[Thảo luận] Địa lí khối 8

Status
Không mở trả lời sau này.
S

sudi_k51

Dân cư đông(Dẫn chứng)????? Ko hiểu!!!!:D:D:D@};-@};-@};-;););):):):)

sr em nhé.chị quên mất là các em chưa biết viết một bài địa lí kiểu này
phần dẫn chứng chị nói đó là phần em giải thích cụ thể cho ý trước đó
ví dụ: nói Việt Nam có dân cư đông
( 85,6 triệu người năm 2009) chẳng hạn

phần tô đậm là dẫn chứng mà chị nói
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

Last edited by a moderator:
S

sudi_k51

đúng.em có thể hiểu với nghĩa đó
nhưng so với toán thì địa có phần dễ hơn nếu các em biết khai thác atlát
vì atlát có thể được coi là tài liệu tốt nhất của học sinh khi làm bài địa lí đó
 
K

khanhtoan_qb

OK, đến lúc ra câu hỏi rồi.
Câu 1:
Bà con hãy cho biết, các loại chủng tộc châu Á phân bố ở đâu và vì sao lại có sự phân bố như vậy.
p/s Đây là câu hỏi kiểm tra HKI trường tui đó :)), bà con cố lên nào :):):)
 
Y

yuuli

Cư dân châu Á thuộc 3 chủng tộc lớn trên thế giới. Đó là:

Mongoloid: Bao gồm cư dân sống ở Đông Á, Đông Nam Á, một phần ở Bắc Á và Nội Á. Người Mongoloit hay còn gọi là người da vàng, có đặc điểm chung là lớp lông phủ trên mặt và người ít, tóc đen, thẳng và hơi cứng, da màu vàng hung, mũi hơi thấp, mặt rộng, lưỡng quyền cao và xếp nếp mi mắt rõ. Tổ tiên của họ có lẽ là những cư dân cổ sống ở vùng Nam Siberi và Mông Cổ. Người Mongoloid chiếm một tỉ lệ rất lớn trong tổng số dân cư châu Á, và được chia thành hai hay nhiều tiểu chủng tộc khác nhau
Tiểu chủng tộc Mongoloid phương Bắc gồm cư dân vùng Siberi và phần Bắc vùng Nội Á, bao gồm người Siberi (người Eskimo, người Evanks), người Mông Cổ, Mãn Châu, Nhật Bản, Triều Tiên và Bắc Trung Quốc. Ngoài những đặc điểm của người Mongoloid nói chung, người Mongoloid phương Bắc còn có tầm vóc cao hơn và nước da sáng hơn.
Tiểu chủng tộc Mongoloid phương Nam gồm người Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Tiểu chủng tộc được hình thành do sự hòa huyết giữa người Mongoloid với người Negroid. Vì thế họ có da màu vàng sậm, cánh mũi rộng, môi hơi dày, tóc làn sóng và hàm hơi vẩu.

Europeoid: bao gồm toàn bộ cư dân sống ở vùng Tây Nam Á và một số ở Bắc Ấn Độ, Trung Á và Nội Á. Để phân biệt với người châu Âu, nhóm người này được gọi chung là tiểu chủng tộc Europeoid phương Nam. Họ có đặc điểm da ngăm, tóc và mắt đen hơn người phương Bắc, đầu dài, tầm vóc trung bình.

Negroid: bao gồm cư dân sống ở vùng Nam Ấn Độ, Sri Lanka và một số rải rác ở Indonesia và Malaysia. Nhóm người này chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tổng số dân toàn châu lục.

Hình ảnh các tộc người châu Á đầu thế kỉ 20

hnhvcctcngichuuthk20.jpg

Còn lý do tại sao thì em ko biết!!
Câu thứ nhất là ok, còn câu thứ hai em đọc cái gợi ý sau này nhé :D
 
Last edited by a moderator:
K

khanhtoan_qb

Bà con chú ý:
Ý thứ nhất bạn trên đã trả lời đúng
Ý thứ hai bà con dựa vào gợi ý sau đây:
Bà con dựa vào
- địa hình
- Lịch sử
- Biên giới (Giáp châu lục nào,...)
Có đầy đủ 3 ý trên là OK
p/s Mong chờ ý kiến sớm của bà con :D
 
