thầy giúp em giải bài "phương pháp giải" 1 số bài tập ancol - andehit -axit

B

black_chick

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

* ancol: bài 13, 16, 19, 21, 22, 23, 25, 28, 31

* andehit: bài 5, 15, 16, 19, 23, 25, 26, 27, 28, 29, 30

* Axitcacboylic: thầy giải thích cho e về nhiệt độ sôi, và bài 12, 23, 29, 32, 34, 35, 36, 37, 38


mong thầy giúp đỡ e giải quyết số bài tập trên 1 cách nhanh nhất, và đầy đủ nhất, e xin chân thành cảm ơn
 
Last edited by a moderator:
T

truonga3vodoidz

pos tay!.............................................nhiều như thế này thì chịu thui!thầy và các bạn còn bận nhiều chuyện!ngồi giải hết chỗ này đầy đủ thì có mà hết ngày!bạn học lại bài ý rùi tự làm đi!nếu bạn yêu cầu chữa 1 bài của 1 dạng để lấy cách làm thì mình,thầy và các bạn kh có thể giúp!chúc bạn học tốt!
 
B

black_chick

mình học kém nên phải hỏi chứ, nếu làm đc thì mình hỏi làm gì nữa, mong bạn và thầy giúp đỡ, cảm ơn nhiều lắm , bạn giúp đc bài nào thì giúp, k thì đã có người khác nữa mà, mình cứ post lên, ai tốt bụng giúp mình hết số bài tập này mình xin hậu tạ
1 lần nữa xin cảm ơn!
 
P

phuongdung282

Moi người có thể giúp ban nhưng bạn có thể copy rồi pase đề bài cho mọi người không phải tim lại đẻ đỡ mất tg.
 
T

truonga3vodoidz

tốt nhất là mỗi lần up lên bạn chỉ up khoảng 5-7bài thui!dần dần sẽ hết!bạn chỉ nói bài như vậy thì chảng ai giúp bạn đâu!mình nói chân thành đấy!chỉ có cách vạy thui!bạn copy rùi gửi lại đi!mỗi ngày 5-7 bài.khoảng 5 hm là hết!
 
B

black_chick

câu 1: Oxi hoá m gam etanol thu được hỗn hợp X gồm axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được 0,56 lít khí CO2 (ở đktc). Khối lượng etanol đã bị oxi hoá tạo ra axit là
[FONT=&quot]
A. [/FONT]
[FONT=&quot]1,15 gam. B. 4,60 gam. C. 2,30 gam. D. 5,75 gam

Câu 2:[/FONT] Đốt cháy 3,075 gam hỗn hợp hai ancol đồng đẳng của ancol metylic và cho sản phẩm lần lượt đi qua bình (1) đựng H­2SO4 đặc và bình (2) đựng KOH rắn. Nếu cho lượng hai ancol trên tác dụng hết với Na thấy bay ra 672 ml H2 (ở đktc). Tổng khối lượng tăng của hai bình là
[FONT=&quot]
A. [/FONT]
[FONT=&quot]3,645 gam. B. 9,915 gam. C. 6,534. D. 5,919

Câu 3:[/FONT] Đun nóng 2 ancol đơn chức X, Y với H2SO4 đặc được hỗn hợp gồm 3 ete. Lấy ngẫu nhiên một ete trong số 3 ete đó đốt cháy hoàn toàn được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. X, Y là
A. C2H5OH và C3H7OH. B. Hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon bằng nhau.
[FONT=&quot] C. [/FONT][FONT=&quot]Hai ancol đơn chức không no. D. CH3OH và C2H5OH

Câu 4:[/FONT] Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là
A.
C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH. B. C2H5OH và CH3OH.
C. CH3OH và C3H7OH. D. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH.


Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là
A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3. B. C2H5OH và C4H9OH.
[FONT=&quot] C. [/FONT][FONT=&quot]C2H4(OH)2[/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]và C4H8(OH)2. D. C2H4(OH)2[/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]và C3H6(OH)2

Câu 6: [/FONT]Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là
A. 9,8 ; propan-1,2-điol. B. 4,9 ; propan-1,2-điol.

