

tại sao các triều đại phong kiến trung quốc phải có suy yếu rồi mới có triều đại mới thay thế ?
Không chỉ ở Trung Quốc, mà hầu như các quốc gia phong kiến nào cũng như vậy. Nếu một triều đại còn lớn mạnh, được lòng dân, thuận buồm xuôi gió thì sẽ không bị lật đổ. Nhưng ngược lại, nếu một triều đại đã trở nên suy yếu, mất lòng dân thì sẽ có triều đại mới lên thay. Đó chính là quy luật của lịch sử. Bởi thời thế luôn thay đổi, một vương triều đã suy tàn, mất lòng nhân dân thì khó có thể gây dựng lại được, và sẽ vấp phải sự chống phá, đấu tranh lật đổ vương triều đó. Và yêu cầu cấp thiết lúc bây giờ là cần có 1 triều đại khác lên thay thế, phát triển và bảo vệ đất nước hùng mạnh hơn.tại sao các triều đại phong kiến trung quốc phải có suy yếu rồi mới có triều đại mới thay thế ?
Triều đại cũ không yếu thì triều đại mới làm sao có nguồn cội ra đời và thay thế đc, hỏi thế cũng hỏitại sao các triều đại phong kiến trung quốc phải có suy yếu rồi mới có triều đại mới thay thế ?
nội bộ chia rẽ tranh giành quyền lực thì làm sao gọi là 1 triều đại hùng mạnh được nhỉ? Bởi 1 khi đã đấu đá tranh giành quyền lực, các thế lực phe phái trong triều sẽ bất chấp thủ đoạn để cấu xé nhau, làm triều đại đó suy tàn nhé.có phải còn 1 nguyên nhân nữa là: tuy có những triều đại hùng mạnh, đẹp lòng nhân dân nhưng người kế thừa lại không đủ khả năng, nội bộ chia rẽ tranh giành quyền lực cũng dẫn đến suy yếu phải không ạ?
nội bộ chia rẽ tranh giành quyền lực thì làm sao gọi là 1 triều đại hùng mạnh được nhỉ? Bởi 1 khi đã đấu đá tranh giành quyền lực, các thế lực phe phái trong triều sẽ bất chấp thủ đoạn để cấu xé nhau, làm triều đại đó suy tàn nhé.
ý của em đó là: vì người thừa kế triều đại lớn đó không có khả năng, cùng lúc đó nội bộ cũng không ổn định
Nó là sự phối hơp của 1 loạt các hiệu ứng domino, sự phối hơp của quân chủ, quan thần vs các vấn đề nội ưu ngoại hoa của 1 đế chếcó phải còn 1 nguyên nhân nữa là: tuy có những triều đại hùng mạnh, đẹp lòng nhân dân nhưng người kế thừa lại không đủ khả năng, nội bộ chia rẽ tranh giành quyền lực cũng dẫn đến suy yếu phải không ạ?
Bạn ơi, tài liệu nào nói Tào Tháo cho binh lính ăn thịt lẫn nhau vậy bạn, mình đọc tam quốc thì chỉ có giết ngựa ăn chứ ăn thịt người thì hoàn toàn không có. Chắc ý của bạn là loạn Duyện Châu, nhưng lúc đó Tào Tháo không biết đó là thịt người.Thực chất là do vấn đề "ăn", không hơn không kém.
Diện tích quốc gia có hạn, thời phong kiến thì sức sản xuất có hạn, năng suất lương thực có hạn, khi mới loạn lạc xong, bắt đầu 1 triều đại mới, dân số chết quá nửa, diện tích canh tác trên đầu người dồi dào, lương thực làm ra đủ để người ta sinh tồn và nộp thuế, các ông thế gia vọng tộc cũng chưa tích lũy đủ nhân lực và vật lực phục vụ dục vọng cá nhân, nên thiên hạ yên bình, có loạn cũng chỉ là loạn nhỏ.
Thái bình đủ lâu thì dân số đẻ ra 1 đống, vẫn từng đó diện tích canh tác, vẫn chừng đó sản lượng lương thực (khi cách mạng công nghiệp chưa pháp triển thì năng suất canh tác cực kì kinh dị), tưởng tượng rằng ngày xưa một gia đình 2 người mỗi ngày có 1 cân thóc ăn, giờ vẫn 1 cân thóc, nhưng tăng thêm ông bà cha mẹ họ hàng thân bằng cố hữu gần xa chia nhau, đương nhiên là đói. Chưa kể, khi thái bình rồi, thì các ông cường hào bắt đầu tìm cách vơ vét ruộng đất về tay mình, giàu thì ai chẳng thích, cái gọi là giàu mà bất nhân chỉ là sự tự an ủi của kẻ yếu đuối bất lực mà thôi, rất nhiều nghiên cứu tâm lý học nghiêm túc đã chỉ ra rằng khi có cơ hội, con người là sinh vật mà tính tàn ác chiếm ưu thế so với tính thiện. Có nghĩa, đa phần dân số, khoảng 99%, sẽ đói dần đều. Cộng thêm thiên tai và sự xâm phạm từ các dị tộc, khiến chính quyền trung ương suy yếu, dân chúng đói thì phải đòi ăn, chẳng lẽ ngồi chờ chết đói? Vậy là tập hợp nhau lại nổi loạn, các ông cường hào sĩ tộc tích lũy đủ nhiều rồi, cũng mơ tới cái ngai vàng, ngồi thử 1 lần coi sao. Và thế là, triều đại sụp đổ, xã hội loạn lạc, mạng người không bằng súc sinh, dân số lại chết quá nửa, đôi khi chết gần hết, như loạn An-Sử thời Đường, sau đó 1 thế lực mạnh nhất giành được chính quyền, và lại bắt đầu 1 vòng tuần hoàn đẫm xác chết như thế.
Có lẽ các bạn ít đọc sử thì cảm thấy ngạc nhiên, nhưng trong thời loạn, 1 hạt gạo còn quý hơn vàng, người ta ăn thịt người còn nhiều hơn cả các bạn nhai kẹo, vì chuột bọ cũng bị bắt hết, cỏ cây cũng bị nhổ tận rễ để ăn, chỉ còn người và người, không quay sang ăn nhau thì ăn cái gì? Thời loạn Ngũ Hồ, các dân tộc phương Bắc gọi người Hán là "dê 2 chân" theo đúng nghĩa đen, nghĩa là họ thịt người Trung Nguyên để ăn như chúng ta thịt dê thịt bò ăn lẩu hằng ngày vậy. Thời Tam Quốc, anh Tào Tháo thời khốn khó cho quân đội chén thịt người thay cơm luôn.
có chăng trong tam quốc của thánh La là còn nói đến việc quân của đổng trác dùng thịt người làm lương thôiBạn ơi, tài liệu nào nói Tào Tháo cho binh lính ăn thịt lẫn nhau vậy bạn, mình đọc tam quốc thì chỉ có giết ngựa ăn chứ ăn thịt người thì hoàn toàn không có. Chắc ý của bạn là loạn Duyện Châu, nhưng lúc đó Tào Tháo không biết đó là thịt người.