Sử 7 [Sử 7] Thảo luận

Himouto Yupina_HY_

Học sinh
Thành viên
25 Tháng tư 2017
84
38
46
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình đã đăng một lần nhưng chưa ai trả lời... Ngày mai kiểm tra rồi mà bài vẫn chưa xong hix hix. Mọi người làm ơn giúp _HY_ với.
\( T ^ T)/​

Câu 1: Trình bày hiểu biết và nêu đóng góp của Nguyễn Trãi và Lê Lợi.
Câu 2: Tại sao Nguyễn Huệ lên ngôi trước khi kéo quân ra Bắc? Hãy đánh giá những cống hiến của nghĩa quân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.
Câu 3*: Nêu chủ trương, đường lối đối ngoại của vua Quang Trung đối với nhà Thanh. Theo em, đường lối đó hiện nay ta nên vận dụng như thế nào trong quan hệ đối với Trung Quốc?
 

Lưu Hà My

Học sinh mới
Thành viên
17 Tháng ba 2017
36
18
6
22
Quỳnh Lưu- Nghệ An
Câu 1: Vai trò của Nguyễn Trãi: là cố vấn, là phò tá đắc lực của Lê Lợi, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của nghĩa quân
Vai trò của Lê Lợi:
+Đánh đuổi và chống lại nhà Minh đô hộ
+Kết thức 20 năm đô hộ của nhà Minh
+Chỉ huy nghĩa quân để dành thắng lợi
+Chấp nhận hi sinh để chống lại nhà Minh
Câu 2: xem thêm ở
Câu 3: Nước Đại Việt dưới triều đại Tây Sơn, có quan hệ ngoại giao với các nước Xiêm La và Trung Quốc ở triều Mãn Thanh.

Nguyễn Huệ - tức vua Quang Trung - là một nhà cầm quân thành công trong lịch sử Việt Nam. Không những thế, ông cũng là vị vua giỏi về mặt ngoại giao. Đường lối chính Trị của vua Quang Trung đã được thể hiện một cách sinh động trên những văn từ giao thiệp với nhà Thanh, của những người dưới quyền ông, như: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Văn Dũng, Vũ Huy Tấn...

Đại Việt là một nước nhỏ giáp với những nước láng giềng quy mô, trình độ phát triển khác nhau, từ đế chế Trung Hoa hùng mạnh và bành trướng đến những nước nhỏ nhưng cũng có tham vọng bành trướng. Trong bối cảnh địa lý chính trị như thế, Đại Việt đã tự vạch cho mình một đường lối đối ngoại thích hợp được thực tế kiểm chứng để tồn tại và phát triển.

Đường lối đối ngoại nhất quán của Đại Việt là giữ vững độc lập, chủ quyền, sống hoà mục với các nước, trước hết là các nước láng giềng, góp phần bảo vệ an ninh khu vực.
 
Last edited by a moderator:

Homaya Kino

Cựu TMod Sử
HV CLB Lịch sử
Thành viên
20 Tháng hai 2020
850
2,056
236
Hà Tĩnh
THCS Liên Hương
Câu 2: Tại sao Nguyễn Huệ lên ngôi trước khi kéo quân ra Bắc? Hãy đánh giá những cống hiến của nghĩa quân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.
* Nguyễn Huệ lên ngôi trước khi kéo quân ra Bắc vì:
  • - Tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc
  • - Khẳng định chủ quyền đất nước , nước đã có chủ
*Những cống hiến của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.
  • - Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn- Trịnh- Lê.
  • - Xoá bỏ sự chia cắt đất nước , đặt nền móng cho việc thống nhất quốc gia
  • - giải phóng đất nước , giữ vững nền độc lập tổ quốc
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Mình đã đăng một lần nhưng chưa ai trả lời... Ngày mai kiểm tra rồi mà bài vẫn chưa xong hix hix. Mọi người làm ơn giúp _HY_ với.
\( T ^ T)/​

Câu 1: Trình bày hiểu biết và nêu đóng góp của Nguyễn Trãi và Lê Lợi.
Câu 2: Tại sao Nguyễn Huệ lên ngôi trước khi kéo quân ra Bắc? Hãy đánh giá những cống hiến của nghĩa quân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.
Câu 3*: Nêu chủ trương, đường lối đối ngoại của vua Quang Trung đối với nhà Thanh. Theo em, đường lối đó hiện nay ta nên vận dụng như thế nào trong quan hệ đối với Trung Quốc?
Câu 3
Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
- Đối với Lê Duy Chỉ ở phía Bắc, Nguyễn Ánh ở phía Nam: kiên quyết tiến quân, tiêu diệt hoàn toàn.
**Ý nghĩa:
- Tránh tình trạng nội chiến, chia cắt đất nước.
- Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc, tạo hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.
- Thể hiện sức mạnh của đất nước Đại Việt thời đó
** Đường lối đối ngoại trên, được ta áp dụng trong mối quan hệ với Trung Quốc như sao:
+ Mềm dẻo thực hiện mối quan hệ hợp tác, nhưng cũng kiên quyết chống lại khi chúng có mưu đồ phản.
+ Kiên quyết đứng lên đấu tranh quyết liệt giành lại hoà bình, độc lập của dân tộc.
Trên đây là đáp án tham khảo của mình, bạn có thể xem qua. Có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể để lại phía dưới, mình sẽ hỗ trợ ạ.Bạn có thể tham khảo thêm: https://diendan.hocmai.vn/threads/t...c-mon-danh-cho-ban-hoan-toan-mien-phi.827998/
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-nhung-topic-hoc-thuat-tai-box-su.831599/
 

buihung_201093@yahoo.com.vn

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng bảy 2014
89
83
71
31
Hà Nội
Góp ý thêm về lý do Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế trước khi bắc tiến: bên cạnh các lý do mà mấy bợn đã đưa còn 1 ý nghĩa quan trọng là để tạo 1 lực lượng đối kháng với tính pháp lý của vị trí hoàng đế nhà Lê. Đàng Trong- Đàng Ngoài bem nhau , chúa Trịnh- chúa Nguyễn mỗi người 1 phương cai trị thực quyền nhưng trên danh nghĩa về mặt pháp lý, vua Lê vẫn là hoàng đế toàn quyền hợp pháp của Đại Việt có quyền quản trị toàn diện cương thổ từ Ải Nam Quan đến vùng Thuận Quảng. Nên việc lên ngôi của Nguyễn Huejeej cũng nhằm phá bỏ điều này, còn có thực sự làm được không thì cứ xem lịch sử sẽ thấy
 
Top Bottom