Đôi mắt
Những ý kiến các bạn nêu ra về hai nhân vật Hoàng và Độ cũng như nội dung tư tưởng của tác phẩm Đôi mắt, theo mình, đều xác đáng và chính xác. Nhưng mình thấy, các bạn mới chỉ đề cập đến mặt Nội dung của tác phẩm mà chưa nhắc đến những đặc sắc nghệ thuật của Nam Cao trong tác phẩm (nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tổ chức cốt truyện, kết cấu... của tác phẩm). Bên cạnh đó, việc đề cập đến nội dung của tác phẩm cũng mới chỉ dừng lại ở sự khác biệt trong cách nhìn cách sống của hai nhà văn là Hoàng và Độ (nhiều bạn cũng đã lí giải được nguyên nhân của sự khác biệt ấy là do sự khác biệt trong lối sống của hai người).
Mình xin bổ sung một vài ý về mặt nội dung của tác phẩm. Chúng ta hẳn quen thuộc với nhận định của Tô Hoài về tác phẩm" Truyện ngắn Đôi mắt là tuyên ngôn nghệ thuật của thế hệ các nhà văn chúng tôi". Vậy "thế hệ các nhà văn chúng tôi" là những nhà văn như thế nào? Tại sao truyện lại được xem là tuyên ngôn của thế hệ nhà văn như Tô Hoài, Nam Cao?
Đặt truyện ngắn này vào trong hoàn cảnh ra đời của nó (năm 1948) chúng ta sẽ hiểu hơn về nội dung tư tưởng mà Nam Cao muốn gửi gắm qua tác phẩm. Cách mạng T8 thành công đã đem lại sự đổi thay vô cùng to lớn cho dân tộc, và tât nhiên cũng đem lại những đổi thay rất lớn cho các nhà văn nói riêng và văn nghệ sĩ trí thức nói chung. Những tư tưởng mới của Đảng về CM vô sản, về CM giải phóng dân tộc và con đường xây dựng xã hội mới, XHCN không phải là đã được mọi nhà văn hiểu thấu đáo. Đồng thời, thực tiễn CM và cuộc kháng chiến cũng đặt ra những nhiệm vụ mới cho văn nghệ và cho người nghệ sĩ (văn hóa là một mặt trận và anh chị em nghệ sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận ấy - HCM). Đứng trước những đổi thay to lớn ấy, mỗi nhà văn, nhà thơ đã trưởng thành từ trước CM như thế hệ những nhà thơ Mới (Xuân Diệu, Huy Cận...), những nhà văn (như Nguyễn Tuân, Nam Cao, Tô Hoài...) và nhiều văn nghệ sĩ trí thức Việt lúc đó phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi về vai trò, vị trí của mình và của văn nghệ đối với cuộc sống và kháng chiến (mình sẽ viết cái gì, viết cho ai, viết như thế nào, viết để làm gì...). Người ta thường gọi đó là cuộc đâu tranh Nhận Đường của các văn nghệ sĩ sau CM. Đó là cuộc đấu tranh vô cùng gay go, căng thẳng, không chỉ diễn ra bên ngoài môi trường xã hội mà còn là cuộc đấu tranh không khoan nhượng trong mỗi người nghệ sĩ để thực sự "Lột xác", thực sự tin, đi theo và phục vụ kháng chiến, là cuộc đấu tranh chống lại "thằng nghệ sĩ cũ" luôn lăm le trở lại xâm chiếm cảm hứng, cách viết, quan niệm thẩm mĩ... của mỗi nhà văn. Cuộc đâu tranh Nhận đường ấy được thể hiện sinh động trong sáng tác của nhiều nhà văn sau CM như Nguyễn Tuân (Chùa Đàn, Chiêu đãi ở sở K26), Nguyễn Đình Thi (Nhận đường - bút kí)... và tất nhiên là cả Nam Cao với truyện ngắn Đôi mắt, nhật kí Ở rừng (1948).
Từ đó, soi chiếu vào nội dung tác phẩm, ta thấy Nam Cao xây dựng hai nhân vật Hoàng và Độ không hẳn chỉ là miêu tả sự đối lập gay gắt của hai cách nhìn, hai lối sống, hai "Đôi mắt" khác nhau của những nhà văn tiến bộ và những nhà văn bảo thủ mà ở một cấp độ khác, nó chính là cuộc đấu tranh vô cùng gay go, quyết liệt trong chính mỗi nhà văn, nghệ sĩ (giữa cái nhìn cũ và quan niệm mới, giữa sở thích thói quen của cuộc sống cũ trước CM với những yêu cầu mới của văn nghệ kháng chiến...)
Từ phương diện đó, chúng ta có thể coi truyện ngắn Đôi mắt là lời tuyên ngôn khẳng định dứt khoát con đường mà thế hệ văn nghệ sĩ tiến bộ sau CM đã lựa chọn: đó là nhà văn phải gắn bó, tham gia vào phong trào CM và cuộc kháng chiến của dân tộc, tin tưởng và đứng về phía nhân dân(mà giai cấp đông đảo là nông dân) - theo cách nói của Nam Cao thì nhà văn phải "Sống đã rồi hãy viết". Và đi liền với đó là vai trò, nhiệm vụ của văn nghệ là phải phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân, phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến...Từ đó, nó đặt ra hàng loạt vấn đề về phương pháp sáng tác, nội dung sáng tác, đối tượng phục vụ (độc giả)...của nhà văn trong thời kì mới.
Đó là một vài ý kiến của mình về tác phẩm. Những ý kiến này không loại trừ mà chỉ bổ sung thêm(mang tính gợi mở) cho các ý kiến trước đó , mong chúng ta có thề hiểu đầy đủ hơn về truyện ngắn này (một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của VHVN). Bài viết đã khá dài (dòng) #:-S , vấn đề đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm xin chư huynh đệ tiếp sức (phù, mỏi tay wá).