CLB lịch sử Tả quân Lê Văn Duyệt

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có nhiều danh tướng phò giúp Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế. Nhưng có bốn vị đại tướng được xem là đệ nhất công thần của Triều Gia Long Nguyễn Phúc Ánh. Đó là: Tiền quân Nguyễn Văn Thành, Hậu quân Võ Tánh, Hữu quân Nguyễn Huỳnh Đức và Tả quân Lê Văn Duyệt.
Thuở trẻ, thân hình thấp bé, nhưng thông minh, khoẻ mạnh, võ nghệ tinh thông. Ông thường nói: “Sanh ở thời loạn mà không làm nên đại tướng lưu danh trong sử sách thì không phải là tài trai!”. Lớn lên, ông theo phò chúa Nguyễn Ánh đánh nhau với quân Tây Sơn, lập nhiều võ công, về sau lại có công dẹp giặc Miên ở miền Nam và loạn Mán ở Quảng Ngãi. Ông được phong Tả quân Quận công và cử làm Tổng trấn Gia Định, giúp vua Miên (Campuchia bây giờ) đánh đuổi người Xiêm. Oai danh ông lừng lẫy, người Xiêm và người Miên đều kính trọng.
Không chỉ giữ vững bờ cõi phía Nam đất nước, Lê Văn Duyệt còn khôn khéo mở rộng giao thương với các nước. Thời kỳ ông trấn nhậm đất Nam Kỳ, nhiều tàu buôn của các nước: Trung Quốc, Mã Lai, Nam Dương, Miến Điện, Phương Tây và Mỹ đã cập bến Gia Định Bến Nghé để mua bán trao đổi hàng hoá. Sài Gòn Gia Định thời bấy giờ như một đặc khu kinh tế mở của nước ta. Năm 1822, Crawfurd người cầm đầu Phái bộ ngoại giao của toàn quyền Ấn Độ ghé vào Bến Nghé và Gia Định, được yết kiến Lê Văn Duyệt đã viết về ông như sau: “Con người này ít học, nhưng lạ lùng thay lại có cái nhìn cởi mở hơn nhiều đại thần và cả nhà vua học rộng làu làu kinh sử của Khổng giáo. Ngài sống thanh liêm, mong muốn mở mang đất Gia Định trù phú hơn mọi quốc gia khác ở trong vùng biển Đông”. Và, Crawfurd đã tả đời sống của Gia Định như sau: “Lần đầu tiên tôi đến Bến Nghé, tôi bất ngờ thấy rằng nơi đây không thua gì kinh đô nước Xiêm. Về nhiều mặt còn sầm uất hơn, không khí mát mẻ hơn, hàng hoá phong phú hơn, giá cả hợp lý và an ninh ở đây rất tốt, hơn nhiều kinh thành mà chúng tôi đã đi qua. Tôi có cảm giác như đây là một vương quốc lý tưởng…”
Lê Văn Duyệt là đại diện cho một luồng tư tưởng khác ở nước ta thời đầu thế kỉ 19. Ông ủng hộ buôn bán và cho phép người phương Tây truyền đạo. Ông công khai tỏ ý thất vọng khi Gia Long chọn Minh Mạng kế vị. Quyền lực của ông lớn đến nỗi, khi Minh Mạng thay đổi hành chính đất nước, chia lại các trấn thành các tỉnh để tăng khả năng kiểm soát của nhà vua, thì đã không dám động đến trấn Gia Định của ông. Chỉ sau khi Lê Văn Duyệt mất thì Minh Mạng mới giải thể trấn Gia Định, chia thành Nam Kỳ lục tỉnh.
Cuộc đấu tranh cuối cùng giữa 2 xu thế diễn ra khi con nuôi của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Khôi nổi loạn chống triều đình. Nghĩa quân của Lê Văn Khôi nhanh chóng chiếm được 6 tỉnh Nam Kỳ, chứng tỏ họ nhận được nhiều hỗ trợ từ các thế lực địa phương. Tuy nhiên cuối cùng thì quyền lực trung ương đã chiến thắng, gia đình Lê Văn Duyệt bị coi là tội đồ. Cho đến ngày nay những nhận định về nhân vật này vẫn còn nhiều phân hóa và chia rẽ, nhưng không ai có thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của ông trong lịch sử vùng đất Nam Bộ.

FB_IMG_1570583566204.jpg

Nguồn: Facebook
 
Top Bottom