Sử [ Sử 9 ] Đề thi HKII

huonggiangnb2002

Mùa hè Hóa học
Thành viên
23 Tháng mười hai 2015
334
328
109
Ninh Bình
  • Like
Reactions: minnyvtpt02

Mục Phủ Mạn Tước

Cựu Mod Toán
Thành viên
14 Tháng hai 2016
1,504
1,876
484
Nghệ An
$\color{Red}{\fbox{$\bigstar$ ĐHKTHC $\bigstar$}}$
A.TRẮC NGHIỆM. (3 điểm)

I. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (3 điểm)

Câu 1. Hội nghị thành lập Đảng diễn ra thời gian nào?

A. Từ ngày 5 đến ngày 7 – 2 - 1930.

B. Từ ngày 3 đến ngày 7- 2- 1930.

C. Từ ngày 3 đến ngày 15 - 2- 1930.

D. Từ ngày 13 đến ngày 17 – 2 – 1930.

Câu 2. Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930- 1931 là:

A. Cuộc đấu tranh của công nhân ở Hà Nội.

B. Cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (Biên Hòa).

C. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định.

D. Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Câu 3. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện tại đâu?

A. Hội nghị thành lập Đảng.

B. Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.

C. Khởi nghĩa Nam Kì.

D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11- 1939.

Câu 4. Đại hội Quốc dân được triệu tập ở đâu?

A. Việt Bắc. B. Tân Trào (Tuyên Quang).

C. Cao Bằng. D. Hà Nội.

Câu 5. Để giải quyết nạn dốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh nào?

A. Xây dựng quỹ độc lập.

B. Tiến hành cải cách giáo dục.

C. Phổ cập giáo dục Tiểu học.

D. Thành lập cơ quan Bình dân học vụ.

Câu 6. Sau thất bại ở Việt Bắc, thực dân Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương, đó là:

A. Từ đánh lâu dài chuyển sang đánh nhanh, thắng nhanh.

B. Từ đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh lâu dài.

C. Từ chiến tranh tổng lực chuyển sang chiến tranh du kích.

D. Từ chiến tranh đơn phương chuyển sang chiến tranh đặc biệt,







Câu 7. Mục đích của Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 5- 1952 là để:

A. Phát động phong trào thực hành tiết kiệm.

B. Mở cuộc vận động lao động sản xuất.

C. Tiến hành công cuộc cải cách giáo dục.

D. Tổng kết, biểu dương thành tích của phong trào thi đua yêu nước.

Câu 8. Việt Nam hóa chiến tranh được tiến hành bằng;

A. Lực lượng quân đội Mĩ là chủ yếu.

B. Lực lượng quân một số nước đồng minh là chủ yếu.

C. Lực lượng quân đội Mĩ và quân một số nước đồng minh là chủ yếu.

D. Lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, do cố vấn Mĩ chỉ huy.

Câu 9. Từ năm 1930, nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kì:

A. Suy thoái. B. Sụp đổ.

C. Phát triển. D. Rất phát triển.

Câu 10. Những giai cấp, tầng lớp nào không bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của Pháp – Nhật?

A. Công nhân, nông dân. B. Tiểu tư sản, tư sản.

C. Đại địa chủ, tư sản mại bản. D. Nông dân, tiểu tư sản.

Câu 11. Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt?

A. Hai đợt. B. Ba đợt.

C. Bốn đợt. D. Năm đợt.

Câu 12. Xương sống của chiến lược Chiến tranh đặc biệt là:

A. Quân đội Mĩ. B. Quân một số nước đồng minh.

C. Quân đội Sài Gòn. D. Lập ấp chiến lược.

B.TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1. Trình bày mục đích của Kế hoạch Rơ-ve là gì? (2 điểm)

Câu 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã tác động đến Việt Nam như thế nào? Chứng minh rằng “ Xô viết Nghệ - Tĩnh thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng? (3 điểm)

Câu 3. Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật lại thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương? (2 điểm)

……Hết……


















PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY

TRƯỜNG PTDTBT TH – THCS LONG TÚC



HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC: 2015-2016

MÔN: LỊCH SỬ 9

A. TRẮC NGHIỆM. (3 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:



Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

D

C

B

D

B

D

D

A

B

B

D



B.TỰ LUẬN. (7 điểm)



Câu

Đáp án

Thang điểm









Câu 1

(2 điểm)





Mục đích của kế hoạch Rơ-ve là gì?