C. 4,9 ; propan-1,3-điol. D. 4,9 ; glixerol.
[FONT=&quot]
[/FONT]
 
T

truonga3vodoidz

câu 1: Oxi hoá m gam etanol thu được hỗn hợp X gồm axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được 0,56 lít khí CO2 (ở đktc). Khối lượng etanol đã bị oxi hoá tạo ra axit là
bạn ơi.mình gợi ý bài này
H+ + HCO3- = H2O + CO2
=>nH+=nCO2=0,025 mol =>m(yêu cầu bài toán)=0,025*46=1,15 gam
đáp án A
 
Last edited by a moderator:
T

truonga3vodoidz

bài 2:n ancol gấp 2 lần số mol H2 vì đơn chức=0,06 mol
=>Mtb=3,075/0,06=51,25 =>C2H5OH: x mol và C3H7OH:y mol
=>ta có hệ pt sau:46x+60y=3,075 và x+y=0,06
=>x=0,0375 và y=0,0225 mol
=>nCO2=2*0,0375+3*0,0225=0,1425 mol
=>nH2O=3*0,0375+4*0,0225=0,2025 mol
m=0,1425 *44 + 0,2025*18=9,915 gam
đáp án B
 
T

truonga3vodoidz

bài 3 nhớ:nCO2=0,15 mol và nH2O=0,2 mol =>nete=0,2-0,15=0,05 mol =>số C=0,15:0,05=3
ete có 3 C nên chỉ có thể là CH3OH và C2H5OH =>chọn D
 
Last edited by a moderator:
T

truonga3vodoidz

câu 4 làm tương tự câu 3!bạn tự làm nha!.......hi minh chỉ hướng dẫn bạn làm 1 bài mẫu thui!
 
T

truonga3vodoidz

bài 5 bạn nhìn đáp án nhớ mình hướng dẫn bạn giải nhanh:
bài cho ancol đa chức=>loại B
nhìn đấp án A:ta có tổng số C=7 =>CO2=7 và H=18=>H2O=9 =>CO2:H2O=7:9 =loại
nhìn đáp án C:tổng số C=6=CO2 và H=16=>H2O=8 =>CO2:H2O=3:4 thoả mãn(đến đây ta có thể chọn luôn đáp án C)
nhìn đáp án D:tổng số C=5=CO2 và H=14 =>H2O=7 =>CO2:H2O=5:7 loại
phần hướng dẫn ở trên mình chủ yếu dựa vào định luật bảo toàn nguyên tố!bạn xem nha!
 
T

truonga3vodoidz

bài cuối mình làm bằng phương pháp loại trừ: C loại vì không tạo dd màu xanh.khi đốt cháy 0,2 mol glixerol thì cần 0,5 mol khí O2 vi 0,2 mol C3H5(OH)3 =>0,6 mol CO2 và 0,4 mol H2O =>nO2 cháy=0,6+0,4/2 -0,2*3/2=0,5 =>loại D
vì 0,1 mol ancol(A và B đều là ancol 2 chức)=>cần 0,1 mol Cu(OH)2 =>m=9,8 gam
=>chọn A(không biết có đúng không?)hi
 
T

truonga3vodoidz

bạn xem đi nhé!có gì không hiểu thì cứ hỏi!mình sẽ giải đáp!chúc bạn học tốt!nhớ cảm ơn mình đây!mệt wa!
 
P

phuongdung282

Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là
A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3. B. C2H5OH và C4H9OH.
C. C2H4(OH)2và C4H8(OH)2. D. C2H4(OH)2và C3H6(OH)2
nCo2:nH2O=3:4
\Rightarrow nC:nH=3:8
Mà ancol đa chức nên chọn C
 
P

phuongdung282

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là
A. 9,8 ; propan-1,2-điol. B. 4,9 ; propan-1,2-điol.

