Văn 11 Tham khảo đề thi ngữ văn lớp 11 trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Phần I, Đọc hiểu:
  1. Hiện tượng văn hóa tinh thần bị bỏ quên, không coi trọng và sự chạy theo nhu cầu vật chất của thanh niên hiện nay.
  2. Biện pháp tu từ liệt kệ: gợi nhắc sự đua đòi, chạy theo những thứ hưởng thụ, bổ trợ cho câu trước và nhấn mạnh việc văn hóa tinh thần giờ đã thảm hại trầm trọng.
    - Tạo cho đoạn văn giàu hình ảnh, dễ hình dung.
    - Các câu văn thêm mạch lạc, liên kết chặt chẽ.
  3. Chứ "mỏng" chỉ sự yếu đuối, kém cỏi. Trong câu văn, đó là sự kém cỏi về đạo đức, nhận thức và yếu thế về bản lĩnh. Gợi đến việc con người sẽ dễ gặp thất bại khi đối mặt với thử thách của cuộc đời.
Phần II, Làm văn:
Câu 2: (Phần này mình đã hệ thống kiến thức, do vậy mình lấy kiến thức từ đó và hỗ trợ bạn nhé)
Thân bài:
I. Tác giả

- Là hiện tượng lớn và lạ của phong trào thơ mới, là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất, đóng góp 1 lượng lớn tác phẩm cho thơ ca VN đầu thế kỉ XX.
- Phong cách NT:
+ Thơ Hàn Mạc Tử mang một diện mạo phức tạp và đầy bí ẩn, chứa đựng một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần thế.
· Hồn thơ quằn quại, đau đớn.
-) Nhan đề: "Rướm máu", "Hồn lìa khỏi xác", "Trút linh hồn", "Siêu thoát"...
II. Bài thơ
1- Hoàn cảnh sáng tác:
- 1938, khi tác giả đang ở trong trại phong Quy Nhơn.
- Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình với một cô gái thôn Vĩ Dạ.
- Bài thơ được in trong tập "Thơ điên" - sau đổi thành "Đau thương"
2- Chủ đề của bài thơ
- Viết về bức tranh Vĩ Dạ. Qua đó bộc lộ tình quê, tình đời, tình yêu lứa đôi thầm kín xa xăm.
Phân tích chi tiết:
I- Khổ 1: cảnh vườn thôn Vĩ thanh tân, trù phú:

- Bài thơ mở đầu bằng câu hỏi: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"
+Lời hỏi của người con gái thôn Vĩ do tác giả tưởng tượng ra.
+ Câu hỏi của chính tác giả - lời tự vấn.
+ Chứa đựng những sắc thái tình cảm:
§ Lời mời mọc ân cần mà tha thiết.
§ Lời trách móc nhẹ nhàng: đã lâu rồi anh không về thôn Vĩ
§ Lời nhắc nhở anh về thôn Vĩ.
=> Câu hỏi vút lên từ lòng thương nhớ Vĩ Dạ sâu sắc, khao khát muốn trở lại thăm cảnh cũ người xưa.
- 3 câu thơ sau: Mở ra cảnh vườn đẹp đẽ, thơ mộng:
+ Hình ảnh "nắng":
-) Lặp 2 lần: ấn tượng sâu đạm nhất với Hàn Mặc Tử về nắng Vĩ Dạ.
-) "Nắng hàng cau": nắng mới chỉ dừng lại trên hàng cau - loại cây cao nhất trong vườn, đón được những ánh nắng đầu tiên.
"Nắng mới lên": Ánh ban mai, tinh khôi, thanh tân, mới mẻ.
=> Câu thơ đã chớp được vẻ đẹp trong trẻo mát lành của 1 khoảng khắc sớm mai đặc biệt.
+ Bao quát cả khu vườn: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"
· "Vườn ai": Không gian trong hoài niệm vừa thân thiết vừa xa vời, vừa quen vừa lạ, mơ hồ bâng khuâng.
· "Mướt quá": Nhấn mạnh sự xanh non, mỡ màng.
-) Khu vườn tươi tốt, trù phú.
-) "Quá": Mang âm hưởng của lời trầm trồ, khen ngợi.
· "Xanh như ngọc": Miêu tả sắc màu của khu vườn bằng hình ảnh so sánh.
-) Gợi sắc xanh sang trọng, quý phái.
-) Khu vườn mang màu xanh mướt, bên ngoài láng 1 lần ướt vì sương đêm, được ánh nắng soi chiếu giống như 1 viên ngọc khổng lồ vừa có màu vừa có ánh.
+ Cảnh vườn càng quyến rũ khi có sự xuất hiện của con người:
· "Lá trúc che ngang": Thiên nhiên với đường nét duyên dáng, thanh nhã.
-) Lá trúc dài mảnh mai, hài hoà, tinh tế khi kết hợp với vẻ đẹp của con người.
· Con người xuất hiện thấp thoáng sau thiên nhiên "mặt chữ điền":
-) Khuôn mặt vuông vức, mang ý nghĩa tượng trưng: chỉ con người hiền lành phúc hậu, dịu dàng e ấp. Con người là 1 nét vẽ trữ tình để cảnh vườn thêm gợi cảm.
=> Cảnh người hoà hợp làm nên một bức tranh bình dị mà trang nhã, thơ mộng mà quý phái cao sang.
=> Cảnh mang những nét đặc trưng của xứ Huế - mảnh đất đế đô cổ kính, nhưng cũng rất diễm lệ.
- Cảnh vườn thôn Vĩ được đặt sau từ "nhìn":
-) Nhấn mạnh ý hỏi: Cảnh vườn thôn Vĩ đẹp thế sao anh không về chơi.
- Nhân vật trữ tình hiện lên trong dòng hoài niệm về cảnh cũ người xưa: Người dành trọn tình yêu cho thôn Vĩ, gắn bó với 1 vùng quê mà Hàn Mặc Tử đã từng thân thuộc.
II- Khổ 2: Cảnh sông nước Vĩ Dạ êm đềm mà xao động, thơ mộng mà u buồn
- Cảnh vật mang tâm trạng của con người:
+ Gió, mây: Chia lìa, hờ hững
· Dấu phẩy: nhấn mạnh nhịp ngắt 4/3, chia câu thơ thành 2 vế, mỗi vế chưa 1 hình ảnh.
· Gió, mấy lặp lại 2 lầ nhưng không quấn quýt theo quy luật của tự nhiên mà theo quy luật của lòng người.
-) Cảnh ngộ của Hàn Mặc Tử: đang xa cách với cuộc đời nên nhìn đâu cũng thấy chia li.
+ Dòng nước buồn thiu
· Biện pháp nhân hoá đã thổi linh hồn vào tạo vật vô tri vô giác
-) Gợi dòng sông Hương ững lờ, ngưng đọng, trĩu nặng 1 nỗi buồn.
-) Hàn Mặc Tử đã thâu tóm nét đặc trưng của sông Hương. Nhà thơ Thu Bồn đã từng viết:
"Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng, nên Huế rất sâu."
· Từ "buồn thiu": vùa quen thuộc vừa mới mẻ.
-) Từ thể hiện trạng thái nội tâm của con người lại biểu đạt đặc điểm của dòng nước sông Hương.
+ Như hoà điệu với dòng nước, "Hoa bắp lay":
-) Động từ "lay" đã miêu tả trạng thái vận động khẽ khàng, lay lắt, vật vờ.
-) Hoa bắp thấm 1 nỗi buồn hiu hắt.
=> Nhịp điệu 4/3 được nhấn mạnh hơn bởi dấu phẩy tạo âm điệu khoan thai, nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của con người, phù hợp với cảnh sắc xứ Huế.
- Cảnh sông hương trong một đêm trăng:
+ Không gian tràn ngập, bát ngát ánh trăng: Bến trăng, sông trăng, thuyền chở trăng.
-) Hình ảnh tài hoa trong trẻ đến lạ thường
-) Trăng đã trở thành đối tượng hữu hình có trọng lượng, có hình dáng.
-) Tâm hồn Hàn Mặc Tử có sự gặp gỡ, đồng điệu với nhà thơ Nguyễn Trãi:
" Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then."
+ Câu hỏi: " Có chở trăng về kịp tối nay ?"
-) Chứa đựng tâm trạng: khắc khoải chờ mong con thuyền chở trăng về với mình. Nhân vật trữ tình đang ở 1 nơi thiếu ánh sáng, đang mong mỏi được gặp gỡ, được đón nhận ánh sáng ngoài kia. Hàn Mặc Tử từng đau đáu:
" Ngoài kia xuân đã tới hay chưa
Trời ở trong đây chẳng có mùa
Chẳng có niềm trăng và ý nhạt
Có nàng cung nữ nhớ thương vua."
-) Câu thơ phảng phất sự thảng thốt lo âu vì sợ thời gian ngắn ngủi gấp gáp: "kịp tối nay".
=> Nhân vật trữ tình dù đang xa cách với cuộc đời, trĩu nặng nỗi buồn chia li nhưng vẫn luôn khát hướng vọng về phía cuộc đời.
* Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn bát cú với cách ngắt nhịp chậm. Cấu tứ của bài thơ là đi theo mạch đứt nối.
  • Khổ 1: thời gian vào lúc sớm bình minh.
  • Khổ 2, thời gian chuyển vào đêm trăng.
  • Không gian thôn Vĩ và không gian nhân vật trữ tình đang sống.
  • Cảnh: có ngoại cảnh và tâm cảnh.
-> Những yếu tố trên liền mạch bởi nó nằm trong dòng hoài niệm của cảnh và nhân vật trữ tình.
- Hình ảnh thơ tài hoa, đẹp, biểu hiện nội tâm nhân vật trữ tình.
- Ngôn ngữ thơ giản dị, nhẹ nhàng, tinh tế.
- Bút pháp nghệ thuật chấm phá, gợi chứ không ra. Bút pháp tả cảnh ngụ tình.
- Thành công ở 1 số biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, các đại từ phiếm chỉ, các câu hỏi tu từ.
* Bạn thêm phần đánh giá rồi kết bài nhé!
 
  • Like
Reactions: Cool Kid
Top Bottom