Tác phẩm "Đôi mắt"_Nam Cao

C

conu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn hiểu thế nào về tác phẩm đôi mắt của Nam Cao, về tên truyện, về nội dung truyện, và nghệ thuật truyện...vv. Tôi mới đọc và tìm hiểu tác phẩm này, rất mong được trao đổi với mọi người và được mọi người giúp đỡ.
 
V

visaosang

Đôi mắt nói về hai cái nhìn, cách nhìn khác nhau của hai nhà văn là Hoàng & Độ
- Hoàng tuy là nhà văn nhưng lại có máu đỏ đen, nên trong người anh mang tính con buôn, do đó có tính sòng phẳng. Sai lầm của anh là nhìn đời từ một phía, anh ra sức sỉ vả, chế giễu người nông dân, chỉ nhìn thấy được những mặt hạn chế của họ mà ko nhận ra được vẻ đẹp trong tâm hồn họ. Dưới con mắt của anh thì lãnh tụ chỉ có một là Cụ Hồ, anh cho rằng nông dân chẳng có vai trò gì đối với cách mạng. Anh cũng là người khá nhỏ nhen, đố kị với bạn bè, sẵn sàng "đá" bạn khi anh thấy "ngứa mắt".
- Độ cũng là nhà văn nhưng thuộc lớp "đàn em" của Hoàng. Độ khác Hoàng ở chỗ là anh đã từng chung sống với nhân dân nên anh hiểu những phẩm chất tốt đẹp của họ, thấy được tinh thần cách mạng & vai trò to lớn của họ. Vì thế Độ đã quyết định làm một "anh tuyên truyền viên nhãi nhép". Trước mặt Hoàng, Độ luôn tìm cách nói tốt về người nông dân.
Qua tác phẩm, Nam Cao muốn đề cập đến những cách nhìn của tầng lớp trí thức sau Cách mạng, nhiều người thì muốn sống an phận, ko tin tưởng vào Cách mạng & người nông dân; trong khi đó nhiều người sẵn sàng lao mình vào phục vụ cách mạng, ko ngại khó khăn...
 
S

s2nh1mqs2

cái này thì đọc tác phẩm thấy rõ ngay muh, 2 cái nhìn khác nhau, Hoàng nhìn đời bằng một con mắt (như Độ nói) còn Độ thì có cái nhìn toàn diện với mọi việc (như khi anh nói về người nông dân nhà quê nhưng vẫn chiến đấu tốt) đại khái là thế, còn muốn rõ hơn, cứ đọc SGK bài 2eyes
 
N

ngoisaotim

Mình chả phản đối ý kiến của các bạn làm gì (vì nó đúng mà!). Nhưng thiết nghĩ, suy nghĩ của Hoàng cũng không phải là hoàn toàn sai. Có những chỗ Hoàng nhận xét rất chính xác về người nông dân đó chứ. Thật ra, những chuyện kiêng kỵ, nói chữ, quản lý hành chính theo kiểu "trời ơi", vân vân và vân vân, chỉ là hệ quả của chuyện chính phủ chỉ biết kêu gọi dân cầm súng đứng lên mà "bỏ ngỏ" việc nâng cao trình độ văn hóa cho nông dân (cũng chả trách, lúc đó việc cứu nước là quan trọng nhất mừ!). Các bạn thử liên hệ với "Rừng xà nu" xem, có khi lại hiểu ra nhiều thứ đó!
 
S

s2nh1mqs2

ngoisaotim said:
Mình chả phản đối ý kiến của các bạn làm gì (vì nó đúng mà!). Nhưng thiết nghĩ, suy nghĩ của Hoàng cũng không phải là hoàn toàn sai. Có những chỗ Hoàng nhận xét rất chính xác về người nông dân đó chứ. Thật ra, những chuyện kiêng kỵ, nói chữ, quản lý hành chính theo kiểu "trời ơi", vân vân và vân vân, chỉ là hệ quả của chuyện chính phủ chỉ biết kêu gọi dân cầm súng đứng lên mà "bỏ ngỏ" việc nâng cao trình độ văn hóa cho nông dân (cũng chả trách, lúc đó việc cứu nước là quan trọng nhất mừ!). Các bạn thử liên hệ với "Rừng xà nu" xem, có khi lại hiểu ra nhiều thứ đó!
thế nên mới nói Hoàng là người chỉ nhìn đời bằng một con mắt, anh ta chỉ nhìn được mặt xấu của người nông dân,chứ hok nhìn vào mặt tích cực của họ, có ai nói anh ta nói hok đúng đâu,chỉ là nhận xét hok toàn diện mà thôi
 
