A.TRẮC NGHIỆM. (3 điểm)
I. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (3 điểm)
Câu 1. Hội nghị thành lập Đảng diễn ra thời gian nào?
A. Từ ngày 5 đến ngày 7 – 2 - 1930.
B. Từ ngày 3 đến ngày 7- 2- 1930.
C. Từ ngày 3 đến ngày 15 - 2- 1930.
D. Từ ngày 13 đến ngày 17 – 2 – 1930.
Câu 2. Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930- 1931 là:
A. Cuộc đấu tranh của công nhân ở Hà Nội.
B. Cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (Biên Hòa).
C. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định.
D. Xô viết Nghệ - Tĩnh.
Câu 3. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện tại đâu?
A. Hội nghị thành lập Đảng.
B. Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.
C. Khởi nghĩa Nam Kì.
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11- 1939.
Câu 4. Đại hội Quốc dân được triệu tập ở đâu?
A. Việt Bắc. B. Tân Trào (Tuyên Quang).
C. Cao Bằng. D. Hà Nội.
Câu 5. Để giải quyết nạn dốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh nào?
A. Xây dựng quỹ độc lập.
B. Tiến hành cải cách giáo dục.
C. Phổ cập giáo dục Tiểu học.
D. Thành lập cơ quan Bình dân học vụ.
Câu 6. Sau thất bại ở Việt Bắc, thực dân Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương, đó là:
A. Từ đánh lâu dài chuyển sang đánh nhanh, thắng nhanh.
B. Từ đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh lâu dài.
C. Từ chiến tranh tổng lực chuyển sang chiến tranh du kích.
D. Từ chiến tranh đơn phương chuyển sang chiến tranh đặc biệt,
Câu 7. Mục đích của Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 5- 1952 là để:
A. Phát động phong trào thực hành tiết kiệm.
B. Mở cuộc vận động lao động sản xuất.
C. Tiến hành công cuộc cải cách giáo dục.
D. Tổng kết, biểu dương thành tích của phong trào thi đua yêu nước.
Câu 8. Việt Nam hóa chiến tranh được tiến hành bằng;
A. Lực lượng quân đội Mĩ là chủ yếu.
B. Lực lượng quân một số nước đồng minh là chủ yếu.
C. Lực lượng quân đội Mĩ và quân một số nước đồng minh là chủ yếu.
D. Lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, do cố vấn Mĩ chỉ huy.
Câu 9. Từ năm 1930, nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kì:
A. Suy thoái. B. Sụp đổ.
C. Phát triển. D. Rất phát triển.
Câu 10. Những giai cấp, tầng lớp nào không bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của Pháp – Nhật?
A. Công nhân, nông dân. B. Tiểu tư sản, tư sản.
C. Đại địa chủ, tư sản mại bản. D. Nông dân, tiểu tư sản.
Câu 11. Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt?
A. Hai đợt. B. Ba đợt.
C. Bốn đợt. D. Năm đợt.
Câu 12. Xương sống của chiến lược Chiến tranh đặc biệt là:
A. Quân đội Mĩ. B. Quân một số nước đồng minh.
C. Quân đội Sài Gòn. D. Lập ấp chiến lược.
B.TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1. Trình bày mục đích của Kế hoạch Rơ-ve là gì? (2 điểm)
Câu 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã tác động đến Việt Nam như thế nào? Chứng minh rằng “ Xô viết Nghệ - Tĩnh thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng? (3 điểm)
Câu 3. Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật lại thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương? (2 điểm)
……Hết……
PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY
TRƯỜNG PTDTBT TH – THCS LONG TÚC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN: LỊCH SỬ 9
A. TRẮC NGHIỆM. (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
D
C
B
D
B
D
D
A
B
B
D
B.TỰ LUẬN. (7 điểm)
Câu
Đáp án
Thang điểm
Câu 1
(2 điểm)
Mục đích của kế hoạch Rơ-ve là gì?
- Khóa của biên giới Việt – Trung.
- Tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 và cô lập căn cứ đại Việt Bắc với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV.
- Thiết lập hành lang Đông – Tây.
- Tiến công vào Căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 2
(3 điểm)
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933) đã tác động đến Việt Nam như thế nào?
- Nền kinh tế Việt Nam phải chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng do cuộc lệ thuộc hoàn toàn vào thực dân Pháp.
- Công nghiệp và nông nghiệp đều suy sụp.
- Xuất nhập khẩu đình đốn.
- Hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
Chứng minh rằng “Xô viết Nghệ - Tĩnh thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng”.
- Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng. Bãi bỏ các thứ thuế, giảm tô, xóa nợ.
- Thực hiện các quyền tự do, dân chủ. Thành lập các tổ chức quần chúng. Khuyến khích học chữ Quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan….
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
1.0
1.0
Câu 3
(2 điểm)
Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật lại thõa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương?
- Vì thực dân Pháp lúc này không còn đủ sức chống lại Nhật, mặt khác, chúng muốn dựa vào Nhật để chống phá cách mạng Đông Dương và cai trị nhân dân Đông Dương.
- Còn phát xít Nhật muốn lợi dụng Pháp để kiếm lời và cùng chống phá cách mạng Đông Dương, vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh của Nhật