Địa 8 Thiên nhiên và con người ở châu Á

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,668
1,021
Nam Định
In the sky
Bài 19: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
1. Đặc điểm chung
_ Nước ta có tới [tex]2360[/tex] con sông dài trên [tex]10km[/tex]
_ [tex]93[/tex]% là các sông nhỏ và ngắn ( lưu vực dưới [tex]500km^2[/tex] )
_ Các sông lớn như sông Hồng, sông Mê Công có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta, tạo nên những đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu
_ Vào mùa lũ nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh
_ Hàng năm sông ngòi nước ta vẫn chuyển tới [tex]839[/tex] tỉ [tex]m^3[/tex] nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống
_ Các sông nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn
_ [tex]1m^3[/tex] nước có [tex]223g[/tex] cát bùn và các chất hòa tan khác. Tổng lượng phù sa trồi theo dòng nước tới trên [tex]200[/tex] triệu tấn / năm
2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch các dòng sông
_ Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt
_ Ngày nay có hàng trăm công trình thủy lợi, thủ điện đang tiếp tục khai thác mọi nguồn nước và phù sa phục vụ sản xuất và đời sống
_ Sông thường bắt nguồn từ miền núi chảy về đồng bằng và đổ nước ra biển
_ Miền núi nước ta là đầu nguồn nước
_ Do rừng cây ở đây bị chặt phá nhiều khiến nước mưa và bùn cát dồn nhanh xuống dòng sông gây ra những hiểm họa cho nhân dân
_ Vùng đồng bằng, dân cư đông đúc, kinh tế phát triển nên nhiều dòng sông, khúc sông đã bị ô nhiễm nặng nề bởi rác thải và các hóa chất độc hại từ:
+) Các khu dân cư
+) Các đô thị
+) Các khu công nghiệp chưa qua xử lí đã thải ngay vào dòng sông

Cảm ơn các bạn đã đọc!
 

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,668
1,021
Nam Định
In the sky
Bài 20: Đặc điểm đất Việt Nam
Đặc điểm chung của đất Việt Nam
_ Đất nước ta đa dạng thể hiện rõ tính chất nhiệt đới
_ Nước ta gồm [tex]3[/tex] nhóm đất chính:
+) Nhóm đất feralít có màu đỏ vàng thích hợp trồng các cây nông nghiệp lâu năm
+) Nhóm đất phù sa thích hợp trồng các cây lương thực, thực phẩm, cây nông nghiệp ngắn ngày
+) Đất mùn núi cao chiếm khoảng [tex]11[/tex]% diện tích chủ yếu là rừng đầu nguồn

Cảm ơn các bạn đã đọc!
 

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,668
1,021
Nam Định
In the sky
Bài 21: Miền Bắc và Đông Bắc Bộ
1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ
_ Bao gồm tả ngạn sông Hồng và đồng bằng Bắc Bộ
_ Tiếp giáp:
+) Bắc: Trung Quốc
+) Nam: Bắc Trung Bộ
+) Đông: Biển
+) Tây: Tây Bắc
_ Ý nghĩa:
+) Thuận lợi phát triển hoạt động nội thương và ngoại thương
+) Phát triển tổng hợp kinh tế biển
2. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước
_ Là vùng hứng chịu giá mùa Đông Bắc đầu tiên nên mùa đông ở Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn. Càng xuống phía Nam, tính chất lạnh càng giảm dần
_ Vào mùa hạ thường mưa nhiều, đặc biệt có mưa ngâu
3. Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung núi mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo
_ Đông Bắc chủ yếu là đồi núi thấp. Hướng địa hình cánh cung làm cho khí hậu càng thêm lạnh
_ Đồng bằng sông Hồng địa hình thấp. Chủ yếu đồng bằng thuận lợi trồng cây lương thực, thực phẩm
4. Tài nguyên phong phú, đa dạng và nhiều cảnh quan đẹp
_ Đây là miền giàu khoáng sản nhất nước ta so với cả nước
[tex]\rightarrow[/tex] Thế mạnh Đông Bắc là khai thác khoáng sản
_ Miền Bắc và Đông Bắc nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp

Cảm ơn các bạn đã đọc!
 

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,668
1,021
Nam Định
In the sky
Bài 22: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
1. Vị trí, phạm vi, lãnh thổ
_ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc hữu ngạn sông Hồng
_ Tiếp giáp:
+) Phía Bắc: Trung Quốc
+) Phía Nam: Duyên hải Nam Trung Bộ
+) Phía Tây: Lào
+) Phía Đông: Biển Đông
_ Thuận lợi cho hoạt động kinh tế nội thương, ngoại thương phát triển; phát triển tổng hợp kinh tế biển
2. Địa hình cao nhất Việt Nam
_ Đây là miền núi cao nhất với nhiều ngọn núi lớn như Hoàng Sơn Tây Bắc làm cho các vành đai khí hậu và sinh vật đa dạng
_ Các đồng bằng nhỏ và hẹp do các núi lan ra sát biển
3. Khí hậu đặc biệt do tác động địa hình
_ Mùa đông đến muộn và kết thúc khá sớm do có dãy núi Tây Bắc - Đông Nam chắn gió
_ Vào mùa hạ, khí hậu trở nên khô nóng, mưa tập trung chủ yếu từ tháng [tex]9[/tex] đến tháng [tex]11[/tex]
4. Tài nguyên phong phú đang được điều tra, khai thác
_ Thế mạnh lớn nhất ở Tây Bắc là thủy điện, ở Bắc Trung Bộ là đá vôi
_ Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên biển phong phú và đa dạng
5. Bảo vệ và phòng chống thiên tai
_ Việc khôi phục và phát triển diện tích rừng là vấn đề quan tâm hàng đầu đặc biệt là trồng rừng ở khu vực đầu nguồn nước chắn thiên tai