S

saklovesyao

OK, đến lúc ra câu hỏi rồi.
Câu 1:
Bà con hãy cho biết, các loại chủng tộc châu Á phân bố ở đâu và vì sao lại có sự phân bố như vậy.
p/s Đây là câu hỏi kiểm tra HKI trường tui đó :)), bà con cố lên nào :):):)


a) Chủng tộc Môngôlôit: chiếm khoảng 40% dân cư thế giới, tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Mĩ. Cách đây khoảng 2 vạn năm, vào cuối thời kỳ băng hà Đệ Tứ, mực nước biển trên thế giới thấp hơn nhiều so với hiện nay. Châu Á và Bắc Mĩ được nối với nhau bởi eo đất Bê-rinh. Vì thế, người Môngôlôit dễ dàng di cư từ châu Á sang và trở thành cư dân bản địa châu Mĩ. Về sau, do băng tan, châu Á bị ngăn cách với châu Mĩ bởi eo biển Bê-rinh trên. Từ đó nhánh Môngôlôit ở châu Mĩ bị tách biệt hẳn với nhánh Môngôlôit ở Cựu lục địa.

b) Chủng tộc Ơrôpêôit: chiếm 48% dân số toàn cầu. Tuy có tên là Ơrôpêôit, nghĩa là loại hình người châu Âu, song về nguồn gốc, chủng tộc này ra đời không phải ở châu Âu, mà là ở châu Á. Từ địa bàn cư trú đầu tiên ở Ấn Độ, người Ơrôpêôit mở rộng địa bàn cư trú sang Tây Á, Bắc Phi, Nam Âu, quanh Địa Trung Hải. Ở phía bắc, băng tan đến đâu con người tiến lên cư trú tới đó. Chủng tộc Ơrôpêôit có địa bàn cư trú rộng, gắn liền với việc thực dân hoá ở châu Mĩ, Ô-xtrây-li-a và nhiều thuộc địa của các nước châu Âu.

c) Chủng tôck Nêgrô – Ôxtralôit: chiếm 12% dân số thế giới, gồm hai nhánh ở cách xa nhau: Nêgrôit ở châuPhi và Ôxtralôit ở Nam Ấn Độ, nhiều đảo trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, đặc biệt là ở Ô-xtrây-li-a.
( trích diendankienthuc.net )

=> 2: trả lời theo gợi ý:
1. Địa hình
... Bề mặt bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh
... Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam.
... Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới

2. Lịch sử
... Lịch sử châu Á có thể được xem xét như là các lịch sử riêng biệt của một số vùng ngoại biên ven biển như Đông Á, Nam Á và Trung Đông được liên kết bằng các vùng thảo nguyên Á-Âu lớn bên trong.

Những vùng ngoại biên ven biển có thể coi như là quê hương của các nền văn minh, với mỗi nền văn minh trong ba khu vực này đã phát triển rất sớm quanh lưu vực các con sông màu mỡ. Các nền văn minh ở Lưỡng Hà, lưu vực sông Ấn và sông Trường Giang chia sẻ nhiều điểm tương đồng và có lẽ đã trao đổi với nhau các ý tưởng và công nghệ chẳng hạn như toán học và bánh xe. Các khái niệm khác như khái niệm về chữ viết có lẽ đã phát triển riêng biệt trong từng khu vực. Các thành thị, nhà nước và đế chế đã phát triển trong các vùng đất thấp này.

Khu vực thảo nguyên đã có thời gian dài là nơi sinh sống của các bộ lạc dư cư miền núi, và từ các thảo nguyên trung tâm thì họ có thể đi tới tất cả các khu vực khác của châu Á. Sự mở rộng như thế ra ngoài các thảo nguyên sớm nhất được biết là của người Ấn-Âu, những người đã truyền bá ngôn ngữ của mình tới Trung Đông, Ấn Độ và tới người Tochari ở biên giới Trung Quốc. Phần phía bắc của châu Á, phần lớn là vùng Siberi, đã là không thể đi tới được đối với những người dân du mục vùng thảo nguyên do mật độ dày của rừng cũng như các lãnh nguyên. Các khu vực này có rất ít dân cư.

