Sử 6 Tập bản đồ Việt Nam từ thời Văn Lang đến hết thời Bắc thuộc, phần 1

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Bản đồ nước Văn Lang (thế kỷ VII - III TCN)
ban-do-viet-nam-tu-co-den-kim-00011.jpg

Bản đồ nước Xích Quỷ của vua Kinh Dương Vương, ông nội của Hùng Vương thứ nhất (thế kỷ VIII TCN) - về sau đổi tên thành nước Văn Lang. Theo bản đồ này, đất nước chia thành 15 bộ, lần lượt là:
Giao Chỉ (sau là Hà Nội, Hà Đông, Nam Định, Hưng Yên)
Chu Diên (sau là Sơn Tây).
Phúc Lộc (sau cũng là Sơn Tây).
Vũ Ninh (sau là Bắc Ninh).
Việt Thường (sau là Thuận Hóa, Quảng Nam).
Ninh Hải (sau là Quảng Yên).
Dương Tuyền (sau là Hải Duơng).
Lục Hải (sau là Lạng Sơn).
Vũ Định (sau là Thái Nguyên, Cao Bằng).
Hoài Hoan (sau là Nghệ An).
Cửu Chân (sau là Thanh Hóa).
Bình Văn (chưa biết ở đâu).
Tân Hưng (sau là Hưng Hóa, Tuyên Quang).
Cửu Đức (sau là Hà Tĩnh).
Văn Lang (là nơi vua đóng đô, tức Phong Châu, sau thuộc hai tỉnh Vĩnh Tưòng và Lâm Thao của tỉnh Sơn Tây).
ban-do-viet-nam-tu-co-den-kim-0002.jpg






2. Bản đồ nước Âu Lạc
ban-do-viet-nam-tu-co-den-kim-00031.jpg

Theo bản đồ này, nước Âu Lạc cũng có 15 bộ nhưng cương giới được mở rộng hơn. Dân số Âu Lạc vào năm 180 TCN là khoảng 600.000 người


3. Bản đồ nước Âu Lạc cũ thời thuộc họ Triệu (179 - 111 TCN)
ban-do-viet-nam-tu-co-den-kim-0005.jpg


4. Bản đồ nước Âu Lạc cũ thời Bắc thuộc (thuộc thời lưỡng Hán)
ban-do-viet-nam-tu-co-den-kim-0006.jpg

Bản đồ đất Giao Chỉ dưới thời lưỡng Hán (206 TCN - 220). Theo bản đồ này, địa giới nước ta được phân chia như sau:
a. QUẬN GIAO CHỈ chia ra 10 huyện là: Liên Lâu, An Định, Câu Lậu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên, Chu Diên. Theo GS Đào Duy Anh thì “Quận Giao Chỉ ở đời Hán là đất Bắc Bộ ngày nay, trừ miền tây-bắc còn ở ngoài phạm vi thống trị của nhà Hán, một góc tây- nam tỉnh Ninh Bình bây giờ là địa đầu của quận cửu Chân và một dải bờ biển từ Thái Bình đến huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, bấy giờ chưa được bồi đắp; lại phải thêm vào dấy một vùng về phía tây-nam tỉnh Quảng Tây”
b. QUẬN CỬU CHÂN, theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương MụcTiền Hán Thư, gồm 7 huyện: Tư Phố, Cư Phong, Đô Lung, Dư Phát, Hàm Hoan, Vô Thiết, Vô Biên. Bảy huyện trên được phân bố từ phía nam tỉnh Ninh Bình đến Hoành Sơn
c. QUẬN NHẬT NAM gồm 5 huyện: Chu Ngô, Tỷ Anh, Lô Dung, Tây Quyển, Tượng Lâm. Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí thì năm huyện đó được phân bổ từ phía nam Hoành Sơn tới núi Đại Lãnh (nay thuộc Phú Yên)

Dân số nước ta cuối thời thuộc Hán, ở niên đại đầu Công nguyên, có 666.013 nguời.

5. Bản đồ nước Âu Lạc cũ thời Bắc thuộc (thời nhà Ngô ở Trung Quốc, cuối thế kỷ IV)
ban-do-viet-nam-tu-co-den-kim-009.jpg

ban-do-viet-nam-tu-co-den-kim-0007.jpg

ban-do-viet-nam-tu-co-den-kim-0010.jpg


6. Bản đồ nước Âu Lạc cũ thời Bắc thuộc (thuộc Đường)
ban-do-viet-nam-tu-co-den-kim-0012.jpg

Phân chia địa giới nước ta thời thuộc Đường như sau:
1. Giao Châu nay ở đất Hà Nội, Nam Định, có 8 huyện: Tống Bình, Nam Đinh, Thái Bình, Giao Chỉ, Chu Diên, Long Biên, Bình Đạo, Vũ Bình.
2. Lục Châu sau là Quảng Yên, Lạng Sơn, gồm 3 huyện: Ô Lôi, Hoa Thanh, Ninh Hải.
3. Phúc Lộc Châu gồm 3 huyện, có lẽ ở “miền Nam Hà Tĩnh và miền Quy Hợp, Ngọc Ma ở phía tây Hoành Sơn”.
4. Phong Châu gồm 3 huyện: Gia Ninh, Thừa Hóa, Tân Xương. Sau là Bạch Hạc – Việt Trì.
5. Thang Châu gồm 3 huyện: Thanh Tuyền, Lục Thủy, La Thiều. Nay ở Nam Ninh, Trung Quốc.
6. Trường Châu có 4 huyện, nay thuộc địa phận Ninh Bình.
7. Chi Châu gồm 7 huyện: Hàn Thành, Phú Xuyên, Bình Tây, Lạc Quang, Lạc Diệm, Đa Vân, Tụ Long. Nay thuộc đất tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. (Tụ Long trước 1888 thuộc Tuyên Quang, Việt Nam).
8. Võ Nga Châu gồm 7 huyện: Võ Nga, Như Mã, Võ Nghĩa, Võ Di, Võ Duyên, Võ Lao, Lương Sơn. Nay cũng thuộc đất tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
9. Võ An Châu gồm 2 huyện: Võ An, Lâm Giang. Nay ở khoảng phủ Thái Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
10. Ái Châu gồm 6 huyện cửu Chân, An Thuận, Sùng Bình, Quân Ninh, Nhật Nam, Truòng Lâm. Nay thuộc địa phận Thanh Hóa.
11. Hoan Châu gồm 4 huyện cửu Đức, Phố Dương, Việt Thường, Hoài Hoan. Nay thuộc địa phận Nghệ An.
12. Diễn Châu gồm 7 huyện (khuyết danh). Có lẽ tương đương với miền Bắc tỉnh Nghệ An nay, khoảng các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu.
40 châu ky my. “ở những miền biên giới xa xôi, nhà Đường không đặt châu quận để thống trị trực tiếp đuợc, thì đặt những châu ky my, và để cho các tù trưởng cũ vẫn giữ bộ lạc của họ.. Lệ vào An Nam Đô Hộ Phủ thì có 40 châu ky my, đại khái là ở đất thượng du miền Bắc và miền Đông – Bắc nước ta, như châu Quy Hóa, châu Cam Đường, châu Lâm Tây ở các miền Yên Bái, Lao Cai và thượng du sông Đà; châu Bình Nguyên ở miền Hà Giang; châu Vũ Định, châu Độ Kim ở miền Tuyên Quang; châu Tư Lăng, Lộc Châu, Lạng Châu ở miền Lạng Sơn”


7. Bản đồ Âu Lạc cũ vào thế kỷ X
ban-do-viet-nam-tu-co-den-kim-0015.jpg
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo
Top Bottom