N

nguyenphucanh

ban can sem lai hoan canh sang tac cua nha tho se viet dc nhieu van de nhu tp nay nha tho nam caoong viet chi don thuan al viet cho do nho trong nhung ngay nghi tet ko ngo sau nay no lai tro thanh 1 tac pham duong dai 1 tuyen ngon nghe thuat cua gioi van nghe sy can hieu dung y cua tac gia khi dat ten chonahn de cua tp cua minh la DOI MAT can khai thac sau su khac nhau ve cach nhin giua hoang va đôi voi nguoi nong dan va cuoc khang chien cua dan toc cung la nha van nha tho vay tai sao ho lai co cach nhin wan diem khac sa nhau nhu vay thoi nhe chc cac ban hoc tot
 
M

meoconbn

t0m laj H0ang` va D0 c0a cach nhjn khac nhau la do loi s0ng.Hoang la nha van dong thoi con la tay cho den tai tinh,song khep kin khong quan he voi nguoi nong dan,chi giao luu voi bon tri thuc can ba.Hon nua Hoang con co cuoc song rat phong luu khi nguoi dan dang trong cach chet doi thi Hoang van nuoi cho Tay,an mia uop hoa buoi,ngu man tuyn trang toat thoang thoang nuoc hoa,toi den con giai tri bang cach doc tieu thuyet trug quoc.Nguoc lai voi Hoang,Do la mot anh tuyen truyen vien nhai nhep,song gan bo voi nong dan,tham gia khang chien o mat tran Nam Trung Bo,song 3 cung moi nong dan.Va Do co mot cau noi rat hay boc lo ro chu de cua "Doi mat"do la:"Van giu doi mat ay de nhin doi thi cang di nhieu,cang quan sat nhieu,nguoi ta chi cang them chua chat va chan nan....
 
T

thanhtu_imu

hoang va do co hai cai nhin khac nhau ve nguoi nong dan truoc cach mang va ve cach mang cua nhan dan. hoang cho la nguoi nong dan chi la nhung con nguoi ngu dot xau xa va ko hieu chuyen gi, con do thi lai nhin thay net dang yeu dang quy cua ho, do la nong cot cua cach mang la niem tin cua cach mang
 