Khu vực trung tâm và ngoại biên đã bị cách biệt là do các dãy núi và các sa mạc. Các dãy núi như dãy Caucasus, dãy Himalaya hay sa mạc Karakum và sa mạc Gobi tạo ra các cản trở chính làm cho những kỵ binh du mục rất khó khăn trong việc vượt qua chúng. Về mặt kỹ thuật và văn hóa thì những người sống ở các khu vực đồng bằng và đô thị là có ưu thế hơn nhưng về quân sự thì họ làm được ít hơn để bảo vệ khu vực sinh sống và chống lại các bộ lạc du cư miền núi. Tuy nhiên, các vùng đất thấp có rất ít đồng cỏ để duy trì một lượng lớn ngựa. Vì thế các bộ lạc đã xâm lăng các quốc gia ở Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông khi đó đã sớm phải học cách làm quen với sinh hoạt của cộng đồng địa phương.

Toàn bộ Ai Cập, Nga, Kazakhstan, Gruzia, Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ được nói đến trong bảng này, mặc dù các nước này chỉ có một phần nằm ở châu Á.

3. Biên giới:
... Giáp châu Âu, Châu Phi

( Trích Wikipedia )
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

đúng.em có thể hiểu với nghĩa đó
nhưng so với toán thì địa có phần dễ hơn nếu các em biết khai thác atlát
vì atlát có thể được coi là tài liệu tốt nhất của học sinh khi làm bài địa lí đó
Atlat là bản đồ địa lý ! :D:)@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
 
K

khanhtoan_qb

OK, tiếp theo nha bà con
Câu 2: Bạn hãy cho biết dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc gì và tại sao lại như vậy :D
p/s Cố lên bà con ơi :D
 
Y

yuuli

Chủ yếu thuộc chủng tộc Mongoloid
Người Mongoloid sống ở Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á và 1 số nơi ở Trung Á



alchu.jpg
 
Last edited by a moderator:
Y

yuuli

Yêu cầu cho thêm gợi ý về lí do tại sao lại như vậy!!! Em ko hiểu lắm!!
Câu hỏi là hỏi tại sao chủng tộc đó là chủ yếu đúng ko???????
 
Last edited by a moderator:
S

saklovesyao

OK, tiếp theo nha bà con
Câu 2: Bạn hãy cho biết dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc gì và tại sao lại như vậy :D
p/s Cố lên bà con ơi :D

Dân cư châu á chủ yếu thuộc chủng tộc Môngôlôit ( chủng tộc da vàng )
Lý do: do ảnh hưởng về điều kiện sinh sống, khí hậu, địa hình :)
 
K

khanhtoan_qb

Yêu cầu cho thêm gợi ý về lí do tại sao lại như vậy!!! Em ko hiểu lắm!!
Câu hỏi là hỏi tại sao chủng tộc đó là chủ yếu đúng ko???????

Dân cư châu á chủ yếu thuộc chủng tộc Môngôlôit ( chủng tộc da vàng )

Lý do: do ảnh hưởng về điều kiện sinh sống, khí hậu, địa hình :)

ý kiến của bạn saklovesyao đúng đó em nhưng các em phải trình bày rõ ra
VD như: điều kiện sống: do Trung Á và Đông Á có khí hậu gì nên chủng tộc ... sinh sống chủ yếu ở đây,...
p/s cố lên nào mọi người
 
