- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


1. Hoàn cảnh ra đời của tổ chức Liên Hiệp Quốc
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ khiến Hội Quốc liên rơi vào bờ vực phá sản hoàn toàn. Được thành lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất bởi các cường quốc, Hội này nhanh chóng bị các cường quốc chi phối. Khi quyền lợi không được thỏa mãn, các cường quốc rút dần: đầu tiên là Mĩ (1920), Nhật (1933), Đức (1933) và Ý (1934). Riêng Liên Xô tham gia muộn hơn, nhưng cũng bị "khai trừ" khỏi Hội Quốc liên ngay khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ không lâu. Hơn nữa, nhiều cường quốc lại "đứng ngoài" và tổ chức kém hiệu quả khiến Hội Quốc liên dần bị phá sản trên thực tế; nhiều hoạt động giữ gìn hòa bình thế giới và ngăn ngừa chiến tranh của Hội Quốc liên bị thất bại về cơ bản: Hội làm được cái vấn đề giải trừ quân bị, nhưng ngăn ngừa chiến tranh thì thất bại (không cản được quân Nhật, quân Ý xâm lược ra bên ngoài)
Hội nghị tháng 8/1941
Việc thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế Hội Quốc liên là rất cần thiết. Ngày 14/8/1941, Tam cường ký kết Hiến chương Đại Tây Dương về việc: "thiết lập một hệ thống an ninh chung dựa trên những cơ sở rộng rãi hơn". Tiếp đó, Hội nghị 26 nước Đồng minh họp tại Washington, đứng đầu là Tam cường, ngày 1/1/1942 đã công bố "Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc" với hai mục đích: cùng hợp tác và đoàn kết với nhau chống phát xít, xây dựng một tổ chức đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế sau khi chiến tranh kết thúc. Quyết nghị của Ngoại trưởng Tam cường (19/10 - 3/11/1943) củng cố thêm nội dung được nêu tại Hội nghị tháng 1/1942.
Bước ngoặt quan trọng là tại Hội nghị Teheran (1943), Tổng thống Mĩ phác thảo cơ cấu của Liên Hiệp Quốc gồm: Đại Hội đồng, Cơ quan "cảnh sát" (của Tứ cường) và Ban Chấp hành (gồm Tứ cường và một số nước khác).
Tháng 9/1944, Hội nghị quốc tế Dumbarton Oak (ngoại ô Washington) họp từ 21 đến 28/9/1944 thông qua mục đích của Liên Hiệp Quốc: duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, trấn áp các hành động xâm lược hoặc phá hoại hòa bình, điều chỉnh các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Cơ cấu Liên Hiệp Quốc dự kiến bao gồm: Đại Hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban Thư ký và Tổng thư ký, Tòa án quốc tế, Hội đồng kinh tế - xã hội. Tuy nhiên Hội nghị này vẫn chưa giải quyết được vấn đề bỏ phiếu trong Hội đồng bảo an. Anh và Mĩ nêu rằng nếu các thành viên của Hội đồng có liên quan trực tiếp đến xung đột thì không bỏ phiếu, nhưng Liên Xô bác bỏ vì nguyên tắc cơ bản là sự nhất trì hoàn toàn giữa các Ủy viên thường trực hội đồng. Anh - Mĩ chống lại luôn việc 16 nước Xô viết tham gia Hội đồng; vấn đề quản thác - ủy trị và quy chế Tòa án quốc tế chưa được thông qua.
Ngày 5/12/1944, Tổng thống Mĩ đề xuất bỏ phiếu theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên trong Hội đồng Bảo an; quy định nếu thành viên nào đó là một bên tranh chấp trong các cuộc tranh chấp mà Hội đồng đang giải quyết, thành viên đó sẽ mất quyền phủ quyết (bỏ phiếu). Hội nghị Yalta tán thành đề xuất này của Tổng thống Mĩ và giải quyết các bất đồng trong Dumbarton Oak, triệu tập Hội nghị thành lập Liên Hiệp Quốc chính thức ở San Francisco vào ngày 25/4/1945 gồm các thành viên Mĩ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc (riêng Pháp không có vinh dự tham dự vì nước này không dự Hội nghị Dumbarton Oak - chính phủ lâm thời Pháp mới được công nhận hồi tháng 10/1944; Ba Lan cũng không được mời tham dự do chính phủ ở Warsaw không được Mĩ thừa nhận theo cuộc bỏ phiếu của 19 nước Mĩ latinh; đến phiên họp thứ nhất vào năm 1946 thì Ba Lan mới được tham gia). Lúc thành lập, Liên Hiệp Quốc có 51 thành viên, trụ sở đặt tại New York (Mĩ)
Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Thành phố New York
2. Văn kiện và tổ chức của Liên Hiệp Quốc
a. Văn kiện:
Hội nghị San Francisco họp từ 25/4 đến 26/6/1945 thông qua Hiến chương Liên Hiệp Quốc (có hiệu lực ngày 24/10/1945, có 19 chương và 111 điều khoản) và Quy chế của Tòa án Quốc tế (với 5 chương, 70 điều khoản)
Hiến chương Liên Hiệp Quốc nêu ra các mục đích và nguyên tắc hoạt động.
