Tác phẩm nào đã học trong chương trình bạn thích nhất?

P

pinkpearl

Sao chẳng ai nói đến văn học nước ngoài hết nhỉ? Ông già và biển cả của Hemingway hay truỵên ngắn nắm tay của Kawabata cũng hay lắm mà, hay và sâu nữa^^
 
T

thuytinhxanh

mình thích văn của Nam Cao(đặc biệt là Chí phèo, Lão Hạc...)
mỗi bài đều có 1 triết lí sống, về nghệ thuật ,văn chương
rất sâu sắc đầy ý nghĩa
mình cũng thích thơ Tố Hữu
 
F

faustvn01

Mình khoái thơ hai kư

Nhân pinkpeal nói đến Kawabata, mình cũng rất thích văn học Nhật Bản. Nhưng những tác phẩm làm mình ấn tượng không phải là các nhà văn Nhật bản hiện đại như Kawabata, K.Oe, hay mới đây là H. Murakami. Mình khoái nhất là những bài thơ của những thiền sư Nhật Bản - Thơ Haikư đó. Những bài thơ thể hiện đúng tinh thần Nhật: với những thao tác ít nhất, bạn đạt được hiệu quả cao nhất. Không chỉ thế, nó còn mang đậm phong vị thiền mà ý nghĩa của nó không chỉ hiện tiền nơi con chữ mà phải thực sự thâm nhập vào chiều sâu cảm xúc và sự trải nghiệm. Chính vì vậy, mỗi bài thơ thiền luôn là một ẩn số thú vị mời gọi mọi người đến khám phá, trải nghiệm. Các bạn nếu có rảnh thì thử đọc vài bài Hai kư xem nhé. :)
 
C

chini106

em học được mới vài bài hay thoy, còn cảm nhận về bài nào hay thì tùy, có lúc đọc, thấy bài này hay, gọi là thik nhất, nhưng hôm sau lại có bài khác cũng hay, ... thay đổi liên tục :D
Tạm thời thỳ bài Chjn đang kết là Bình Ngô đại cáo :D :D
 
L

linhchuot1210@yahoo.com

nhung tac pham duoc yeu thich

:) minh thich nhat la cac tac pham cua thach lam .No thuc day trong mih nhung rung cam tinh te ,la noi cho minh gui tam hon
 
C

chimennhotieuyentu

Các tác phẩm văn học cấp 3 rất hay, mình thì mình thích nhất tác phẩm Mùa Lạc của Nguyễn Khải, hay ơi là hay đấy. Với lại tác phẩm đã cho mình bài học về cuộc sống, biết vươn lên từ trong khó khăn gian khổ, cuộc sống đầy nghị lực giúp cho mình hiểu thế nào mới là cuộc sống đích thực..... ^^
 
C

conu

chimennhotieuyentu said:
Các tác phẩm văn học cấp 3 rất hay, mình thì mình thích nhất tác phẩm Mùa Lạc của Nguyễn Khải, hay ơi là hay đấy. Với lại tác phẩm đã cho mình bài học về cuộc sống, biết vươn lên từ trong khó khăn gian khổ, cuộc sống đầy nghị lực giúp cho mình hiểu thế nào mới là cuộc sống đích thực..... ^^
Tác phẩm này mình cũng rất, rất thích. Nó sâu sắc và tinh tế vô cùng, nhất là đoạn chính luận phụ đề và đoạn viết phân tích tâm lý nhân vật Đạo lúc nhận được lá thư của trung đội Trưởng già.
 
F

faustvn01

Mình cũng thích Mùa lạc (quen gọi nó là Mùa vui ) nhưng mình ấn tượng nhất với phần miêu tả cuộc sống và thiên nhiên trên nông trường Điện Biên. Những chi tiết nghệ thuật giản dị mà thật ý nghĩa (mầm cây mọc lên từ những chiếc mũ sắt, người ta lấy những vỏ đạn pháo làm bình hoa, chiến trường đầy kẽm gai, bom mìn trở thành cánh đồng trồng lạc màu mỡ...). Nó đã thực sự trở thành những biểu tượng sinh động cho sức sống bất diệt và sự hồi sinh mạnh mẽ của đất nước. Với nhiều người, sự đổi thay của thiên nhiên chỉ có tác dụng làm nền cho sự đổi thay trong số phận con người, phần mình, mình nghĩ chính sự đổi thay âm thầm mà mạnh mẽ của mảnh đất này như bản nhạc hòa tấu nhiều bè mà sự đổi thay số phận con người cũng là một bè (có thể là chủ âm) hòa cùng những hợp âm khác để tôn vinh cho một cảm hứng chủ đạo: Sự phục sinh (từ này hơi nhiều màu sắc tôn giáo :) ).
To Conu: Khái niệm "chính luận phụ đề" có nghĩa là gì vậy? :-?
 
C

conu

neu_em_khong_phai_giac_mo said:
Mình cũng thích Mùa lạc (quen gọi nó là Mùa vui ) nhưng mình ấn tượng nhất với phần miêu tả cuộc sống và thiên nhiên trên nông trường Điện Biên. Những chi tiết nghệ thuật giản dị mà thật ý nghĩa (mầm cây mọc lên từ những chiếc mũ sắt, người ta lấy những vỏ đạn pháo làm bình hoa, chiến trường đầy kẽm gai, bom mìn trở thành cánh đồng trồng lạc màu mỡ...). Nó đã thực sự trở thành những biểu tượng sinh động cho sức sống bất diệt và sự hồi sinh mạnh mẽ của đất nước. Với nhiều người, sự đổi thay của thiên nhiên chỉ có tác dụng làm nền cho sự đổi thay trong số phận con người, phần mình, mình nghĩ chính sự đổi thay âm thầm mà mạnh mẽ của mảnh đất này như bản nhạc hòa tấu nhiều bè mà sự đổi thay số phận con người cũng là một bè (có thể là chủ âm) hòa cùng những hợp âm khác để tôn vinh cho một cảm hứng chủ đạo: Sự phục sinh (từ này hơi nhiều màu sắc tôn giáo :) ).
To Conu: Khái niệm "chính luận phụ đề" có nghĩa là gì vậy? :-?
Câu chính luận phụ đề chính là: "ở đời này ko có con đường cùng, chỉ có những ranh giới..."
Khái niệm này thì em ko là nhà khoa học nên ko định nghĩa chính xác được, chỉ hiểu chính luận là câu nói này nghị luận, đề cập đến vấn đề triết lý về nhân sinh, phụ đề tức là một đoạn được thêm vào, có tính chất thêm vào nêu trực tiếp quan điểm của nhà văn và thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
 
L

langtudochanh

Mình đã qua tg học cấp 3 rất lâu rùi.Và câu nói mình nhớ nhất luôn nhắc nhở mình phải hành động đúng trong cuộc sống là câu nói của nhà văn Hộ trong truyện ngắn Đời thừa:''...Kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm đạp lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ cá nhân kẻ mạnh phải là kẻ biết giúp đỡ người khác trên chính đôi vai của mình''.
 
W

wind131

Em thích nhất "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam, hình ảnh 2 đứa trẻ và người dân phố huyện nghèo mong chờ chuyến tàu qua làm em rất ấn tượng .Ngoài ra, em cũng thích" Từ ấy" và "Đây thôn Vĩ Dạ". Mấy bài này rất là hay !!! :D :D :)
 
Top Bottom