[Thi Đấu - Box 10] Event HCHO - Bảng 1

H

hiepkhach_giangho

Let's go

Phần 4: Về đích

Câu 1: Hòa tan 20 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe trong dung dịch HCl thu được 6,72 lít [TEX]H_2[/TEX] (đktc), dung dịch Y và chất rắn Z. Cho Z vào dung dịch NaOH dư, thấy khối lượng chất rắn giảm 2,7 gam so với ban đầu. Tính phần trăm khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp X.
 
H

hiepkhach_giangho

Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 dung dịch sau: [TEX]Na_2CO_3[/TEX], [TEX]HCl[/TEX], [TEX]H_2O[/TEX]. (không được dung phương pháp cô cạn).

Chú ý: 10' cho 1 câu
các bạn chú ý thời gian
 
Last edited by a moderator:
H

hiepkhach_giangho

Câu 3: Cho một thanh Fe vào 100 ml dung dịch chứa 2 muối : [TEX]Cu(NO_3)_2[/TEX] 0.5M và [TEX] AgNO_3[/TEX] 2M. Sau phản ứng lấy thanh Fe ra khỏi dung dịch, rửa sạch và làm khô thì khối lượng thanh Fe tăng hay giảm. Hãy giải thích.

2 bạn chú ý thời gian
Câu 2 cả 2 đều vượt quá thời gian
 
H

hiepkhach_giangho

Câu 1 cậu post 2 lần
Câu 2 cậu post 1 lần
Câu 3 cậu post 2 lần
;)

Phần 4 : He bỏ cuộc.hix :confused:
 
Last edited by a moderator:
H

hiepkhach_giangho

THE END​
các bạn sẽ biết điểm vào ngày mai​

______________________________________________
 
B

binbon249

Đáp Án - Phân bảng 1


Phần 1: Khởi động:

1. hãy nêu sự biến đổi của tính chất trong 1 chu kì, có ví dụ minh họa.

Trong một chu kì theo chiều tăng của Z, bán kính nguyên tử giảm dần, độ âm điện và năng lượng ion hóa tăng dần, tính kim loại giảm còn tính phi kim tăng dần. Tính bazo giảm dần, tính axit tăng dần. Hóa trị cao nhất của các nguye ntố với oxi tăng từ 1 -> 7, còn hóa trị với hidro của các phi kim giảm từ 4 -> 1

Ví dụ: Chu kì 3 bắt đầu bằng natri là một kim loại điển hình, rồi đến magie là một kim loại hoạt động mạnh nhưng kém natri, Al, một kim loại nhưng hiđrôxit mang tính chất lưỡng tính, Si là một phi kim, rồi từ P->S->Cl, tính phi kim mạnh dần, Cl là phi kim điển hình, cuối cùng là khí hiếm Ar. Qui luật trên được lặp lại trên mỗi chu kì.


2. Hãy viết cấu hình của các ion sau: S^{2-} ; Fe^{2+}

S 2-: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6

Fe 2+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6

3. Tại sao các halogen tồn tại ở dạng hợp chất trong tự nhiên?

Bởi vì các halogen là những phi kim hoạt động mạnh, dễ phản ứng với các chất khác trong môi trường, tạo thành hợp chất.

4. Để đều chế HCl trong phòng thí nghiệm người ta dùng phương pháp sunfat, tại sao không dùng phương pháp sunfat để điều chế hBr và HI?

Bởi vì [TEX]H_2SO_4[/TEX] đặc không oxi hóa được những chất này thành [TEX]Br_2[/TEX] và [TEX]I_2[/TEX]. Nói cách khác, HBr và HI là những chất có tính khử mạnh hơn HCl, HF.

B]5.[/B] Nguyên tố dẻo nhất là?
Au.

Phần 2: Vượt chướng ngại vật.


1. Khí có màu vàng lục, rất độc là?
2. Là nguyên tố chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng tay, móng chân, chỉ có 1% tồn tại trong máu?

3.
Cu2OH2_000.jpg


4. Điền vào dấu ba chấm : Al(OH)3 có tính chất ...

5. Cho phản ứng sau:
png.latex


HNO3 đóng vai trò?

6. các hợp chất hóa học có thể hòa tan trong nước và có vị chua là?

Bng2-pn.png


Phần 3: Tăng tốc

Bài 1 Hòa tan 14,8g hỗn hợp Al, Fe, Zn bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch A. Lượng khí [TEX]H_2[/TEX] tạo thành dẫn vào ống sứ đựng CuO dư nung nóng. Sau phản ứng khối lượng trong ống sứ giảm 5,6g. Cô cạn dung dịch A thu m(g) muối. Tính m?
A. 20,6
B. 28,8
C. 27,575
D. 39,65​

Đáp án: D


Bài 2: Một dung dịch chứa 38,2g hỗn hợp 2 muối sunfat của kim loại kiềm A và kim loại kiềm thổ B tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 thu được 69,9g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa và cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan.
A. 3,07
B. 30,7
C. 7,03
D. 70,3​

Đáp án: B

Bài 3 : Hòa tan hỗn hợp X gồm Fe và MgO bằng [TEX]HNO_3[/TEX] vừa đủ được 0,112 lít (27,30C,6,6atm) khí không màu hóa nâu ngoài không khí. Cô cạn dung muối được 10,22g hỗn hợp muối khan. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp lần lượt là?
A. 16,8g và 0,8g
B. 1,68g và 8g
C. 8g và 1,8g
D. 1,68g và 0,8g​

Đáp án : D.

