Tập thơ Tigon (Hai sắc hoa Tigon - T.T.Kh)

Status
Không mở trả lời sau này.
N

nucuoi_nhungnguoidocthan_810

Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người.

em rất thích câu thơ này! nó rất hay! bài thơ này rất hay và sâu sắc
 
T

thao_won

Mình rất thích bài này :((

Thật sâu sắc :x

..........................................................
 
L

leduyducvt1986

Xin được copy bài viết của tác giả Trần Đình Thu,chủ biên tập trang Web http://binhchonthohay.com để bổ xung thêm cho bài viết này.



Những ngày này, câu chuyện tình nổi tiếng trong lịch sử văn học “Hai sắc hoa ti gon” chuẩn bị được dựng thành phim thì nghi án “Ai là T.T.KH” lại sống dậy. Nhà báo Trần Đình Thu là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Giải mã nghi án văn học T.T.KH” đã dành riêng cho Báo ĐS&PL một bài viết, kể về những điều chưa có trong sách cũng như trong các bài phỏng vấn của anh trước đây.

Trần Đình Thu

*Tôi không phải là T.T.Kh

Cuối năm 2004, tôi viết xong bản thảo cuốn sách “Giải mã nghi án văn học T.T.Kh”. Tôi vui mừng gửi ngay bản thảo cho anh Đào Hiếu, biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ để anh ấy chuẩn bị in thành sách. Lúc đó tôi là cộng tác viên khá thân thiết của nhà xuất bản này, đã in mấy đầu sách theo diện kế hoạch A ở đây rồi. Anh Đào Hiếu đọc xong bản thảo cuốn sách, mời tôi đến nhà xuất bản, nói: “Cuốn sách này không in được ông à”. Tôi hỏi anh lý do vì sao, anh trả lời: “Khi đọc phần đầu, là phần giải mã của ông, tôi tin chắc một trăm phần trăm bà Trần Thị Vân Chung đúng là T.T.Kh. Nhưng khi đọc qua phần phụ lục, tới bức thư của bà Trần Thị Vân Chung gửi báo giới thì tôi tin chắc một trăm phần trăm bà Trần Thị Vân Chung không phải là T.T.Kh. Do đó tôi quyết định đề nghị ban giám đốc không in cuốn sách này của ông”.

Chờ anh Hiếu nói xong, tôi phân tích: “Tôi làm nghiên cứu nên rất tôn trọng sự thật khách quan. Vì thế mà tôi đưa bức thư vào. Nếu tôi có ý này khác, trong bản thảo của tôi, tôi lờ đi bức thư của bà Trần Thị Vân Chung, không đưa nó vào phần phụ lục, thì chắc chắn bây giờ anh đã “tin chắc một trăm phần trăm” bà Trần Thị Vân Chung chính là T.T.Kh và cho in ngay cuốn sách này mà không có ý kiến thắc mắc gì. Tôi xin anh, anh hãy in cuốn sách đi, tôi tin cuốn sách của tôi có khả năng làm sáng tỏ một nghi án văn chương vốn quá tù mù lâu nay”.

Vậy bức thư của bà Trần Thị Vân Chung thế nào mà làm đổ toàn bộ phần giải mã của tôi phía trước? Tôi xin ngừng lại một chút để nhắc lại sự ra đời của bức thư này. Quãng giữa năm 1994, ông Thế Phong cho xuất bản một cuốn sách có tựa là “T.T.Kh nàng là ai?”. Cuốn sách đã làm nổ tung dư luận khi đưa ra một “ứng viên sáng giá” vào vị trí T.T.Kh: bà Trần Thị Vân Chung. Trước khi cuốn sách này ra đời, những người được xếp vào diện nghi vấn T.T.Kh toàn là đàn ông như Nguyễn Bính, Thâm Tâm...

Vài tuần sau khi cuốn sách phát hành, đặc san Văn Hóa của Bộ Văn Hóa cùng với báo Thanh Niên đồng loạt đăng tải bài phân tích cuốn sách. Báo Thanh Niên thì chủ yếu đăng bài phê phán còn đặc san Văn Hóa thì ủng hộ. Dư luận xôn xao quá khiến con cháu bà Vân Chung ở Sài Gòn gọi điện sang Pháp thông tin cho bà. Một thời gian sau, từ Pháp, bà Trần Thị Vân Chung có thư ngỏ gửi cho báo giới trong nước. Đó chính là bức thư tôi nhắc ở trên. Bức thư từ đầu đã phang ngay một câu làm nản lòng tất cả những ai muốn tin bà Trần Thị Vân Chung chính là T.T.Kh. Bức thư viết: Điều trước nhất tôi xin thưa: “Tôi không phải là T.T.Kh!”.