F

faustvn01

Đôi mắt

Những ý kiến các bạn nêu ra về hai nhân vật Hoàng và Độ cũng như nội dung tư tưởng của tác phẩm Đôi mắt, theo mình, đều xác đáng và chính xác. Nhưng mình thấy, các bạn mới chỉ đề cập đến mặt Nội dung của tác phẩm mà chưa nhắc đến những đặc sắc nghệ thuật của Nam Cao trong tác phẩm (nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tổ chức cốt truyện, kết cấu... của tác phẩm). Bên cạnh đó, việc đề cập đến nội dung của tác phẩm cũng mới chỉ dừng lại ở sự khác biệt trong cách nhìn cách sống của hai nhà văn là Hoàng và Độ (nhiều bạn cũng đã lí giải được nguyên nhân của sự khác biệt ấy là do sự khác biệt trong lối sống của hai người).
Mình xin bổ sung một vài ý về mặt nội dung của tác phẩm. Chúng ta hẳn quen thuộc với nhận định của Tô Hoài về tác phẩm" Truyện ngắn Đôi mắt là tuyên ngôn nghệ thuật của thế hệ các nhà văn chúng tôi". Vậy "thế hệ các nhà văn chúng tôi" là những nhà văn như thế nào? Tại sao truyện lại được xem là tuyên ngôn của thế hệ nhà văn như Tô Hoài, Nam Cao?
Đặt truyện ngắn này vào trong hoàn cảnh ra đời của nó (năm 1948) chúng ta sẽ hiểu hơn về nội dung tư tưởng mà Nam Cao muốn gửi gắm qua tác phẩm. Cách mạng T8 thành công đã đem lại sự đổi thay vô cùng to lớn cho dân tộc, và tât nhiên cũng đem lại những đổi thay rất lớn cho các nhà văn nói riêng và văn nghệ sĩ trí thức nói chung. Những tư tưởng mới của Đảng về CM vô sản, về CM giải phóng dân tộc và con đường xây dựng xã hội mới, XHCN không phải là đã được mọi nhà văn hiểu thấu đáo. Đồng thời, thực tiễn CM và cuộc kháng chiến cũng đặt ra những nhiệm vụ mới cho văn nghệ và cho người nghệ sĩ (văn hóa là một mặt trận và anh chị em nghệ sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận ấy - HCM). Đứng trước những đổi thay to lớn ấy, mỗi nhà văn, nhà thơ đã trưởng thành từ trước CM như thế hệ những nhà thơ Mới (Xuân Diệu, Huy Cận...), những nhà văn (như Nguyễn Tuân, Nam Cao, Tô Hoài...) và nhiều văn nghệ sĩ trí thức Việt lúc đó phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi về vai trò, vị trí của mình và của văn nghệ đối với cuộc sống và kháng chiến (mình sẽ viết cái gì, viết cho ai, viết như thế nào, viết để làm gì...). Người ta thường gọi đó là cuộc đâu tranh Nhận Đường của các văn nghệ sĩ sau CM. Đó là cuộc đấu tranh vô cùng gay go, căng thẳng, không chỉ diễn ra bên ngoài môi trường xã hội mà còn là cuộc đấu tranh không khoan nhượng trong mỗi người nghệ sĩ để thực sự "Lột xác", thực sự tin, đi theo và phục vụ kháng chiến, là cuộc đấu tranh chống lại "thằng nghệ sĩ cũ" luôn lăm le trở lại xâm chiếm cảm hứng, cách viết, quan niệm thẩm mĩ... của mỗi nhà văn. Cuộc đâu tranh Nhận đường ấy được thể hiện sinh động trong sáng tác của nhiều nhà văn sau CM như Nguyễn Tuân (Chùa Đàn, Chiêu đãi ở sở K26), Nguyễn Đình Thi (Nhận đường - bút kí)... và tất nhiên là cả Nam Cao với truyện ngắn Đôi mắt, nhật kí Ở rừng (1948).
Từ đó, soi chiếu vào nội dung tác phẩm, ta thấy Nam Cao xây dựng hai nhân vật Hoàng và Độ không hẳn chỉ là miêu tả sự đối lập gay gắt của hai cách nhìn, hai lối sống, hai "Đôi mắt" khác nhau của những nhà văn tiến bộ và những nhà văn bảo thủ mà ở một cấp độ khác, nó chính là cuộc đấu tranh vô cùng gay go, quyết liệt trong chính mỗi nhà văn, nghệ sĩ (giữa cái nhìn cũ và quan niệm mới, giữa sở thích thói quen của cuộc sống cũ trước CM với những yêu cầu mới của văn nghệ kháng chiến...)
Từ phương diện đó, chúng ta có thể coi truyện ngắn Đôi mắt là lời tuyên ngôn khẳng định dứt khoát con đường mà thế hệ văn nghệ sĩ tiến bộ sau CM đã lựa chọn: đó là nhà văn phải gắn bó, tham gia vào phong trào CM và cuộc kháng chiến của dân tộc, tin tưởng và đứng về phía nhân dân(mà giai cấp đông đảo là nông dân) - theo cách nói của Nam Cao thì nhà văn phải "Sống đã rồi hãy viết". Và đi liền với đó là vai trò, nhiệm vụ của văn nghệ là phải phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân, phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến...Từ đó, nó đặt ra hàng loạt vấn đề về phương pháp sáng tác, nội dung sáng tác, đối tượng phục vụ (độc giả)...của nhà văn trong thời kì mới.
Đó là một vài ý kiến của mình về tác phẩm. Những ý kiến này không loại trừ mà chỉ bổ sung thêm(mang tính gợi mở) cho các ý kiến trước đó , mong chúng ta có thề hiểu đầy đủ hơn về truyện ngắn này (một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của VHVN). Bài viết đã khá dài (dòng) #:-S , vấn đề đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm xin chư huynh đệ tiếp sức (phù, mỏi tay wá).
 
