Sử 12 Đề thi & đáp án tham khảo môn Lịch sử - kì thi THPTQG đợt 2 - 2021

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 - sử.jpg
12 - sử.jpg
13 - sử.jpg
14 -sử.jpg

Đáp án: Mã đề 315
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
AACBCCCBDD
Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20
AACCCDBDBD
Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24Câu 25Câu 26Câu 27Câu 28Câu 29Câu 30
CACBCBADBB
Câu 31Câu 32Câu 33Câu 34Câu 35Câu 36Câu 37Câu 38Câu 39Câu 40
DBABDAADBB


Người làm đề: @Võ Thu Uyên
P/s: Đáp án ở đây là đáp án tham khảo, chưa phải đáp án chính thức. Nếu bạn có thắc mắc hãy ĐĂNG NHẬP và cùng THẢO LUẬN nhé! Đáp án sẽ có chỉnh sửa nếu sai sót! Cảm ơn bạn đã theo dõi!
 
Last edited:

Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
5 Tháng một 2019
2,608
6,251
606
20
Lâm Đồng
Trường THPT Bảo Lộc
Đáp án: Mã đề 315
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
AACBCCCBDD
Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20
AACCCDBDBD
Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24Câu 25Câu 26Câu 27Câu 28Câu 29Câu 30
CACBCBADBB
Câu 31Câu 32Câu 33Câu 34Câu 35Câu 36Câu 37Câu 38Câu 39Câu 40
DBABDAADBB
[TBODY] [/TBODY]
Người làm đề: @Võ Thu Uyên
P/s: Đáp án ở đây là đáp án tham khảo, chưa phải đáp án chính thức. Nếu bạn có thắc mắc hãy ĐĂNG NHẬP và cùng THẢO LUẬN nhé! Đáp án sẽ có chỉnh sửa nếu sai sót! Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Câu 36 ấy, làm sao suy luận ra đáp án nhỉ? Mình kiểu thấy nó khó hiểu á. Uyên giải thích hộ mình với. Mình cảm ơn!
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Câu 36 ấy, làm sao suy luận ra đáp án nhỉ? Mình kiểu thấy nó khó hiểu á. Uyên giải thích hộ mình với. Mình cảm ơn!
Câu này chúng ta dùng kiến thức cơ bản để giải quyết nha.
+ Phương án B, khi nhắc tới " hai khuyng hướng cứu nước mới" chúng ta sẽ có hai khuynh hướng "dân chủ tư sản" (tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất làm cho xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến, ảnh hưởng của cuộc Duy Tân Minh Trị của Nhật và cách mạng Tân Hợi ờ Trung Quốc), và khuynh hướng "Vô sản" (ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga và hệ tư tưởng Mác - Lênin). Lý do xuất hiện hai khuynh hướng cứu nước này phần bài học trên lớp của chúng ta giáo viên cũng đã có lí giải rồi ạ. Vì vậy theo mình đáp án B nói lực lượng tiểu tư sản trí thức có vai trò "thúc đẩy sự xuất hiện đồng thời của hai khuynh hướng cứu nước mới" là không chính xác.
+ Ở đáp án C, gắn liền với cụm từ "Tự do - Bình Đẳng - Bắc Ái" là tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng của giai cấp tư sản.
+ Phương án D, lực lượng tiểu tư sản trí thức cũng không phải là nòng cốt xây dựng căn cứ địa cách mạng. Lực lượng nòng cốt của các căn cứ địa này là lực lượng vũ trang.
=> Chọn đáp án A. (Bản thân mình làm cũng dựa vào sự phân tích loại trừ nữa, và mình cũng không giỏi trong việc giải thích cho mọi người cùng hiểu, nên câu giải thích trên có lẽ sẽ có sai sót, mong các bạn thông cảm. Mọi người cũng có thể để lại ý kiến của mình ở phía dưới ạ)
 

