Sử 12 Thảo luận chung

Trần Hà Ly

Học sinh mới
Thành viên
20 Tháng bảy 2022
28
48
6
18
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trình bày kế hoạch Đờ lát tơ xi ni Chứng minh thế chủ ñộng ñánh ñịch trên chiến trường chính Bắc bộ của quân ta
vẫn ñược giữ vững sau chiến thắng Biên giới thu - ñông 1950 ñến trước ðông - Xuân
1953 - 1954.
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Trình bày kế hoạch Đờ lát tơ xi ni Chứng minh thế chủ ñộng ñánh ñịch trên chiến trường chính Bắc bộ của quân ta
vẫn ñược giữ vững sau chiến thắng Biên giới thu - ñông 1950 ñến trước ðông - Xuân
1953 - 1954.
Trần Hà LyCảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại box Sử. Sau đây mình xin gửi đáp án tham khảo của mình!
a. Kế hoạch Đờ - lát - đơ Tát - xi - ni:

+ Dựa vào viện trợ Mĩ, cuối năm 1950,Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi, mong kết thúc nhanh chiến tranh.
+ Kế hoạch có 4 điểm chính:
- Gấp rút tập trung quân Âu - Phi xây dựng một lực lượng cơ động mạnh, đồng thời ra sức phát triển ngụy quân để xây dựng “quân đội quốc gia”.
- Xây dựng phòng tuyến công sự xi măng cốt sắt (boong ke), lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm ngăn chặn chủ lực ta và kiểm soát ta đưa nhân tài, vật lực ra vùng tự do.
- Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng của chúng.
- Đánh phá hậu phương của ta bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp; kết hợp oanh tạc bằng phi pháp với chiến tranh tâm lý và chiến tranh kinh tế.
=> Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi đã đưa cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương lên quy mô lớn, làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, nhất là ở vùng sau lưng địch trở nên khó khăn, phức tạp.
b. Thế chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc bộ của quân dân ta vẫn được giữ vựng sau chiến dịch Biên giới Thu - Đông đến trước Đông Xuân 1953 - 1954 được thể hiện qua các chiến dịch:

* Các chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ (cuối 1950 đến giữa 1951):

+ Trong thời gian cuối 1950 đến giữa năm 1951, quân ta liên tục mở ba chiến dịch:
- Chiến dịch Trần Hưng Đạo (Trung du)
- Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (Đường số 18).
- Chiến dịch Quang Trung (Hà - Nam - Ninh)
+ Đây là các chiến dịch tiến công có qui mô lớn của quân ta, đánh vào phòng tuyến kiên cố của địch ở vùng trung du và đồng bằng, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, phá vỡ từng mảng kế hoạch bình định của chúng.
+ Hạn chế: địa bàn ba chiến lược không có lợi cho ta mà có lợi cho địch => Kết quả chiến đấu bị hạn chế.
+ Với phương châm chiến lược “ đánh chắc thắng” và phương hướng chiến lược “Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”, ta chủ trương mở các chiến dịch ở vùng rừng núi.
* Chiến dịch Hòa Bình đông - xuân 1951 - 1952:
+ Hòa Bình là cửa ngõ nối liền vùng tự do với vùng đồng bằng Bắc Bộ qua Chợ Bến, mạch máu giao thông giữa Việt Bắc với Liên khu IV.
+ Ngày 09 – 11 – 1951, Đơ Lát đơ Tátxinhi sử dụng một lực lượng quân cơ động lớn tiến đánh Chợ Bến, ngày 14 – 11 tiến đánh Hòa Bình.
+ Ta mở chiến dịch phản công và tiến công địch ở Hòa Bình nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phá kế hoạch bình định của chúng và đẩy mạnh chiến tranh du kích.
+ Kết quả:
- Ta giải phóng khu vực Hòa Bình - sông Đà rộng 2000 km2 với 15 vạn dân.
- Căn cứ du kích mở rộng, nối liền từ Bắc Giang xuống Bắc Ninh, tới sát Đường số 5 qua Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.
* Chiến dịch Tây Bắc thu - đông 1952:
+ Tây Bắc là vùng chiến lược quan trọng của địch đã chiếm đóng, từ đó uy hiếp căn cứ Việt Bắc và che chở cho căn cứ Thượng Lào của chúng.
+ Từ 14 – 10 – 1952 đến 10 – 12 – 1952, ta huy động một lực lượng lớn tiến công Mộc Châu, Thuận Châu, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái.
+ Kết quả: ta giải phóng 28.000 km2 với 25 vạn dân, gồm Nghĩa Lộ, gần hết Sơn La (trừ Nà Sản), bốn huyện ở Lai Châu, hai huyện ở Yên Bái; phá âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch.
* Chiến dịch Thượng Lào xuân hè năm 1953:
+ Thượng Lào là vùng chiến lược quan trọng, là hậu phương an toàn của địch. Sau thất bại ở Tây Bắc, địch tăng cường phòng thủ ở đây.
+ Đầu 1953, Trung ương Đảng và Chính phủ ta cùng Chính phủ kháng chiến Lào cùng Mặt trận Ítxala phối hợp mở chiến dịch Thượng Lào nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, đẩy mạnh kháng chiến ở Lào.
+ Từ 8 – 4 đến 18 – 5 – 1953, ta huy động một lực lượng lớn cùng đơn vị Quân giải phóng Pathét Lào mở chiến dịch.
+ Kết quả:
- Liên quân Lào – Việt giải phóng Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phong Xa- lì với trên 30 vạn dân.
- Phối hợp với chiến trường chính Bắc Bộ, từ 1951 đến 1953 ở Trung và Nam Bộ quân dân ta đã tận dụng các hình thức chiến tranh du kích, tiêu hao sinh lực địch, phá hủy nhiều tổ chức tề ngụy cùng nhiều cơ sở kinh tế của chúng.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
 
Top Bottom