* Mục đích:
+ duy trì hòa bình và an ninh thế giới bằng các biện pháp có hiệu lực, trừng trị mọi hoạt động đe dọa đến hòa bình
+ thúc đẩy sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc và quyền dân tộc tự quyết
* Sáu nguyên tắc hoạt động:
+ bình đẳng về chủ quyền quốc gia
+ tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
+ cấm đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
+ không can thiệp vào nội bộ các nước khác
+ tôn trọng nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế
+ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
Hội kỳ Liên Hiệp Quốc
b. Tổ chức
- Đại hội đồng (GA) gồm tất cả các thành viên. Đại hội họp từ tháng 9 đến tháng 12 tại trụ sở chính; dùng 6 ngôn ngữ chính: Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Ả rập, Trung Quốc. Mỗi thành viên được bỏ một phiếu duy nhất; hoạt động theo nguyên tắc quá bán (các vấn đề quan trọng thì cần 2/3 số phiếu)
Phòng họp Đại hội đồng
- Hội đồng bảo an (UNSC) là cơ quan quan trọng nhất. Hội đồng gồm 11 thành viên, trong đó có 5 thành viên thường trực, 6 thành viên không thường trực có nhiệm kỳ hai năm (đến 1966 tâng lên 10 thành viên không thường trực). Khi vấn đề ít quan trọng thì dùng khuyến cáo; vấn đề quan trọng sẽ dùng biên pháp trừng phạt. Hội đồng bảo an không phục tùng Đại hội đồng; Hội đồng cũng biểu quyết theo đa số (1946 là 7/11; đến 1966 là 9/15). Với các vấn đề quan trọng, Hội đồng bảo an phải hội đủ số phiếu của các thành viên thường trực, nếu một thành viên thường trực mà là đương sự của các tranh chấp, thành viên đó không có quyền biểu quyết. Việc kết nạp hội viên mới phải thông qua Hội đồng bảo an (được các thành viên thường trực nhất trí) trước khi trình ra Đại hội đồng
- Ban thư ký (UNS): là cơ quan thường trực điều hành và hoạt động độc lập. Đứng đầu là Tổng thư ký do Đại hội đồng bầu ra theo đề nghị của Hội đồng bảo an, nhiệm kỳ 5 năm; có quyền điều hành mọi việc, kể cả những việc quan trọng nhất
- Tòa án quốc tế (IC) họp ở La Haye (Hà Lan), có 15 thẩm phán và thẩm phán được các nước đề cử và Đại hội đồng, Hội đồng bảo an lựa chọn theo quá bán với nhiệm kỳ 9 năm. Tòa án ra các bản án mang tính tư vấn, hoặc cưỡng chế
Ngoài ra, còn các tổ chức và cơ quan chuyên môn khác như: Ngân hàng Thế giới (World Bank Group ‒ WBG), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund ‒ IMF), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization ‒ WIPO), Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc (Department Of Peacekeeping Operations ‒ DPKO; Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc ̣(UNESCO), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
* Liên Hiệp Quốc là tổ chức đa phương toàn cầu, không phải là nhà nước siêu quốc gia
* Liên Hiệp Quốc mang tính chất toàn cầu
c. Ý nghĩa:
- Đánh dấu sự xuất hiện của ngoại giao đa phương hiện đại. LHQ có nhiều đóng góp với tiến trình phi thực dân hóa ở các nước thuộc địa, hạn chế sản xuất vũ khí hạt nhân, thúc đẩy sự hợp tác kinh tế, xã hội với các nước đang phát triển
- Nhưng Liên Hiệp Quốc chưa đảm bảo được sự bình đẳng giữa các nước lớn nhỏ, bị các siêu cường khống chế nhiều mặt.