C

conu

Re: Đôi mắt

neu_em_khong_phai_giac_mo said:
Những ý kiến các bạn nêu ra về hai nhân vật Hoàng và Độ cũng như nội dung tư tưởng của tác phẩm Đôi mắt, theo mình, đều xác đáng và chính xác. Nhưng mình thấy, các bạn mới chỉ đề cập đến mặt Nội dung của tác phẩm mà chưa nhắc đến những đặc sắc nghệ thuật của Nam Cao trong tác phẩm (nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tổ chức cốt truyện, kết cấu... của tác phẩm). Bên cạnh đó, việc đề cập đến nội dung của tác phẩm cũng mới chỉ dừng lại ở sự khác biệt trong cách nhìn cách sống của hai nhà văn là Hoàng và Độ (nhiều bạn cũng đã lí giải được nguyên nhân của sự khác biệt ấy là do sự khác biệt trong lối sống của hai người).
Mình xin bổ sung một vài ý về mặt nội dung của tác phẩm. Chúng ta hẳn quen thuộc với nhận định của Tô Hoài về tác phẩm" Truyện ngắn Đôi mắt là tuyên ngôn nghệ thuật của thế hệ các nhà văn chúng tôi". Vậy "thế hệ các nhà văn chúng tôi" là những nhà văn như thế nào? Tại sao truyện lại được xem là tuyên ngôn của thế hệ nhà văn như Tô Hoài, Nam Cao?
Đặt truyện ngắn này vào trong hoàn cảnh ra đời của nó (năm 1948) chúng ta sẽ hiểu hơn về nội dung tư tưởng mà Nam Cao muốn gửi gắm qua tác phẩm. Cách mạng T8 thành công đã đem lại sự đổi thay vô cùng to lớn cho dân tộc, và tât nhiên cũng đem lại những đổi thay rất lớn cho các nhà văn nói riêng và văn nghệ sĩ trí thức nói chung. Những tư tưởng mới của Đảng về CM vô sản, về CM giải phóng dân tộc và con đường xây dựng xã hội mới, XHCN không phải là đã được mọi nhà văn hiểu thấu đáo. Đồng thời, thực tiễn CM và cuộc kháng chiến cũng đặt ra những nhiệm vụ mới cho văn nghệ và cho người nghệ sĩ (văn hóa là một mặt trận và anh chị em nghệ sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận ấy - HCM). Đứng trước những đổi thay to lớn ấy, mỗi nhà văn, nhà thơ đã trưởng thành từ trước CM như thế hệ những nhà thơ Mới (Xuân Diệu, Huy Cận...), những nhà văn (như Nguyễn Tuân, Nam Cao, Tô Hoài...) và nhiều văn nghệ sĩ trí thức Việt lúc đó phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi về vai trò, vị trí của mình và của văn nghệ đối với cuộc sống và kháng chiến (mình sẽ viết cái gì, viết cho ai, viết như thế nào, viết để làm gì...). Người ta thường gọi đó là cuộc đâu tranh Nhận Đường của các văn nghệ sĩ sau CM. Đó là cuộc đấu tranh vô cùng gay go, căng thẳng, không chỉ diễn ra bên ngoài môi trường xã hội mà còn là cuộc đấu tranh không khoan nhượng trong mỗi người nghệ sĩ để thực sự "Lột xác", thực sự tin, đi theo và phục vụ kháng chiến, là cuộc đấu tranh chống lại "thằng nghệ sĩ cũ" luôn lăm le trở lại xâm chiếm cảm hứng, cách viết, quan niệm thẩm mĩ... của mỗi nhà văn. Cuộc đâu tranh Nhận đường ấy được thể hiện sinh động trong sáng tác của nhiều nhà văn sau CM như Nguyễn Tuân (Chùa Đàn, Chiêu đãi ở sở K26), Nguyễn Đình Thi (Nhận đường - bút kí)... và tất nhiên là cả Nam Cao với truyện ngắn Đôi mắt, nhật kí Ở rừng (1948).
Từ đó, soi chiếu vào nội dung tác phẩm, ta thấy Nam Cao xây dựng hai nhân vật Hoàng và Độ không hẳn chỉ là miêu tả sự đối lập gay gắt của hai cách nhìn, hai lối sống, hai "Đôi mắt" khác nhau của những nhà văn tiến bộ và những nhà văn bảo thủ mà ở một cấp độ khác, nó chính là cuộc đấu tranh vô cùng gay go, quyết liệt trong chính mỗi nhà văn, nghệ sĩ (giữa cái nhìn cũ và quan niệm mới, giữa sở thích thói quen của cuộc sống cũ trước CM với những yêu cầu mới của văn nghệ kháng chiến...)
Từ phương diện đó, chúng ta có thể coi truyện ngắn Đôi mắt là lời tuyên ngôn khẳng định dứt khoát con đường mà thế hệ văn nghệ sĩ tiến bộ sau CM đã lựa chọn: đó là nhà văn phải gắn bó, tham gia vào phong trào CM và cuộc kháng chiến của dân tộc, tin tưởng và đứng về phía nhân dân(mà giai cấp đông đảo là nông dân) - theo cách nói của Nam Cao thì nhà văn phải "Sống đã rồi hãy viết". Và đi liền với đó là vai trò, nhiệm vụ của văn nghệ là phải phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân, phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến...Từ đó, nó đặt ra hàng loạt vấn đề về phương pháp sáng tác, nội dung sáng tác, đối tượng phục vụ (độc giả)...của nhà văn trong thời kì mới.
Đó là một vài ý kiến của mình về tác phẩm. Những ý kiến này không loại trừ mà chỉ bổ sung thêm(mang tính gợi mở) cho các ý kiến trước đó , mong chúng ta có thề hiểu đầy đủ hơn về truyện ngắn này (một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của VHVN). Bài viết đã khá dài (dòng) #:-S , vấn đề đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm xin chư huynh đệ tiếp sức (phù, mỏi tay wá).
Cảm ơn các bạn nói chung và bạn nói riêng rất nhiều. Bạn nói rất sâu.
 
Top Bottom