- Khóa của biên giới Việt – Trung.

- Tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 và cô lập căn cứ đại Việt Bắc với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV.

- Thiết lập hành lang Đông – Tây.

- Tiến công vào Căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.



0.5

0.5


0.5

0.5













Câu 2

(3 điểm)















Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933) đã tác động đến Việt Nam như thế nào?

- Nền kinh tế Việt Nam phải chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng do cuộc lệ thuộc hoàn toàn vào thực dân Pháp.

- Công nghiệp và nông nghiệp đều suy sụp.

- Xuất nhập khẩu đình đốn.

- Hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.

Chứng minh rằng “Xô viết Nghệ - Tĩnh thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng”.

- Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng. Bãi bỏ các thứ thuế, giảm tô, xóa nợ.

- Thực hiện các quyền tự do, dân chủ. Thành lập các tổ chức quần chúng. Khuyến khích học chữ Quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan….



0.5



0.5

0.5

0.5



0.5


0.5





1.0




1.0





Câu 3

(2 điểm)



Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật lại thõa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương?

- Vì thực dân Pháp lúc này không còn đủ sức chống lại Nhật, mặt khác, chúng muốn dựa vào Nhật để chống phá cách mạng Đông Dương và cai trị nhân dân Đông Dương.

- Còn phát xít Nhật muốn lợi dụng Pháp để kiếm lời và cùng chống phá cách mạng Đông Dương, vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh của Nhật
 
  • Like
Reactions: huonggiangnb2002

Sắc Sen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
10 Tháng hai 2016
441
227
174
Quảng Bình
Cho mình hỏi các bạn lớp 9 ở đây đã kiểm tra học kì II môn Lịch Sử chưa nhỉ ?! Nếu đã kiểm tra rồi thì cho mình xin đề được không ? Nhất là những câu tự luận ấy ! Mình cảm ơn nhiều ạ :)
mình rồi nè , có đáp án luôn nhé !
Đề 1
Câu 1(3đ): Nêu những nét nổi bật về tình hình nước ta sau hiệp định Giơ ne vơ ?

Câu 2 (3đ): Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" là gì? So sánh những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và chiến lược " Chiến tranh đặc biệt" ?

Câu 3(4đ): Chiến dịch Hồ Chí Minh đã diễn ra như thế nào? Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ?

Đề 2
Câu 1 ( 3đ) : Nêu nội dung của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III ?

Câu 2( 3đ) : Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" là gì? So sánh những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh" và chiến lược " Chiến tranh cục bộ"

Câu 3(4đ): Chiến dịch Tây Nguên đã diễn ra như thế nào ? Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ?
Đáp an

ĐỀ 01

Câu 1

- Đất nước bị chia cắt làm 2 miền .

* 5-1955 Pháp rút khỏi miền Bắc -> Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng .

- Nhưng hội nghị hiệp thương giữa 2 miền Nam - Bắc để tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất đất nước chưa được tiến hành.

* Mĩ nhảy vào MN, đưa tay sai Ngô đình Diệm lên nắm chính quyền , thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài nước ta

- Biến MN thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á

Câu 2 : 3đ *"Chiến tranh cục bộ" được tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn cùng với vũ khí phương tiện chiến tranh của Mĩ.( 1đ)

* So sánh:

+ Giống nhau:

- Cả 2 chiến lược của Mĩ đều : thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới . nhằm tiêu diệt cách mạng Miền Nam, do cố vấn quân sự Mĩ chỉ huy và sử dụng vũ khí phương tiện chiến tranh của Mĩ

+ Khác nhau:

- "Chiến tranh cục bộ" : sử dụng lực lượng quân Mĩ , quân đồng minh là chủ yếu

- Chiến tranh đặc biệt" sử dụng lực lượng quân ngụy là chủ yếu

Câu 3

* Diễn biến - 5 giờ chiều 26-4 -1975, 5 cánh quân của ta đồng loạt tiến vào trung tâm Sài Gòn chiếm chiếm các cơ quan đầu não của địch.