Cảm ơn các bạn đã đọc!
 

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,668
1,021
Nam Định
In the sky
Bài 23: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
1. Vị trí, phạm vi, lãnh thổ
_ Bao gồm toàn bộ lãnh thổ phía Nam nước ta ( từ Đà Nẵng tới Cà Mau )
_ Chiếm [tex]\frac{1}{2}[/tex] diện tích cả nước
2. Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc
a. Từ dãy núi Bạch Mã

_ Nhiệt độ trung bình năm cao
_ Biên độ nhiệt giảm. Dao động [tex]3^{\circ}C\rightarrow 7^{\circ}C[/tex]
b. Chế độ mưa miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không đồng nhất
_ Duyên Hải miền Trung
+) Mùa khô kéo dài
+) Mùa mưa đến muộn tập trung trong thời gian ngắn
_ Nam Bộ và Tây Nguyên kéo dài [tex]6[/tex] tháng [tex](5\rightarrow 10)[/tex] chiếm [tex]80[/tex]% lượng mưa; mùa khô hay thiếu nước
3. Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn
a. Trường Sơn Nam

+) Hình thành trên một miền nền bằng rất cổ
+) Được tân kiến tạo
+) Là khu vực núi cao và sơn nguyên rộng lớn, hùng vĩ
+) Cảnh quan nhiệt đới đa dạng
+) Mát mẻ, lạnh giá khí hậu miền núi và cao nguyên
b. Đồng bằng Nam Bộ
+) Hình thành và phát triển trên một miền sụt võng rộng lớn
+) Được phù sa bồi đắp
+) Chiếm tới hơn một nửa diện tích đất phù sa của cả nước
+) Lưu giữ tính chất tự nhiên ban đầu
4. Tài nguyên phong phú và tập trung, dễ khai thác
a. Khí hậu - đất đai thuận lợi

_ Mùa khô gay gắt
_ Khí hậu đất đai miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản
b. Tài nguyên rừng phong phú, nhiều kiểu loại hình sinh thái
_ Phân bố rộng rãi từ miền núi Trường Sơn, Tây Nguyên tới các đồng bằng ven biển
_ Chiếm gần [tex]60[/tex]% diện tích rừng cả nước
_ Trong rừng có nhiều sinh vật quý, hiếm
c. Tài nguyên biển trong miền rất đa dạng và có giá trị to lớn
_ Bờ biển Nam Trung Bọ có nhiều vũng vịnh nước sâu, kín đáo để lập hải cảng
_ Thềm lục địa phía Nam trữ lượng dầu khí lớn, khai thác mỗi năm chục triệu tấn dầu thô
_ Có những đảo yến giàu có, đảo đá san hô

Cảm ơn các bạn đã đọc!
 
Last edited:

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,668
1,021
Nam Định
In the sky
Bài 24: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
_ Giới hạn: từ dãy núi Bạch Mã [tex]\rightarrow[/tex] Cà Mau
_ Tiếp giáp:
+) Bắc: Tây Bắc, Bắc Trung Bộ
+) Đông, Nam: Biển
+) Tây: Lào, Cam - pu - chia
_ Ý nghĩa:
+) Phát triển kinh tế biển
+) Giao lưu ngoại thương và nội thương
2. Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc
_ Do dãy núi Bạch Mã chắn gió nên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm
_ Nhiệt độ trung bình [tex]25^{\circ}C[/tex], biên độ nhiệt nhỏ
_ Chế độ mưa không đồng nhất, mùa khô kéo dài trong khi đó mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa chiếm [tex]80[/tex]%
3. Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn
_ Trường Sơn Nam được tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ trở thành khu vực núi và cao nguyên rộng lớn
_ Đồng bằng Nam Bộ hình thành trên một miền sụt võng, rộng lớn được phù sa sông Đồng Nai và sông Mê Công bồi đắp
4. Tài nguyên phong phú và tập trung, dễ khai thác
_ Có khí hậu đất đai thuận lợi, phát triển trồng các cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su,...
_ Đồng bằng Sông Cửu Long có đất đai thuận lợi trồng các câu lương thực, thực phẩm
_ Có tài nguyên rừng phong phú, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên
_ Tài nguyên biển đa dạng và có giá trị to lớn trong đó quan trọng nhất là dầu khí

Cảm ơn các bạn đã đọc!
 
Top Bottom