Chính cái câu này mà trong vòng 10 năm sau đó, từ 1994 đến 2004, giới yêu thơ không ai còn hứng thú nhắc đến cái tên bà Trần Thị Vân Chung khi đề cập về nghi án T.T.Kh. Cũng chính cái câu này mà anh Đào Hiếu từ chối in cuốn sách của tôi. Thì bởi vì, chính bà ấy đã tuyên bố thế cơ mà!

Thế mà lạ lùng thay, khi lật lại tư liệu, “giám định” các bài thơ rồi lấy kết quả so sánh với các “nghi can”, tôi thấy rằng không ai phù hợp với T.T.Kh hơn bà Trần Thị Vân Chung. Điều này khiến chính tôi cũng thắc mắc: Vậy thì, hà cớ gì mười năm trước, bà Trần Thị Vân Chung nhảy bổ ra la làng “Tôi không phải là T.T.Kh”?

*Chung quanh bức thư

Có rất nhiều độc giả chất vấn tôi, nếu ông cho rằng bà Trần Thị Vân Chung chính là T.T.Kh, tại sao khi ông Thế Phong in cuốn sách, bà ấy đã không nhận mình thì thôi, ngược lại còn phản đối? Trong cuốn sách của tôi, ở phần giải mã, tôi đưa ra các tiêu chí về người có thể là T.T.Kh thế này: Thứ nhất, T.T.Kh phải là một người phụ nữ. Thứ hai, T.T.Kh phải là người thân thiết với nhà văn Thanh Châu, cụ thể hơn người đó phải là người yêu của nhà văn Thanh Châu. Nay tôi nghĩ, sau này nếu tái bản có sửa chữa, chắc tôi phải đưa thêm một tiêu chí nữa: T.T.Kh phải là người có thể nhảy bổ ra la làng mình không phải là T.T.Kh nếu có ai đó nói mình chính là T.T.Kh.

Khi cuốn sách “Giải mã…” của tôi in ở Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn sau đó, rút kinh nghiệm từ vụ biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ từ chối bản thảo, tôi viết thêm một phần ngắn, phân tích lý do tại sao bà Trần Thị Vân Chung viết thư phản đối, tuyên bố thẳng mình không phải là T.T.Kh. Xin trích một đoạn: “T.T.Kh không bao giờ làm cái việc đứng ra nhận mình đâu. Không nhận mình thì mới đúng là T.T.Kh. Chứ còn bây giờ giả sử có người nào đó đứng ra nhận mình là T.T.Kh thì tôi có thể nói ngay rằng đó chắc chắn không phải là T.T.Kh”.

Khi viết cuốn sách, tôi có đến gặp bà Thư Linh để tìm kiếm tư liệu. Bà Thư Linh là bạn của bà Trần Thị Vân Chung. Cuốn sách của ông Thế Phong cốt lõi là dựa vào lời kể của bà Thư Linh. Trong một bữa đám giỗ ở nhà bà Thư Linh, có người kể vừa mới gặp T.T.Kh ngoài Bắc, T.T.Kh giờ già yếu lắm rồi. Bà Thư Linh nghe thế bức xúc quá, cãi lại T.T.Kh làm gì mà ở ngoài Bắc, T.T.Kh đang ở Pháp mà! Xong bà tiết lộ luôn câu chuyện bà Trần Thị Vân Chung từng tâm sự với bà thế nào. Ông Thế Phong thu nhặt tư liệu từ bữa giỗ đó, viết thành cuốn sách “T.T.Kh nàng là ai?”. Cho nên vào năm 1994, song song với việc gửi thư ngỏ cho báo giới, bà Trần Thị Vân Chung còn gửi một thư riêng cho bà Thư Linh (khi có điều kiện tôi sẽ phân tích các thư này trong một bài báo). Bức thư trách móc bà Thư Linh nặng nề. Bà Thư Linh cho biết, kể từ năm 1994, sau bức thư đó của bà Vân Chung gửi từ Pháp về, bà Vân Chung tuyệt giao với bà Thư Linh luôn. Vì thế tôi đặt vấn đề: Không phải là T.T.Kh thì thôi chứ làm gì mà bức xúc đến mức độ phải tuyệt giao với một người bạn cũ của mình. Chỉ cần nói một câu ngắn gọn, quý vị nhầm rồi, tôi không phải là T.T.Kh là đủ.