Bài 4: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và [TEX]H_2[/TEX] phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và [TEX]Fe_3O_4[/TEX] nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là:
A. 0,224.
B. 0,560.
C. 0,112.
D. 0,448.​

Đáp án: D

Bài 5: Hoà tan hoàn toàn m g hỗn hợp X gồm [TEX]Fe[/TEX], [TEX]FeO[/TEX],[TEX]Fe_2O_3[/TEX] và [TEX]Fe_3O_4 [/TEX]bằng dung dịch [TEX] HNO_3[/TEX] đặc dư , thu được 0.2 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch thu được 145.2g muối khan . Xác định giá trị của m:
A.35.7
B.46.4
C.15.8
D.77.7​

Đáp án: B

Phần 4: Về đích

Câu 1: Hòa tan 20 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe trong dung dịch HCl thu được 6,72 lít [TEX]H_2[/TEX] (đktc), dung dịch Y và chất rắn Z. Cho Z vào dung dịch NaOH dư, thấy khối lượng chất rắn giảm 2,7 gam so với ban đầu. Tính phần trăm khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp X.

Vì tính khử Al > Fe nên Al phản ứng với HCl trước

gif.latex
(1)

Chất rắn Z tác dụng với NaOH --> (1) kết thúc thì Al còn dư, Fe chưa phản ứng:

gif.latex


Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 dung dịch sau: [TEX]Na_2CO_3[/TEX], [TEX]HCl[/TEX], [TEX]H_2O[/TEX]. (không được dung phương pháp cô cạn).

Cho các chất phản ứng từng cặp với nhau, cặp nào tạo khí thì đó là Na2CO3 và HCl, cò lại là nước.

Đánh số thứ tự 1 và 2, cho 2 dung dịch Na2CO3 và HCl cần phân biệt.

Đổ từ từ cốc 1 vào cốc 2, nếu thấy khí xuất hiện ngay lập tức thì cốc đổ vào là Na2CO3, còn cốc kia là HCl. Ngược lại, nếu chưa thấy khí xuất hiện, đợi 1 lúc sau mới có khí thì cốc đổ vào đó là HCl, cốc còn lại là Na2CO3.

Giaỉ thích:

Nếu nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3, trước hết xảy ra phản ứng:

gif.latex


Sau khi toàn bộ ion [TEX]CO_3^{2-}[/TEX] chuyển hết thành [TEX]HCO_3^-[/TEX], nếu vẫn tiếp tục nhỏ dung dịch H+ sẽ có dấu hiệu sủi bọt khí:

gif.latex


- Nếu cho dung dịch [TEX]Na_2CO_3[/TEX] tác dụng với dung dịch axit dư ngay từ đầu thì:
gif.latex


Câu 3: Cho một thanh Fe vào 100 ml dung dịch chứa 2 muối : [TEX]Cu(NO_3)_2[/TEX] 0.5M và [TEX] AgNO_3[/TEX] 2M. Sau phản ứng lấy thanh Fe ra khỏi dung dịch, rửa sạch và làm khô thì khối lượng thanh Fe tăng hay giảm. Hãy giải thích.

Khối lượng thanh sắt tăng 16.4 gam.


Mình ghi tóm gọn đáp án sơ qua như thế, các cậu có gì thắc mắc thì pm lại cho mình nhé!.

Bảng điểm mình đang làm, hì hì
 
T

tamtam96

hỏi kl thanh sắt tăng hay giảm thôi mà.t nghĩ không phải tính khối luợng thanh Fe tăng???---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 
B

binbon249

hỏi kl thanh sắt tăng hay giảm thôi mà.t nghĩ không phải tính khối luợng thanh Fe tăng???---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Uhm, nhưng mà cậu phải làm đoạn giải thích tại sao nó tăng hay tại sao nó giảm. Thế là đủ rồi, hì hì
 
A

acidnitric_hno3

hỏi kl thanh sắt tăng hay giảm thôi mà.t nghĩ không phải tính khối luợng thanh Fe tăng???---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhầm nhé em, khi cho Fe vào mấy dung dịch ấy dễ thấy MCu; MAg nó lớn hơn MFe
Vậy cái phần Fe tan đi với phần Cu; Ag bám vào thì cái nào lớn hơn
Với những câu hỏi thế này, dù đề bài hỏi chứng minh thì bài làm của các em nên làm theo hướng tính toán. Như vậy sẽ được điểm tối đa! Nhé;)

 
Top Bottom