C. 4,9 ; propan-1,3-điol. D. 4,9 ; glixerol.
CTPT cua ancol la CnH2n+2Oy
CnH2n+2Oy+0,5(3n+1-y)O2------------->nCO2+(n+1)H2O
1mol------------0,5(3n+1-y)mol
o,2 mol-------------0,8mol
\Rightarrow 3n=y+7
Vậy y=2 thì n=3\Rightarrow C3H6(OH)2
m =4,9
Chọn B
 
T

truonga3vodoidz

mình làm đúng mà****************************************************************************************************************************************************************************************************???????
 
T

truonga3vodoidz

hg

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là
A. 9,8 ; propan-1,2-điol. B. 4,9 ; propan-1,2-điol.

C. 4,9 ; propan-1,3-điol. D. 4,9 ; glixerol.
CTPT cua ancol la CnH2n+2Oy
CnH2n+2Oy+0,5(3n+1-y)O2------------->nCO2+(n+1)H2O
1mol------------0,5(3n+1-y)mol
o,2 mol-------------0,8mol
\Rightarrow 3n=y+7
Vậy y=2 thì n=3\Rightarrow C3H6(OH)2
m =4,9
Chọn B
sao lai 4,8 gam********************************************************????????????
 
B

black_chick

Câu 1: Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z ; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit

A. không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức. B. no, hai chức.
C. no, đơn chức. D. không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức.


Câu 2: Ba chất hữu cơ mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O và có các tính chất: X, Z đều phản ứng với nước brom ; X, Y, Z đều phản ứng với H2 nhưng chỉ có Z không bị thay đổi nhóm chức ; chất Y chỉ tác dụng với brom khi có mặt CH3COOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là


A. C2H5CHO, CH2=CH-O-CH3, (CH3)2CO. B. (CH3)2CO, C2H5CHO, CH2=CH-CH2OH.
C. C2H5CHO, (CH3)2CO, CH2=CH-CH2OH. D. CH2=CH-CH2OH, C2H5CHO, (CH3)2CO.


Câu 3: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là


A. 46,15%. B. 35,00%. C. 53,85%. D. 65,00%.



Câu 4: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là


[FONT=&quot]A. [/FONT][FONT=&quot]H[/FONT][FONT=&quot]C[/FONT][FONT=&quot]HO[/FONT][FONT=&quot]. B. CH3CHO.[/FONT][FONT=&quot] C. OHC-CHO. D. CH3CH(OH)CHO[/FONT]

Câu 5: Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là



[FONT=&quot] A. [/FONT][FONT=&quot]CH3CHO. B. HCHO. C. CH3CH2CHO. D. CH2=CHCHO

Câu 6: [/FONT]Oxi hoá 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X (gồm HCHO, H2O và CH3OH dư). Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, được 12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hoá CH3OH là

A. 76,6%. B. 80,0%. C. 65,5%. D. 70,4%.


Câu 7: Hiđro hoá hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai anđehit X và Y no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY), thu được hỗn hợp hai ancol có khối lượng lớn hơn khối lượng M là 1 gam. Đốt cháy hoàn toàn M thu được 30,8 gam CO2. Công thức và phần trăm khối lượng của X lần lượt là


A. HCHO và 50,56%. B. CH3CHO và 67,16%.

C. CH3CHO và 49,44%. D. HCHO và 32,44%.
 
B

black_chick

Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là
A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3. B. C2H5OH và C4H9OH.
C. C2H4(OH)2và C4H8(OH)2. D. C2H4(OH)2và C3H6(OH)2
nCo2:nH2O=3:4
\Rightarrow nC:nH=3:8
Mà ancol đa chức nên chọn C



Sao số nC:nH=3:8 mà lại là đ/a C
..................................................................
 
T

truonga3vodoidz

đấy bạn ý lại nhầm rui!3:4 bạn tự sửa cho bạn ý nha!mà tốt nhất bạn nên chuyển sang bài viết mới đi!bài này khá dài rùi đó!hi
 
Top Bottom