K

khanhtoan_qb

Chắc câu này hơi khó, bà con tham khảo nha :D
Chủng tộc Môngôlôit: chiếm khoảng 40% dân cư thế giới, tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Mĩ. Cách đây khoảng 2 vạn năm, vào cuối thời kỳ băng hà Đệ Tứ, mực nước biển trên thế giới thấp hơn nhiều so với hiện nay. Châu Á và Bắc Mĩ được nối với nhau bởi eo đất Bê-rinh. Vì thế, người Môngôlôit dễ dàng di cư từ châu Á sang và trở thành cư dân bản địa châu Mĩ. Về sau, do băng tan, châu Á bị ngăn cách với châu Mĩ bởi eo biển Bê-rinh trên. Từ đó nhánh Môngôlôit ở châu Mĩ bị tách biệt hẳn với nhánh Môngôlôit ở Cựu lục địa.
b) Chủng tộc Ơrôpêôit: chiếm 48% dân số toàn cầu. Tuy có tên là Ơrôpêôit, nghĩa là loại hình người châu Âu, song về nguồn gốc, chủng tộc này ra đời không phải ở châu Âu, mà là ở châu Á. Từ địa bàn cư trú đầu tiên ở Ấn Độ, người Ơrôpêôit mở rộng địa bàn cư trú sang Tây Á, Bắc Phi, Nam Âu, quanh Địa Trung Hải. Ở phía bắc, băng tan đến đâu con người tiến lên cư trú tới đó. Chủng tộc Ơrôpêôit có địa bàn cư trú rộng, gắn liền với việc thực dân hoá ở châu Mĩ, Ô-xtrây-li-a và nhiều thuộc địa của các nước châu Âu.
c) Chủng tộc Nêgrô – Ôxtralôit: chiếm 12% dân số thế giới, gồm hai nhánh ở cách xa nhau: Nêgrôit ở châuPhi và Ôxtralôit ở Nam Ấn Độ, nhiều đảo trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, đặc biệt là ở Ô-xtrây-li-a.
Ngoài ba chủng tộc lớn, còn có các nhóm người lai, kết quả của sự hoà huyết giữa các chủng tộc. Các chủng tộc sinh ra trên thế giới đều có quyền như nhau và hoàn toàn bình đẳng.
trích: http://nuithanh.violet.vn
Từ những tư liệu tham khảo trên, bà con có thể rút ra câu trả lời :))
Câu tiếp nha :
Câu 3:
Bạn hãy cho biết dân cư châu Á phân bố không đều là do đâu?
p/s Cố lên nào mọi người, da dố, da dố :M012::M012::M012:
 
S

saklovesyao




ý kiến của bạn saklovesyao đúng đó em nhưng các em phải trình bày rõ ra
VD như: điều kiện sống: do Trung Á và Đông Á có khí hậu gì nên chủng tộc ... sinh sống chủ yếu ở đây,...
p/s cố lên nào mọi người

:)
+ Do mực nước biển dâng cao
+ Băng tan
+ Châu á bị ngăn cách vs châu mĩ bởi eo biển Bê-rinh



Câu 3:
Bạn hãy cho biết dân cư châu Á phân bố không đều là do đâu?
p/s Cố lên nào mọi người, da dố, da dố :M012::M012::M012:

+ Do địa hình: địa hình của Châu á nơi bằng phẳng, nơi cao, nơi thấp, điều kiện sinh sống không phù hợp với 1 số chủng tộc ( VD: chủ yếu người dân sống ở đồng bằng do ở trên núi cao không khí loãng, không thích hợp với đa số chủng tộc, nhưng có một số thành phần đặc biệt họ đã quen sống ở trong dạng điều kiện đó )

+ Do thời tiết: Vì châu á trải dài từ vùng cức Bắc đến xích đạo cho nên cũng có nhiều đới khí hậu khác nhau

:D:D:D@};-@};- + 1 cho anh khanhtoan_qb

Anh khanhtoan_qb ra bài tiếp đi chớ :(
 
Last edited by a moderator:
K

khanhtoan_qb

Ok, bây giờ giải quyết câu hỏi trong vở BT : "Tập bản đồ " nha :D
Câu 4: bạn hãy lập bảng để nêu rõ sự ra đời của các tôn giáo theo :
Tên tôn giáo.............................Nơi ra đời.............................Thời gian ra đời
Phật giáo

Ấn độ giáo

Kitô giáo

Hồi giáo
p/s Mọi người thông cảm cho, tui không biết kẻ bảng :D , chém nhanh nha mọi người để chúng ta chủng tiếp cho bài mới :D
 
S

saklovesyao

Phật giáo
+ Nơi ra đời: Ấn độ
+ TG ra đời: TK thứ 6 trước công nguyên

Ấn độ giáo
+ Nơi ra đời: Ấn đọ
+ TG ra đời: 2500 năm trước công nguyên

Kito giáo
+ Nơi ra đời: Pa-le-stin
+ TG ra đời: Đầu công nguyên

Hồi giáo
+ Nơi ra đời: Mét-ca (Ả rập Xê út)
+ TG ra đời: TK 6 sau công nguyên
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom