Sử 7 [Sử 7] Đề Thi

B

binhlblb123

Đề thi sử ở mình vừa mới thi :)
Câu 1: Hãy nêu nguyên nhân, kết quả của các cuộc phát kiến địa lí, nêu một số nhà phát kiến địa lí
Câu 2: Hãy nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của giai đoạn chống quân xâm lược Tống giai đoạn II ( 1076 - 1077 )
Câu 3: Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xam lược Nguyên
Câu 4 ( khó:) ): Hãy nêu cách đánh giặc của nhà Trần. Nêu nhận xét của em
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Câu 1 Nêu nguyên nhân, kết quả của các cuộc phát kiến địa lý, 1 số nhà phát kiến địa lý
•Nguyên nhân
1. Do sự phát triển của sản xuất nên nhu cầu về nguyên liệu, thị trường và trao đổi hàng hoá ngày càng lớn.
2. Tư sản ở châu Âu sự thèm khát vàng bạc, sản vật quý ở phương Đông.
3. Khoa học, kĩ thuật, đặc biệt là kĩ thuật hàng hải có nhiều tiến bộ đáng kể là tiền đề quan trọng cho các cuộc phát kiến địa lý:
+ Có quan niệm đúng về hình dạng trái đất, vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ.
+ Đóng thuyền có nhiều buồm, có bánh lái với khả năng vượt đại dương ( tiêu biểu là tàu Caraven Santa Maria), phát minh ra la bàn thuận lợi cho việc đi biển
4. Những cuộc hành trình của người châu Âu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của một số người đi trước ( như Mác-cô Pô-lô,...) cũng giúp cho các cuộc phát kiến địa lí ở các thế kỉ XV - XVI có điều kiện dễ dàng hơn.
• Kết quả:
1. Tri thức khoa học
+ Phát kiến địa lí được coi như một " cuộc cách mạng thực sự" trong lĩnh vực giao thông trí thức
+ Giúp con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh và hình dạng trái đất.
+ Đem lại cho loài người những hiểu biết về con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.
2. Kinh tế:
+ Đem về cho giai cấp tư sản châu Âu nguồn hương liệu, vàng bạc, đá quý... của phương Đông, tạo tiền đề cho nền kinh tế hàng hoá phát triển
+ Mở ra con đường giao thông buôn bán mới, tạo thị trường mới.
3. Chính trị:
+ Thúc đẩy nhanh quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự ra đời quan hệ tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.
+ Mở đầu cho quá trình xâm lược và bóc lột thuộc địa của chủ nghĩa thực dân châu Âu.
•Các cuộc phát kiến tiêu biểu:
1. Bồ Đào Nha
+ Thời gian
1415: Hoàng tử Henry, từ BĐN đi dọc bờ biển phía tây Châu Phi. Kết qủa: Thám hiểm bờ biển phía tây Châu Phi
1487: B.Điơxơ, đi vòng qua điểm cực nam của Châu Phi. Kết quả: Đi vòng qua đuểm cực nam Châu Phi. Xác định có thể đến Ấn Độ bằng đường biển.
1497-1499: Vaxcôđơ Gama, từ Lisbon vượt Đại Tây Dương vòng qua cực nam Châu Phi đến Calicut ( Ấn Độ, 1498). Kết quả Phát hiện ra Ấn Độ và khi về được phong làm tước vương.
2. Tây Ban Nha
+ Thời gian
1492: Crixtôphơ Côlômbô, vượt ĐTD về phía Tây đến đảo cuba về các đảo thuộc vùng biển Angti ( Trung Mỹ, 12/10/1492). Kết quả tìm ra Châu Mỹ.
1519-1522: Magienlan, từ Marid vượt ĐTD vòng qua cực nam của Nam Mỹ ra biển TBD đến philippin và quay trở về. Kết quả mặc dù Magienlan đã thiệt mạng nhưng các thuỷ thủ của ông đã hoàn thành chiến đi vòng quanh thế giới.