Tài liệu tham khảo:
1. Margaret P. Karn, International Organization - The Politic Processes of Global Governance, Lynne Rienner, London, 2004
2. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Lịch sử thế giới, tập 10 (trích dịch từ nguyên bản tiếng Nga), tập 10, M. 1965
3. Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 1995), Nxb DHQG Hà Nội, 1998
4. Võ Anh Tuấn, Hệ thống Liên Hiệp Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004
5. Lê Văn Quang, Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1917 đến 1945, Nxb Giáo dục, H. 2003
6. Trần Nam Tiến, Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945 - 2000), Nxn Giáo dục, 2008
7. Adam Robert, United Nation, Divided World: The UN's Roles un International Relations, Oxford University Press, 2rd edition, 1994
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ khiến Hội Quốc liên rơi vào bờ vực phá sản hoàn toàn. Được thành lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất bởi các cường quốc, Hội này nhanh chóng bị các cường quốc chi phối. Khi quyền lợi không được thỏa mãn, các cường quốc rút dần: đầu tiên là Mĩ (1920), Nhật (1933), Đức (1933) và Ý (1934). Riêng Liên Xô tham gia muộn hơn, nhưng cũng bị "khai trừ" khỏi Hội Quốc liên ngay khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ không lâu. Hơn nữa, nhiều cường quốc lại "đứng ngoài" và tổ chức kém hiệu quả khiến Hội Quốc liên dần bị phá sản trên thực tế; nhiều hoạt động giữ gìn hòa bình thế giới và ngăn ngừa chiến tranh của Hội Quốc liên bị thất bại về cơ bản: Hội làm được cái vấn đề giải trừ quân bị, nhưng ngăn ngừa chiến tranh thì thất bại (không cản được quân Nhật, quân Ý xâm lược ra bên ngoài)

Việc thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế Hội Quốc liên là rất cần thiết. Ngày 14/8/1941, Tam cường ký kết Hiến chương Đại Tây Dương về việc: "thiết lập một hệ thống an ninh chung dựa trên những cơ sở rộng rãi hơn". Tiếp đó, Hội nghị 26 nước Đồng minh họp tại Washington, đứng đầu là Tam cường, ngày 1/1/1942 đã công bố "Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc" với hai mục đích: cùng hợp tác và đoàn kết với nhau chống phát xít, xây dựng một tổ chức đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế sau khi chiến tranh kết thúc. Quyết nghị của Ngoại trưởng Tam cường (19/10 - 3/11/1943) củng cố thêm nội dung được nêu tại Hội nghị tháng 1/1942.
Bước ngoặt quan trọng là tại Hội nghị Teheran (1943), Tổng thống Mĩ phác thảo cơ cấu của Liên Hiệp Quốc gồm: Đại Hội đồng, Cơ quan "cảnh sát" (của Tứ cường) và Ban Chấp hành (gồm Tứ cường và một số nước khác).
Tháng 9/1944, Hội nghị quốc tế Dumbarton Oak (ngoại ô Washington) họp từ 21 đến 28/9/1944 thông qua mục đích của Liên Hiệp Quốc: duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, trấn áp các hành động xâm lược hoặc phá hoại hòa bình, điều chỉnh các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Cơ cấu Liên Hiệp Quốc dự kiến bao gồm: Đại Hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban Thư ký và Tổng thư ký, Tòa án quốc tế, Hội đồng kinh tế - xã hội. Tuy nhiên Hội nghị này vẫn chưa giải quyết được vấn đề bỏ phiếu trong Hội đồng bảo an. Anh và Mĩ nêu rằng nếu các thành viên của Hội đồng có liên quan trực tiếp đến xung đột thì không bỏ phiếu, nhưng Liên Xô bác bỏ vì nguyên tắc cơ bản là sự nhất trì hoàn toàn giữa các Ủy viên thường trực hội đồng. Anh - Mĩ chống lại luôn việc 16 nước Xô viết tham gia Hội đồng; vấn đề quản thác - ủy trị và quy chế Tòa án quốc tế chưa được thông qua.
Ngày 5/12/1944, Tổng thống Mĩ đề xuất bỏ phiếu theo nguyên tắc nhất trí giữa các thành viên trong Hội đồng Bảo an; quy định nếu thành viên nào đó là một bên tranh chấp trong các cuộc tranh chấp mà Hội đồng đang giải quyết, thành viên đó sẽ mất quyền phủ quyết (bỏ phiếu). Hội nghị Yalta tán thành đề xuất này của Tổng thống Mĩ và giải quyết các bất đồng trong Dumbarton Oak, triệu tập Hội nghị thành lập Liên Hiệp Quốc chính thức ở San Francisco vào ngày 25/4/1945 gồm các thành viên Mĩ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc (riêng Pháp không có vinh dự tham dự vì nước này không dự Hội nghị Dumbarton Oak - chính phủ lâm thời Pháp mới được công nhận hồi tháng 10/1944; Ba Lan cũng không được mời tham dự do chính phủ ở Warsaw không được Mĩ thừa nhận theo cuộc bỏ phiếu của 19 nước Mĩ latinh; đến phiên họp thứ nhất vào năm 1946 thì Ba Lan mới được tham gia). Lúc thành lập, Liên Hiệp Quốc có 51 thành viên, trụ sở đặt tại New York (Mĩ)

Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Thành phố New York
2. Văn kiện và tổ chức của Liên Hiệp Quốc
a. Văn kiện:
Hội nghị San Francisco họp từ 25/4 đến 26/6/1945 thông qua Hiến chương Liên Hiệp Quốc (có hiệu lực ngày 24/10/1945, có 19 chương và 111 điều khoản) và Quy chế của Tòa án Quốc tế (với 5 chương, 70 điều khoản)
Hiến chương Liên Hiệp Quốc nêu ra các mục đích và nguyên tắc hoạt động.
