Hóa 9 [Thảo luận] Hóa thực tiễn

Nguyễn Đăng Bình

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng hai 2019
2,154
1,938
296
Hà Nội
Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Chào mấy bác, các bác đã bao giờ gặp một hai câu Hóa áp dụng được khá ít kiến thức mà mình được học mà liên quan nhiều đến thực tế trong những đề kiểm tra trên lớp, kiểm tra học kỳ hay những đề HSG, đề thi chuyên... chưa? Hay mấy bác chỉ đơn giản muốn tìm hiểu những hiện tượng thân thuộc mà nghĩ kĩ thì lại chưa tìm ra câu trả lời? Vậy thì mình lập topic này là để dành cho mấy bác muốn tìm hiểu về dạng bài này, ôn tập về những kì thi quan trọng sắp tới và tìm hiểu những điều xảy ra xung quanh qua những kiến thức đã được học (hoặc chưa : D).
- Lý do lập topic:
+ Theo mình dạng đề này khá phổ biến trong những năm gần đây, nhất là trong những đề HSG và đề thi chuyên. Gần đây mình cũng mới tham gia một cuộc thi, trong đề Hóa có một hẳn 1 bài thực tiễn, khi thi xong mình với bạn bè thảo luận chút về đề thì mình thấy đa số bạn mình là không làm được, nên mất khá nhiều điểm, thành ra trường mình khá ít người đỗ. Mình nghĩ là dạng này nếu gặp những câu hơi phức tạp (như dạng về O3, Ag+ hay những chất chữa bệnh... ) thì nếu chưa gặp, đọc qua hay ôn tập thì việc tự nghĩ ra là rất khó (gần như là không thể).
+ Vậy nên topic này để các bạn ôn tập về dạng bài này, bạn nào thấy thích thú thì cứ vào góp vui cũng được, cũng là cơ hội để các bạn giao lưu với nhau luôn :D.
- Tổ chức:
+ Khoảng 2~3 hôm mình sẽ đăng khoảng 5 câu hỏi thực tiễn để mọi người trả lời hay thảo luận với nhau (mình cũng sẽ góp vui nha :D), các bạn nếu có ý tưởng gì thì cứ mạnh dạn nói lên nha (thế thảo luận mới vui chứ :p), nếu bí quá các bạn cũng có thể tra mạng (nhưng nhớ hạn chế nhé).
+ Bạn nào mà tra mạng (mình không cấm nha) thì đừng copy nguyên văn vào nhé, hãy dành ra ít phút để đọc, nhớ và viết lại bằng ý hiểu của mình, mình nghĩ vậy sẽ nhớ lâu hơn (hãy nhớ đây là topic ôn tập, không phải là nơi thể hiện cho mấy bác toàn copy trên mạng xong ra oai đâu nhé).
+ Nếu ai có bài thực tiễn nào hay thì cứ thoải mái chia sẻ lên topic này cho mn cùng làm nha, nếu vậy mình sẽ vui lắm đó.
- Luật topic:
+ Không vi phạm luật diễn đàn.
+ Nếu ai có ý kiến hay đóng góp gì cho topic (mn cứ thoải mái góp ý kiến nha, dù sao đây cũng là lần đầu tiên mình lập topic thảo luận kiểu này, chưa có kinh nghiệm nên khả năng sẽ mắc nhiều lỗi) thì vào trang cá nhân của mình nha, mình sẽ lắng nghe và rút kinh nghiệm.
Mình mong sẽ nhận được sự ủng hộ của các bạn.

Bắt đầu buổi đầu tiên luôn nha:
1) Tại sao một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm chỗ có nước biến thành màu xám đen.
2) Để bảo vệ thân tàu thủy người ta thường làm gì? Giải thích?
3) Ở những vùng lũ, nước rất đục nên không dùng sinh hoạt được, người ta dùng phèn chua để làm trong nước. Giải thích tác dụng của phèn chua.
4) Tại sao khi cơm bị khê, ông bà ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi?
5) Tại sao không nên rót nước vào H2SO4 đặc mà chỉ có thể rót từ từ H2SO4 đặc vào nước?
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Dio Chemistry

