Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chào các bạn,
Vậy là chỉ còn ít ngày nữa thôi, các sĩ tử sẽ bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời - KÌ THI THPTQG. Trong số các môn thi tổ hợp KHXH, môn Sử thường được các bạn đánh giá là "khó ăn" nhất, với điểm trung bình qua các năm khá thấp. Nhiều bạn cũng lo sợ sẽ bị điểm liệt môn này vì... không biết gì cả. Và hôm nay, mình xin chia sẻ một số kiến thức nhỏ khi tham gia kì thi THPTQG môn Sử, các bạn cùng tham khảo nhé!
1. Nắm được cấu trúc đề thi, từ đó ôn đúng và đủ.
Mỗi năm, cấu trúc đề thi có thể thay đổi. Đặc biệt trong các năm gần đây, trong chương trình học cũng có một số phần mới được đưa vào hướng dẫn đọc thêm, giảm tải... Vậy nên việc chúng ta nắm vững cấu trúc đề thi là việc vô cùng cần thiết. Biết rõ cấu trúc, đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ ôn đúng, ôn đủ, không bị lan man.
Đề thi môn Sử bao gồm 40 câu trắc nghiệm. Nội dung đề thi tập trung chủ yếu vào những kiến thức đã học tại lớp 12. Sau đây mình xin gửi đến các bạn ma trận đề tham khảo cho kì thi THPTQG năm 2022, môn Sử nhé!
Lưu ý: Đây chỉ là ma trận tham khảo thôi nha!
Vậy là chỉ còn ít ngày nữa thôi, các sĩ tử sẽ bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời - KÌ THI THPTQG. Trong số các môn thi tổ hợp KHXH, môn Sử thường được các bạn đánh giá là "khó ăn" nhất, với điểm trung bình qua các năm khá thấp. Nhiều bạn cũng lo sợ sẽ bị điểm liệt môn này vì... không biết gì cả. Và hôm nay, mình xin chia sẻ một số kiến thức nhỏ khi tham gia kì thi THPTQG môn Sử, các bạn cùng tham khảo nhé!
1. Nắm được cấu trúc đề thi, từ đó ôn đúng và đủ.
Mỗi năm, cấu trúc đề thi có thể thay đổi. Đặc biệt trong các năm gần đây, trong chương trình học cũng có một số phần mới được đưa vào hướng dẫn đọc thêm, giảm tải... Vậy nên việc chúng ta nắm vững cấu trúc đề thi là việc vô cùng cần thiết. Biết rõ cấu trúc, đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ ôn đúng, ôn đủ, không bị lan man.
Đề thi môn Sử bao gồm 40 câu trắc nghiệm. Nội dung đề thi tập trung chủ yếu vào những kiến thức đã học tại lớp 12. Sau đây mình xin gửi đến các bạn ma trận đề tham khảo cho kì thi THPTQG năm 2022, môn Sử nhé!
Lưu ý: Đây chỉ là ma trận tham khảo thôi nha!
Lớp | Chuyên đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VDC | Tổng |
---|---|---|---|---|---|---|
12 | Sự hình thành trật tụ của thế giới mới sau CTTG thứ 2 (1945-1949) | 1 | 1 | |||
12 | Liên xô và các nước Đông Âu (1945-1991), Liên bang Nga (1991-2000) | 1 | 1 | |||
12 | Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh (1945 - 2000) | 2 | 1 | 3 | ||
12 | Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000) | 3 | 3 | |||
12 | Quan hệ quốc tế (1945 - 2000), cách mạng KHKT | 2 | 2 | |||
12 | Việt Nam từ năm 1919 - 1930 | 3 | 2 | 2 | 7 | |
12 | Việt Nam từ năm 1930 - 1945 | 3 | 1 | 2 | 1 | 7 |
12 | Việt Nam từ năm 1945 - 1954 | 4 | 2 | 6 | ||
12 | Việt Nam từ năm 1954 - 1975 | 5 | 1 | 1 | 7 | |
12 | Việt Nam từ năm 1975 - 2000 | 1 | 1 | |||
11 | Lịch sử Việt Nam từ 1958 đến 1918 | 2 | 2 | |||
Tổng số câu | 27 | 6 | 3 | 4 | 40 | |
Tỉ lệ (%) | 67.5% | 15% | 7.5% | 10% | 100% |
Nguồn: facebook.com (Phần này mình có xem ở 1 group ôn thi THPTQG ở Fb, các bạn cùng tham khảo nhé!)
Theo đó:+ Phần nhận biết thông hiểu chiếm 82.5%, tập trung chủ yếu ở phần Lịch sử lớp 12 (31 câu)
+ Phần vận dụng thấp chiếm 7.5% và vận dụng cao chiếm 10%.
+ Bảng ma trận đề trên do mình có tham khảo, sưu tầm từ 1 số group ôn thi THPTQG trên facebook, các bạn có thể tham khảo qua nhé! Lưu ý chỉ nên tham khảo, không nên quá phụ thuộc vào nó nhé!
2. Có phương pháp ôn thi hiệu quả.
Giai đoạn này, thay vì lao đầu vào đọc những kiến thức dài dòng trong SGK, bạn cần vạch ra cho mình hệ thống những phần mình yếu và những phần mình mạnh. Hãy xem xem bản thân còn lăn tăn, còn vướng mắc ở phần nào, rồi xem lại phần đó thật kĩ nhé! Các bạn cũng đừng quên note lại những sự kiện quan trọng của từng bài, lập bảng so sánh những sự kiện dễ gây nhầm lẫn nữa nhé.