Trong cuốn sách “Giải mã…”, tôi có phân tích tính cách của T.T.Kh để so sánh với tính cách của bà Trần Thị Vân Chung: “Tôi nhớ lại những câu thơ của T.T.Kh thuở xưa cũng nặng nề u ám như thế. Chẳng hạn như câu thơ “Là giết đời nhau đấy biết không/Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung...”. Độc giả có thấy rằng, nếu bà Thư Linh chỉ phạm “cái tội” như bà Vân Chung nói là “vu khống” cho bà là T.T.Kh trong khi bà không phải là T.T.Kh thì “cái tội” ấy có gì nghiêm trọng đâu. Người ta nói mình là T.T.Kh chứ có nói gì xúc phạm danh dự nhân phẩm đâu mà phải giận dữ ghê thế! Sự giận dữ trong bức thư này thực tế vượt ra ngoài ranh giới bình thường. Nó cho thấy chỉ có bà Thư Linh phạm vào những “cái tội” như vi phạm lời thề không tiết lộ thân phận của bà Vân Chung chẳng hạn thì mới có sự giận dữ như vậy”.

Năm 1994, cuốn sách của ông Thế Phong tiết lộ rõ, nhà văn Thanh Châu chính là người yêu của bà Trần Thị Vân Chung, tức người yêu của T.T.Kh. Sau năm 1975, ông Thanh Châu vào Sài Gòn lang thang nơi này qua nơi khác để tìm thăm bà Vân Chung. Khi vụ việc gây xôn xao dư luận, trong thư ngỏ của mình, bà Trần Thị Vân Chung phủ nhận luôn mối quan hệ yêu đương với ông Thanh Châu. Điều này khiến tôi bối rối hết sức. Vì kết quả giải mã của tôi cho thấy: T.T.Kh phải là người yêu của nhà văn Thanh Châu, tác giả của truyện ngắn Hoa ti gôn in trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy vào năm 1937. Tôi quyết định kiểm chứng bằng cách đến gặp ông Thanh Châu để hỏi thẳng. Tôi dự tính, chỉ cần ông Thanh Châu thừa nhận ông và bà Trần Thị Vân Chung yêu nhau là đủ, không cần ông ấy phải thừa nhận Trần Thị Vân Chung chính là T.T.Kh. Tôi rủ nhà văn Nguyễn Khoa Đăng đi theo để làm chứng cho cuộc “thẩm định lịch sử” này. Tại nhà ông Thanh Châu, tôi đã gí sát máy ghi âm vào ông và hỏi đến ba lần. Ông Thanh Châu cũng xác nhận đến ba lần, bà Vân Chung chính là người yêu của ông. Thế là đủ. Nhưng tôi có máu tham, hỏi thêm một câu, bà Trần Thị Vân Chung có phải là T.T.Kh không thì ông lắc đầu nguầy nguậy. Tôi thì đã lường trước nên coi đây là chuyện bình thường, nhưng nhà văn Nguyễn Khoa Đang lại thất vọng. Về nhà, tôi giải thích với anh: chờ đợi câu trả lời Trần Thị Vân Chung chính là T.T.Kh là một tham vọng quá lớn. Không thể có lời xác nhận này. Vì câu thơ thuở xưa đã viết: “Cố quên đi nhé câm mà nín”. Người ta đã thề thốt thế rồi, làm sao tiết lộ?

Ông Thanh Châu nay đã về cõi vĩnh hằng, bà Vân Chung nếu còn sống cũng đã quá lớn tuổi. Không còn ai đứng ra để khẳng định hay phủ định. Nhưng tôi tin rằng, chỉ có người không nhận mình là T.T.Kh mới có thể là T.T.KH.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom