Toán 7 Tam giác

huyenhuyen5a12

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng bảy 2018
829
929
146
16
Thái Bình
THCS Lê Danh Phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho tam giác ABC, AB<AC. Từ trung điểm D của BC vẽ đường thẳng vuông góc với phân giác góc A tại H, đoạn thẳng này cắt các tia AB tại E và AC tại F. Vẽ BM//EF
a, Chứng minh: Tam giác ABM cân
b, Chứng minh: MF=BE=CF
c, Qua D kẻ đường thẳng vuông góc với BC và cắt AH tại I. Chứng minh: IF vuông góc với AC
 

7 1 2 5

Cựu TMod Toán
Thành viên
19 Tháng một 2019
6,871
11,476
1,141
Hà Tĩnh
THPT Chuyên Hà Tĩnh
a) Tam giác AEF có phân giác AH là đường cao nên tam giác AEF cân tại A [tex]\Rightarrow \widehat{AEF}=\widehat{AFE}[/tex]
Lại có: BM // EF [tex]\Rightarrow \widehat{ABM}=\widehat{AMB}\Rightarrow \Delta AMB[/tex] cân tại A.
b) Tam giác AEF cân tại A [tex]\Rightarrow AE=AF[/tex]
Tam giác ABM cân tại A [tex]\Rightarrow AB=AM\Rightarrow AE-AB=AF-AM\Rightarrow BE=MF[/tex]
Từ B vẽ BK // AC.
Tứ giác BKFM có BK // FM, BN // KM nên BKFM là hình bình hành [tex]BK=MF[/tex]
Lại có: BK // AC [tex]\Rightarrow \widehat{KBD}=\widehat{DCF}[/tex]
Xét tam giác BKD và CFD:
[tex]\left.\begin{matrix} \widehat{KBD}=\widehat{FCD}(cmt)\\ BD=DC\\ \widehat{BDK}=\widehat{CDF}(đối đỉnh) \end{matrix}\right\}\Rightarrow \Delta BDK=\Delta CDF\Rightarrow BK=CF\Rightarrow CF=FM=BE[/tex]
c)
 

huyenhuyen5a12

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng bảy 2018
829
929
146
16
Thái Bình
THCS Lê Danh Phương
a) Tam giác AEF có phân giác AH là đường cao nên tam giác AEF cân tại A [tex]\Rightarrow \widehat{AEF}=\widehat{AFE}[/tex]
Lại có: BM // EF [tex]\Rightarrow \widehat{ABM}=\widehat{AMB}\Rightarrow \Delta AMB[/tex] cân tại A.
b) Tam giác AEF cân tại A [tex]\Rightarrow AE=AF[/tex]
Tam giác ABM cân tại A [tex]\Rightarrow AB=AM\Rightarrow AE-AB=AF-AM\Rightarrow BE=MF[/tex]
Từ B vẽ BK // AC.
Tứ giác BKFM có BK // FM, BN // KM nên BKFM là hình bình hành [tex]BK=MF[/tex]
Lại có: BK // AC [tex]\Rightarrow \widehat{KBD}=\widehat{DCF}[/tex]
Xét tam giác BKD và CFD:
[tex]\left.\begin{matrix} \widehat{KBD}=\widehat{FCD}(cmt)\\ BD=DC\\ \widehat{BDK}=\widehat{CDF}(đối đỉnh) \end{matrix}\right\}\Rightarrow \Delta BDK=\Delta CDF\Rightarrow BK=CF\Rightarrow CF=FM=BE[/tex]
c)
Anh vẽ hình hộ em với ạ
 

7 1 2 5

Cựu TMod Toán
Thành viên
19 Tháng một 2019
6,871
11,476
1,141
Hà Tĩnh
THPT Chuyên Hà Tĩnh
c)Ta thấy: ID là trung trực của BC [tex]\Rightarrow IB=IC[/tex]
Lại có: Tam giác AEF cân tại A [tex]\Rightarrow[/tex] H là trung điểm của EF
Mà [tex]IH\perp EF[/tex] nên IH là trung trực của EF [tex]\Rightarrow IE=IF[/tex]
Xét tam giác IBE và ICF:
[tex]\left.\begin{matrix} IB=IC\\ IE=IF\\ BE=CF \end{matrix}\right\}\Rightarrow \Delta IBE=\Delta ICF\Rightarrow \widehat{IEB}=\widehat{IFC}[/tex]
Xét tam giác EAI và FAI:
[tex]\left.\begin{matrix} AE=AF\\ \widehat{EAI}=\widehat{FAI}\\ AI chung \end{matrix}\right\}\Rightarrow \Delta EAI=\Delta FAI\Rightarrow \widehat{AEI}=\widehat{AFI}\Rightarrow \widehat{AFI}=\widehat{IFC}[/tex]
Mà [tex]\widehat{AFI}+\widehat{IFC}=180^o\Rightarrow \widehat{IFC}=90^o\Rightarrow IF\perp AC[/tex]
Hình gửi kèm:
upload_2020-1-12_21-1-48.png
 
Top Bottom