CLB lịch sử THOẠI NGỌC HẦU - TRẦN QUANG DIỆU TÌNH BẠN CAO CẢ

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

61122311_2294333303997081_1003243200011304960_n.jpg

61255198_2294333273997084_3073751683923181568_n.jpg
Trần Quang Diệu

Theo sử cũ, Nguyễn Văn Thoại và Trần Quang Diệu cùng quê làng An Hải, tổng An Lưu Hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) - nay là phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Hai người chơi với nhau rất thân, cùng uống nước một giếng làng, cùng tắm chung dòng sông Hàn.
Sau vì quê hương loạn lạc, Nguyễn Văn Thoại phải theo cha mẹ vào sống tại Cù lao Dài trên sông Cổ Chiên (Vĩnh Long) rồi tình nguyện theo phò Nguyễn Vương (Nguyễn Phúc Ánh) khi mới mới 16 tuổi. Gia đình Trần Quang Diệu cũng bỏ xứ về quê ngoại ở làng Trà Khê (nay thuộc quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) rồi vào Bình Định gia nhập nghĩa quân Tây Sơn. Khi biết tin nhau thì hai ông đã ở hai bên chiến tuyến.
Tính khí đều kiên cường, bất khuất nên cả hai sớm trở thành tướng tâm phúc của Nguyễn Phúc Ánh và Nguyễn Huệ. Nguyễn Văn Thoại làm đến chức Khâm sai Bình tây Đại tướng quân, tước Hầu. Còn Trần Quang Diệu cũng được phong làm chức Thái phó và là một trong những vị quan trụ cột của nhà Tây Sơn.
Là võ tướng hai triều thù địch nhưng suốt 25 năm họ không bao giờ đối địch nhau. Năm 1801, lúc Nguyễn Văn Thoại mang quân từ Vạn Tượng (Lào) tiến đánh Phú Xuân thì nghe tin Trần Quang Diệu từ Quy Nhơn cầm binh ra tiếp cứu. Không muốn đối đầu với bạn, tướng Nguyễn Văn Thoại đã giao binh quyền cho phó tướng của mình là Lưu Phước Tường rồi bỏ vào Gia Định.
Vì vậy, ông bị chúa Nguyễn bắt tội là không có lệnh vua mà tự tiện về, giáng xuống làm Cai đội quản đạo Thanh Châu. Ông mất tất cả cơ đồ, công danh, sự nghiệp nhưng không đánh mất tình quê hương, bè bạn. Hành động dám làm trái ý vua để khỏi phải chạm mặt bạn trên chiến trường của ông được các nhà nghiên cứu đánh giá cao vì cho rằng ông đã dám "vì nghĩa diệt thân".
Năm 1802, Trần Quang Diệu và vợ con bị Gia Long xử tử. Thân tộc bị hệ luỵ, phải đổi sang họ Nguyễn để tránh tội "tru di". Một số tài liệu cho rằng, chính Thoại Ngọc Hầu đã bí mật cho người về quê, giao cho vợ thứ là bà Nguyễn Thị Hiền trích ra 3/18 mẫu ruộng đang cai quản để lo hương hỏa, thờ tự danh tướng Tây Sơn bạn mình
 
Top Bottom