7 1 2 5

Cựu TMod Toán
Thành viên
19 Tháng một 2019
6,871
11,476
1,141
Hà Tĩnh
THPT Chuyên Hà Tĩnh
Hơi vắng bóng :D
1. Do nước chúng ta dùng thường có các ion Mg2+ và Fe2+ nên khi nấu nước sẽ sinh ra Mg và Fe bám vào thành.
2. Người ta sẽ mạ kẽm một phần thân tàu để bảo vệ. Lí do là khi tiếp xúc với nước biển thì kẽm sẽ bị ăn mòn trước khi thân tàu bị ăn mòn nên kẽm sẽ bảo vệ cho thân tàu.
3. Phèn chua có công thức hóa học là [tex]KAl(SO_4)_2.12H_2O[/tex]. Trong phèn chua có nguyên tử Al nên khi cho vào nước sẽ có phản ứng thuận nghịch: [tex]Al^{3^+}+3H_2O\rightleftharpoons Al(OH)_3+3H^+[/tex]. Phân tử Al(OH)3 có bề mặt lớn nên sẽ hấp phụ các chất làm đục, kéo chúng lắng xuống.
4. Than củi có tính hấp phụ nên sẽ hấp phụ mùi cơm khê, làm bớt mùi đi.
5. H2SO4 có tính háo nước mạnh, nên khi cho nước vào H2SO4 thì sẽ làm axit bắn ra, gây nguy hiểm.
 

Nguyễn Đăng Bình

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng hai 2019
2,154
1,938
296
Hà Nội
Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam
Hơi vắng bóng :D
1. Do nước chúng ta dùng thường có các ion Mg2+ và Fe2+ nên khi nấu nước sẽ sinh ra Mg và Fe bám vào thành.
2. Người ta sẽ mạ kẽm một phần thân tàu để bảo vệ. Lí do là khi tiếp xúc với nước biển thì kẽm sẽ bị ăn mòn trước khi thân tàu bị ăn mòn nên kẽm sẽ bảo vệ cho thân tàu.
3. Phèn chua có công thức hóa học là [tex]KAl(SO_4)_2.12H_2O[/tex]. Trong phèn chua có nguyên tử Al nên khi cho vào nước sẽ có phản ứng thuận nghịch: [tex]Al^{3^+}+3H_2O\rightleftharpoons Al(OH)_3+3H^+[/tex]. Phân tử Al(OH)3 có bề mặt lớn nên sẽ hấp phụ các chất làm đục, kéo chúng lắng xuống.
4. Than củi có tính hấp phụ nên sẽ hấp phụ mùi cơm khê, làm bớt mùi đi.
5. H2SO4 có tính háo nước mạnh, nên khi cho nước vào H2SO4 thì sẽ làm axit bắn ra, gây nguy hiểm.
Đúng hết rồi đó, nhưng lần sau bác nhớ ghi đầy đủ pt nha :D
#2
1. Vì sao dung dịch muối có tính sát trùng?
2. Tại sao ta có thể đánh cảm bằng dây bạc, và khi đó dây bạc bị hóa đen. Để dây bạc sáng trắng trở lại, người ta thường làm gì? Tại sao?
3. Tại sao khi cho một dây đồng đã cạo sạch vào bình cắm hoa thì hoa sẽ tươi lâu hơn?
4. Tại sao các đồ vật cổ bằng đồng thường có màu xanh?
5. Chảo, môi, dao đều làm từ sắt. Vì sao chảo lại giòn, môi lại dẻo, còn dao lại sắc?
P/s: bác nào tham gia tag bạn bè của mấy bác vào với, chứ lần trước mình ăn bơ nhiều quá :(
 
  • Like
Reactions: Dio Chemistry

7 1 2 5

Cựu TMod Toán
Thành viên
19 Tháng một 2019
6,871
11,476
1,141
Hà Tĩnh
THPT Chuyên Hà Tĩnh
1. Vì sao dung dịch muối có tính sát trùng?
Dung dịch muối sẽ có nồng độ muối cao hơn nồng độ muối ở trong các vi khuẩn nên các phân tử muối sẽ đi vào tế bào vi khuẩn và nước sẽ đi từ tế bào vi khuẩn ra ngoài do hiện tượng khuếch tán, làm vi khuẩn chết ( Cái này tui cần ghi phương trình không :D)
Tại sao ta có thể đánh cảm bằng dây bạc, và khi đó dây bạc bị hóa đen. Để dây bạc sáng trắng trở lại, người ta thường làm gì? Tại sao?
Đầu tiên, ta phải hiểu cảm là trạng thái người bị cảm nhiễm phải các khí độc chứa lưu huỳnh từ bên ngoài. Nếu ta lấy bạc chà vào người, bạc sẽ hút các chất chứa lưu huỳnh ra và phản ứng: [tex]2Ag+S^{-}\rightarrow Ag_2S[/tex]
Để làm sạch thì người ta ngâm bạc trong nước tiểu : [tex]Ag_2S+4NH_3\rightarrow 2\left [ Ag(NH_3)_2 \right ]^++S^{2^-}[/tex]
Tag thêm: @Toshiro Koyoshi @daukhai @Khánh Ngô Nam
 
Top Bottom