- 10 giờ 45'ngày 30-4-1975 ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập bắt sống toàn bộ chính phủ trung ương Sài Gòn.

- Tổng thống Việt Nam cộng hòa tuyên bố đầu hàng không điều kiện

- 11h 30 phát cùng ngày lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ tổng thống Ngụy, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Ý nghĩa:

- Chấm dứt ách thống trị của CNĐQ trên đất nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước

- Mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta - kỉ nguyên độc lập thống nhất và đi lên CNXH trên cả nước

- Cổ vũ to lớn phong trào cách mạng thế giới đặc biệt là PT giải phóng dân tộc.

KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN : LỊCH SỬ 9

ĐỀ 02:

Câu 1: 3đ

+ Đại hội chỉ rỏ nhiệm vụ của cách mạng từng miền( 0,25đ). Miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN , Miền Nam đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

thực hiện thống nhất nước nhà

+ Xác định vị trí, vai trò của cách mạng mỗi miền

+ Đề ra đường lối chung của thời kì quá độ lên CNXH ở Miền Bắc được cụ thể hóa bằng kế hoach 5 năm ( 1961-1965) .

+ Bầu ban chấp hành Trung ương và bộ chính trị do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Lê Duẩn làm bí thư thứ nhất.

Câu 2 :

*Âm mưu :Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" được thực hiện bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu cùng với vũ khí phương tiện chiến tranh của Mĩ.

Mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam pu chia

* So sánh:

+ Giống nhau:

- Cả 2 chiến lược đều : thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới , nhằm tiêu diệt cách mạng Miền Nam do cố vấn quân sự Mĩ chỉ huy và sử dụng vũ khí phương tiện chiến tranh của Mĩ

+ Khác nhau:

- Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" sử dụng lực lượng quân ngụy là chủ yếu)

- "Chiến tranh cục bộ" sử dụng lực lượng quân Mĩ , quân đồng minh là chủ yếu

Câu 3

*Diễn biến chiến dịch Tây Nguyên:

- Ngày 10-3 1975 ta đánh trận mở màn Buôn Ma Thuột -> giành thắng lợi.

- Ngày 12- 3-1975 địch phản công nhằm tái chiếm lại nhưng không thành

- Hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất hết tinh thần, hàng ngũ rối loạn.

- Ngày 14-4 1975 địch rút khỏi Tây Nguyên chạy về duyên hải miền Trung

- Đến ngày 24-4-1975 Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.

* Nguyên nhân thắng lợi :

- Sự sáng suốt tài tình của Đảng . ( có dẫn chứng minh họa) Thể hiện qua thời điểm tổng tiến công , cách đánh…( 0,75)

-Tinh thần đoàn kết của nhân dân 2 miền nam bắc. sự chi viện của miền bắc ( có dẫn chứng minh họa )
- Nhờ sự đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương, sự ủng hộ của lực lượng dân chủ hòa bình thế giới
Mong giúp được bạn
 
  • Like
Reactions: huonggiangnb2002

greyrainny

Học sinh
Thành viên
28 Tháng tư 2017
58
18
36
Thái Bình
Trường mình có 2 đề:
Đề 1:
Câu 1: Nêu nội dung hiệp định Giơ- ne- vơ.
Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Đề 2:
Câu 1: Nêu nội dung hiệp định Pa-ri.
Câu 2: Nêu hoàn cảnh và nội dung đường lối đổi mới của Đảng
 
Top Bottom