3. Luyện đề thông minh.
Càng gần thi, hẳn sẽ có nhiều bạn thấy hoang mang, lo lắng về lượng kiến thức mình có, tự hỏi liệu đi thi có tốt hay không? Ở giai đoạn này, chắc hẳn các bạn đã chuyển hết sang luyện đề rồi đúng không nào? Và hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số phương pháp luyện đề hiệu quả nhé.
+ Hãy đọc qua một lượt đề thi, lọc ra những câu nhận biết - thông hiểu, những câu mà bạn chắc chắc sẽ làm được. Sau đó hãy đánh dấu lại, hoặc làm ngay luôn nhé! Với những câu hỏi khó, hãy để cuối giờ cùng suy nghĩ, nếu không suy nghĩ được thì... lụi thôi. Tuyệt đối không được bỏ sót câu nào của đề thi.
+ Hãy gạch chân dưới những ý chính của câu hỏi để tránh lạc đề nhé!
+ Với những câu hỏi cho giai đoạn, và yêu cầu bạn tìm xem sự kiện nào xảy ra trong giai đoạn đó, điều đầu tiên bạn cần làm là xác định ngày, tháng, năm với những câu trả lời cho sự kiện để có phương pháp loại trừ chọn ra phương án đúng.
+ Hãy note lại những câu sai. Người ta thường nói, "Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời", và trong quá trình luyện đề, nếu bạn sai quá nhiều, đừng lo lắng. Việc bạn cần làm ngay khi nhận kết quả, đó là note lại những câu mình sai bằng một chiếc bút khác màu, ghi ra ngay cạnh câu hỏi đó đáp án đúng, lí do chọn đáp án đó, và xem lại. Với cách làm này, bạn sẽ nhớ lâu hơn, và lần sau lúc làm lại, gặp đúng câu như vậy cũng sẽ không gặp sai sót nữa.
Ôn thi trắc nghiệm sử, không cần học nhiều, học rộng, mà quan trọng bạn phải biết tiếp thu, biết nhớ, biết tư duy. Cho dù bạn có học nhiều đến đâu, nhưng không thể ghi nhớ, thì không bao giờ làm tốt được.
4. Một số topic ôn thi trắc nghiệm mà mình muốn gửi đến các bạn.
Các bạn có thể tham khảo các câu trắc nghiệm ôn thi theo từng bài, được thầy cô của HMF sưu tầm và biên soạn, được BQT box sử tổng hợp và thống kê lại nhé! Chi tiết xem tại: [Tổng hợp] Bộ đề ôn trắc nghiệm THPTQG theo từng bàiGiai đoạn này, thay vì lao đầu vào đọc những kiến thức dài dòng trong SGK, bạn cần vạch ra cho mình hệ thống những phần mình yếu và những phần mình mạnh. Hãy xem xem bản thân còn lăn tăn, còn vướng mắc ở phần nào, rồi xem lại phần đó thật kĩ nhé! Các bạn cũng đừng quên note lại những sự kiện quan trọng của từng bài, lập bảng so sánh những sự kiện dễ gây nhầm lẫn nữa nhé.
3. Luyện đề thông minh.
Càng gần thi, hẳn sẽ có nhiều bạn thấy hoang mang, lo lắng về lượng kiến thức mình có, tự hỏi liệu đi thi có tốt hay không? Ở giai đoạn này, chắc hẳn các bạn đã chuyển hết sang luyện đề rồi đúng không nào? Và hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số phương pháp luyện đề hiệu quả nhé.
+ Hãy đọc qua một lượt đề thi, lọc ra những câu nhận biết - thông hiểu, những câu mà bạn chắc chắc sẽ làm được. Sau đó hãy đánh dấu lại, hoặc làm ngay luôn nhé! Với những câu hỏi khó, hãy để cuối giờ cùng suy nghĩ, nếu không suy nghĩ được thì... lụi thôi. Tuyệt đối không được bỏ sót câu nào của đề thi.
+ Hãy gạch chân dưới những ý chính của câu hỏi để tránh lạc đề nhé!
+ Với những câu hỏi cho giai đoạn, và yêu cầu bạn tìm xem sự kiện nào xảy ra trong giai đoạn đó, điều đầu tiên bạn cần làm là xác định ngày, tháng, năm với những câu trả lời cho sự kiện để có phương pháp loại trừ chọn ra phương án đúng.
+ Hãy note lại những câu sai. Người ta thường nói, "Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời", và trong quá trình luyện đề, nếu bạn sai quá nhiều, đừng lo lắng. Việc bạn cần làm ngay khi nhận kết quả, đó là note lại những câu mình sai bằng một chiếc bút khác màu, ghi ra ngay cạnh câu hỏi đó đáp án đúng, lí do chọn đáp án đó, và xem lại. Với cách làm này, bạn sẽ nhớ lâu hơn, và lần sau lúc làm lại, gặp đúng câu như vậy cũng sẽ không gặp sai sót nữa.
Ôn thi trắc nghiệm sử, không cần học nhiều, học rộng, mà quan trọng bạn phải biết tiếp thu, biết nhớ, biết tư duy. Cho dù bạn có học nhiều đến đâu, nhưng không thể ghi nhớ, thì không bao giờ làm tốt được.
4. Một số topic ôn thi trắc nghiệm mà mình muốn gửi đến các bạn.
Và cùng tìm hiểu 120 câu hỏi mức độ hiểu và vận dụng môn Lịch Sử để có thể tự tin hơn khi vào phòng thi nhé!
Cùng tham khảo đề thi THPTQG đợt 2 năm 2021 xem thế nào nữa nè: Đề thi & đáp án tham khảo môn Lịch sử - kì thi THPTQG đợt 2 - 2021
Vậy các năm trước, đề thi thử của từng tỉnh sẽ ra sao nhỉ? [Sưu tầm] Đề thi thử THPTQG môn Lịch Sử