Quân-sử

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2021
9
18
21
33
TP Hồ Chí Minh
thsc nguyễn hiền
câu 36 này suy luận đơn giản thôi: "tiểu tư sản trí thức" mới hình thành thì chỗ dựa của nó yếu nên nó không thể nào định hướng đường lối cách mạng được. Muốn định hướng mục tiêu hay đường lối đấu tranh thì ít ra phải có nền tảng về lý luận, đằng này "tiểu tư sản trí thức" không có một nền tảng lý luận nào cả - chỉ có vô sản (Nguyễn Ái Quốc) mới có nền tảng lý luận lý luận Mác - Lenin. Câu D là sai rồi, "tiểu tư sản trí thức" chỉ cùng lắm là diễn thuyết, đấu tranh chính trị, còn "lập căn cứ địa" phải giao cho lực lượng quân sự chứ - nếu giao là giao luôn cho lực lượng chính trị đã có nền tảng lý luận về quân sự mới dám nghĩ đến lập căn cứ địa (nên nhớ, lập căn cứ địa xuất hiện sau khởi nghĩa Bắc Sơn 1940). Ở đáp án C, học kỹ phải nhớ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" có từ thời Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh (nhớ câu chuyện Nguyễn Sinh Cung lúc bé tiếp xúc "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" từ các tài liệu lúc học ở Huế; hai cụ Phan đã tiếp xúc "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" này rồi). Với đáp án B, muốn hình thành một xu hướng nào đó thì ít ra phải có chỗ dựa, thực lực khá mạnh - "tiểu tư sản trí thức" là một trong những tầng lớp tham gia xu hướng này, sau tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tư sản dân tộc, tư sản mại bản...
Từ các lý luận trên, mình kết luận:
- A sai vì tiểu tư sản trí thức không có nền tảng lý luận vững chắc, dễ dao động thì làm sao định hướng mục tiêu đấu tranh. Muốn định hướng người ta làm gì đó, mình phải có lý luận chặt chẽ, có cơ sở thực tiễn và lý luận vững chắc
- B thì thực tế tiểu tư sản trí thức không có mạnh đến mức phải phân hoá thành 2 khuynh hướng cứu nước đâu. Phân hoá có từ thời hai cụ Phan rồi các bạn
- D là trật lất rồi, lý do xin xem ở bài viết
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
câu 36 này suy luận đơn giản thôi: "tiểu tư sản trí thức" mới hình thành thì chỗ dựa của nó yếu nên nó không thể nào định hướng đường lối cách mạng được. Muốn định hướng mục tiêu hay đường lối đấu tranh thì ít ra phải có nền tảng về lý luận, đằng này "tiểu tư sản trí thức" không có một nền tảng lý luận nào cả - chỉ có vô sản (Nguyễn Ái Quốc) mới có nền tảng lý luận lý luận Mác - Lenin. Câu D là sai rồi, "tiểu tư sản trí thức" chỉ cùng lắm là diễn thuyết, đấu tranh chính trị, còn "lập căn cứ địa" phải giao cho lực lượng quân sự chứ - nếu giao là giao luôn cho lực lượng chính trị đã có nền tảng lý luận về quân sự mới dám nghĩ đến lập căn cứ địa (nên nhớ, lập căn cứ địa xuất hiện sau khởi nghĩa Bắc Sơn 1940). Ở đáp án C, học kỹ phải nhớ: "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" có từ thời Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh (nhớ câu chuyện Nguyễn Sinh Cung lúc bé tiếp xúc "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" từ các tài liệu lúc học ở Huế; hai cụ Phan đã tiếp xúc "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" này rồi). Với đáp án B, muốn hình thành một xu hướng nào đó thì ít ra phải có chỗ dựa, thực lực khá mạnh - "tiểu tư sản trí thức" là một trong những tầng lớp tham gia xu hướng này, sau tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tư sản dân tộc, tư sản mại bản...
Từ các lý luận trên, mình kết luận:
- A sai vì tiểu tư sản trí thức không có nền tảng lý luận vững chắc, dễ dao động thì làm sao định hướng mục tiêu đấu tranh. Muốn định hướng người ta làm gì đó, mình phải có lý luận chặt chẽ, có cơ sở thực tiễn và lý luận vững chắc
- B thì thực tế tiểu tư sản trí thức không có mạnh đến mức phải phân hoá thành 2 khuynh hướng cứu nước đâu. Phân hoá có từ thời hai cụ Phan rồi các bạn
- D là trật lất rồi, lý do xin xem ở bài viết
Cảm ơn bạn đã tham gia góp ý ạ!
Thực ra câu hỏi này mình có tham khảo một số ý kiến của các thầy cô khác thì mọi người cũng phân tích và chọn đáp án A ý, nên mình mới để phương án như vậy. Bản thân mình khi làm bộ đề này ở một số câu vận dụng cao vẫn chưa có tự tin lắm, nên có tham khảo ở nhiều nguồn khác nhau nữa.Đây cũng chỉ là đáp án tham khảo nên chúng ta cũng không thể chắc chắn đúng 100% nè, vậy nên cùng chờ đáp án chính thức của bộ nhé!
 

Quân-sử

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2021
9
18
21
33
TP Hồ Chí Minh
thsc nguyễn hiền
Cảm ơn bạn đã tham gia góp ý ạ!
Thực ra câu hỏi này mình có tham khảo một số ý kiến của các thầy cô khác thì mọi người cũng phân tích và chọn đáp án A ý, nên mình mới để phương án như vậy. Bản thân mình khi làm bộ đề này ở một số câu vận dụng cao vẫn chưa có tự tin lắm, nên có tham khảo ở nhiều nguồn khác nhau nữa.Đây cũng chỉ là đáp án tham khảo nên chúng ta cũng không thể chắc chắn đúng 100% nè, vậy nên cùng chờ đáp án chính thức của bộ nhé!

tôi có suy nghĩ khác bạn; vì lý luận cách mạng dân chủ tư sản, cách mạng vô sản được các nhà sĩ phu, trí thức, công nhân tiếp cận qua nhiều lăng kính suy nghĩ khác nhau. Giờ có bảo tiểu tư sản trí thức là "định hướng mục tiêu đấu tranh của quần chúng" là không hẳn đúng; nếu bạn khẳng định đúng thì đó là Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tâm tâm xã, Việt Nam Quốc dân Đảng thì đọc giáo trình Lịch sử Việt Nam mới ra đó là "tiểu tư sản trí thức" lãnh đạo. Thực ra cũng chẳng phải lãnh đạo gì, định hướng gì, họ đang dò đường (dò đá ra biển) mà thôi. Nền tảng tư tưởng của tiểu tư sản trí thức Việt Nam không định hình rõ, dễ dao động. Phần này nhiều GV dạy giống SGK quá, dạy mà không hiểu hết thì HS có mà thiệt thòi; xong rồi ra thi đúng câu tựa như vậy, rồi lại chê HS làm không được. HS làm được hay không phải xem lại ít nhiều với GV 12
 
Last edited:
Top Bottom