ ty phụ trách việc hành chính và tu pháp. Sự kiện này đánh dấu chuyển hình thức cai quản địa phương bởi một cá nhân, hơn nữa chỉ thiên về quản lãnh quân sự sang hình thức cai quản bằng một cơ quan có một quan chức đứng đầu và có sự phân công chức trách giữa các bộ phận trong ty. Sự phân chia này nhằm xóa bỏ tình trạng lộng quyền dẫn đến xu hướng cát cứ ly tâm của quan lại địa phương đồng thời tạo ra sự thống nhất chỉ đạo từ trên xuoongsm gắn địa phương với trung ương để thống nhất các mặt hoạt động của đất nước. Từ năm 1467, Lê Thánh Tông không chỉ trao quyền cho một cơ quan phụ trách mà quyền hành được chia đều cho 3 cơ quan:
Thừa ty phụ trách các công việc thuộc lĩnh vực hành chính, tài chính, dân sự.
Đô ty phụ trách quân sự.
Hiến ty có chức năng giám sát mọi công việc trong đạo để tâu lên vua.
Thực hiện giám sát nhau
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho đặt chứ Hiến sát sứ ở các đạo, sau đó lại đặt chức giám sát ngự sử ở 13 đạo để làm nhiệm vụ theo dõi, giúp đỡ các hiến ty, giám sát đàn hoặc các hành vi sai trái của quan lại các thừa tuyên, phủ, huyện.
Ở cấp phủ: cũng giống như cấp phủ thời các vua Lê trước, chức năng là truyền luyện từ trên xuống cho các huyện – châu, đốc thúc và kiểm tra việc thi hành, thu nộp các loại thuế, các lao dịch, binh dịch.
Ở cấp huyện – châu
Giống các triều vua Lê trước là ở miền núi gọi là châu, đông bằng gọi là huyện. Ở cấp này đặc biệt có một điểm giống các triều trước là có tính vùng miền. Đối với miền núi thì sử dụng các tộc trưởng, tù trưởng để giữ những chức vụ quan trọng nhằm tránh trình trạng chống đối triều đình hay có âm mưu phản loạn.
Một điểm rất khác so với các triều đại khác là tổ chức cấp xã cấp xã.
Chia tách xã theo những qui định có tính qui cũ, xã có 3 loại: xã nhỏ, xã vừa và xã lớn tùy vào số hộ trong xã. Qui định rõ chức vụ của những người đứng đầu xã tránh trình trạng lợi dụng quan hệ họ hàng thông gia để kéo bè kéo cánh. Việc bầu xã trưởng theo qui tắc dân chủ bầu trực tiếp. Vua Lê Thánh Tông đã can thiệp trực tiếp sâu rộng vào trong chính quyền cấp xã, đây là điểm rất khác so với các triều đại trước, nhằm hạn chế nạn cường hào cũng như tình trạng cát cứ ở địa phương.

Như vậy với tổ chức chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông, cả nước chia thành 13 thừa tuyên đạo, có 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 36 phường. Nhà nước trực tiếp quản lý các địa phương thông qua hệ thống quan lại.
Tóm lại, tổ chức chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quan chủ phong kiến đương thời, thể hiện khá hoàn chỉnh tư tưởng chỉ đạo của Lê Thánh Tông: lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, nặng nhẹ cùng kiềm chế nhau, địa phương gắn với trung ương. Tổ chức chính quyền địa phương thời vua Lê Thánh Tông có trình độ chuyên môn hóa cao hơn hẳn so với các triều đại khác và các nước khác ở vùng Đông Nam Á.
 
B

bvht

câu 2 bạn tự làm nhé
theo t thì nên so sánh dựa trên các mặt như quân đội, kinh tế và cả ý câu 1 rút gọn lại nữa
 
Top Bottom