* Mục đích:
+ duy trì hòa bình và an ninh thế giới bằng các biện pháp có hiệu lực, trừng trị mọi hoạt động đe dọa đến hòa bình
+ thúc đẩy sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc và quyền dân tộc tự quyết
* Sáu nguyên tắc hoạt động:
+ bình đẳng về chủ quyền quốc gia
+ tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
+ cấm đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
+ không can thiệp vào nội bộ các nước khác
+ tôn trọng nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế
+ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Hội kỳ Liên Hiệp Quốc
b. Tổ chức
- Đại hội đồng (GA) gồm tất cả các thành viên. Đại hội họp từ tháng 9 đến tháng 12 tại trụ sở chính; dùng 6 ngôn ngữ chính: Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Ả rập, Trung Quốc. Mỗi thành viên được bỏ một phiếu duy nhất; hoạt động theo nguyên tắc quá bán (các vấn đề quan trọng thì cần 2/3 số phiếu)

Phòng họp Đại hội đồng
- Hội đồng bảo an (UNSC) là cơ quan quan trọng nhất. Hội đồng gồm 11 thành viên, trong đó có 5 thành viên thường trực, 6 thành viên không thường trực có nhiệm kỳ hai năm (đến 1966 tâng lên 10 thành viên không thường trực). Khi vấn đề ít quan trọng thì dùng khuyến cáo; vấn đề quan trọng sẽ dùng biên pháp trừng phạt. Hội đồng bảo an không phục tùng Đại hội đồng; Hội đồng cũng biểu quyết theo đa số (1946 là 7/11; đến 1966 là 9/15). Với các vấn đề quan trọng, Hội đồng bảo an phải hội đủ số phiếu của các thành viên thường trực, nếu một thành viên thường trực mà là đương sự của các tranh chấp, thành viên đó không có quyền biểu quyết. Việc kết nạp hội viên mới phải thông qua Hội đồng bảo an (được các thành viên thường trực nhất trí) trước khi trình ra Đại hội đồng
- Ban thư ký (UNS): là cơ quan thường trực điều hành và hoạt động độc lập. Đứng đầu là Tổng thư ký do Đại hội đồng bầu ra theo đề nghị của Hội đồng bảo an, nhiệm kỳ 5 năm; có quyền điều hành mọi việc, kể cả những việc quan trọng nhất
- Tòa án quốc tế (IC) họp ở La Haye (Hà Lan), có 15 thẩm phán và thẩm phán được các nước đề cử và Đại hội đồng, Hội đồng bảo an lựa chọn theo quá bán với nhiệm kỳ 9 năm. Tòa án ra các bản án mang tính tư vấn, hoặc cưỡng chế
Ngoài ra, còn các tổ chức và cơ quan chuyên môn khác như: Ngân hàng Thế giới (World Bank Group ‒ WBG), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund ‒ IMF), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization ‒ WIPO), Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc (Department Of Peacekeeping Operations ‒ DPKO; Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc ̣(UNESCO), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
* Liên Hiệp Quốc là tổ chức đa phương toàn cầu, không phải là nhà nước siêu quốc gia
* Liên Hiệp Quốc mang tính chất toàn cầu
c. Ý nghĩa:
- Đánh dấu sự xuất hiện của ngoại giao đa phương hiện đại. LHQ có nhiều đóng góp với tiến trình phi thực dân hóa ở các nước thuộc địa, hạn chế sản xuất vũ khí hạt nhân, thúc đẩy sự hợp tác kinh tế, xã hội với các nước đang phát triển
- Nhưng Liên Hiệp Quốc chưa đảm bảo được sự bình đẳng giữa các nước lớn nhỏ, bị các siêu cường khống chế nhiều mặt.
Tài liệu tham khảo:
1. Margaret P. Karn, International Organization - The Politic Processes of Global Governance, Lynne Rienner, London, 2004
2. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Lịch sử thế giới, tập 10 (trích dịch từ nguyên bản tiếng Nga), tập 10, M. 1965
3. Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 1995), Nxb DHQG Hà Nội, 1998
4. Võ Anh Tuấn, Hệ thống Liên Hiệp Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004
5. Lê Văn Quang, Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1917 đến 1945, Nxb Giáo dục, H. 2003
6. Trần Nam Tiến, Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945 - 2000), Nxn Giáo dục, 2008
7. Adam Robert, United Nation, Divided World: The UN's Roles un International Relations, Oxford University Press, 2rd edition, 1994