Câu 2 Nêu diễn biến nguyên nhân kết quả cuộc kháng chống xâm lược Tống giai đoạn II (1076-1077)
• Diễn biến
- Dự kiến được các đường tiến quân của giặc, Lý Thường Kiệt cho 1 đạo quân mạnh chặn giặc ở vùng biển Quảng Ninh và xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt ( Bắc Ninh) quyết không cho địch tiến sâu vào nước ta.
- Đầu 1077, khoảng 30 vạn quân Tống tiến vào xâm lược nước ta và bị chặn lại ở bờ Bắc sông Như Nguyêth. Tại đây, quân Tống không dám vượt sông vì chờ viện binh là cánh thuỷ đến tiếp ứng, nhưng cánh quân thuỷ đã bị đánh bại. Chờ mãi, lương thực cạn, thời tiết nóng bức, bệnh tật, quân Tống hai lần tổ chức vượt sông nhưng thất bại. Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt ra đời vào chính lúc này đã khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, đồng thời làm cho quân địch thêm hoang mang, tinh thần suy sụp.
- Nhận thấy thời cơ đã đến, đại quân nhà Lý do Lý Thuờng Kiệt chỉ huy mở cuộc tiến công lớn vào quân Tống ở phía Bắc phòng tuyến Như Nguyệt, tiêu diệt đến quá nữa. Đến đây Lý Thuờng Kiệt nhận thấy có thể kết thúc chiến tranh, dùng " biện sĩ để bàn hoà, không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo an được tôn miếu" nên cử người giảng hoà với quân Tống. Đang trong tình thế sắp bị tiêu diệt, quân Tống vội nhận lời ngay và xin rút quân về nước trong danh dự. Chiến tranh kết thúc.
• Kêta quả, ý nghĩa:
+ Đập tan ý chí xâm lược của nhà Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
+ Cổ vũ và tạo thêm niềm tin, sức mạnh cho các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của ông cha ta ở những thế kỷ sau.

Câu 3 : Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỷ XIII
Nguyên nhân thắng lợi:
- Khối đoàn kết toàn dân đánh giặc:
+ Trần Hưng Đạo - người anh hùng dân tộc đã khẳng định: " Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, ấy là thượng sách giữ nước". Trong thời bình, nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sông nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân. Chính vì thế, khi có giặc ngoại xâm, toàn dân đã hưởng ứng dưới sự lãnh đạo của nhà Trần, sẳn sàng hi sinh vì Tổ Quốc. Từ miền xuôi đến miền ngược, đâu đâu cũng hăng hái khí thế chống giặc, đánh giặc. Giặc bị đánh khắp nơi, ăn không ngon ngủ không yên, bị phục kích trên đường đi và truy kích trên đường về
+ Nhà Trần biết phát huy được sức mạnh, vai trò của nhân dân vào việc thực hiện kế hoạch tác chiến của mình. Ba lần nhân dân kinh thành cùng Triều Đình thực hiện " Vườn không nhà trống" chống giặc, nhân dân giúp đỡ và phối hợp với quân đội Triều Đình trong việc phá đường rút lui của giặc, xây dựng thế trận mai phục ở sông Bạch Đằng.
+ Nhà Trần biết chủ động giải quyết những bất hoà trong nội bộ vương triều, xây dựng khối đoàn kết và ý chí đánh giặc trong Triều Đình ( Hội nghị Bình Than), từ đó nhân rộng khối đoàn kết toàn dân( tiêu biểu là Hội nghị Diên Hồng). Khối đoàn kết toàn dân là nguồn sức mạnh vô địch tạo nên chiêan thắng vẻ vang trong ba lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên.
- Tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân dân nhà Trần:
+ Mặc dù đứng trước kẻ thù mạnh và tàn bạo, nhà Trần vẫn bình tĩnh tự tin sức mạnh và thắng lợi của mình
+ Tinh thần quyết chiến được thể hiện rõ trong câu nói của vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo " xin chém đầu thân trước đã rồi hãy hàng". Lòng căm thù giặc, nung nấu ý chí quyết đánh bại kẻ thù tròng bài " Hịch tướng sỹ" của Trần Quốc Tuấn, ở hình ảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cảm khi không được dự Hội nghị Bình Than bàn kế đánh giặc, câu nói của Trần Bình Trọng " Tà thà làm ma nước Nam chứ không làm vương đất Bắc". Hội nghị Diên Hồng và hai chữ " Sát Thát" khắc trên tay quân lính là sức mạnh, lonhf quyết tâm từ đầu đến cuối cuộc kháng chiến.
- Nghệ thuật đánh giặc của nhà Trần:
+ Để chiến thắng 1 đạo quân thiện chiến nhata bấy giờ, các nhà chính trị và quân sự lỗi thời nhà Trần, đứng đầu là Trần Hưng Đạo đã sử dụng đường lối chiến thuật chiến lược đúng đắn trên cơ sở vận dụng sáng tao và phát huy tính nghệ thuật của ông cha ta.
+ Đường lối đó là " Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh", "Lấy đoãn binh phá trường trận". Với đường lối đó, ba lần kháng chiền nhà Trần đưa địch vào thế khó khăn và chớp đúng thời cơ phản công tiêu diệt, giành thắng lợi quyết định. Trần Hưng Đạo - người a hùng dân tộc tóm tắt nguyên nhân cơ bản giành thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên: " Mới rồi, Toa Đô và Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhưng vì vua tôi đồng lòng, a e hoà mực, cả nước góp sức nên bọn giặc phải chịu bị bắt".
• Ý nghĩa lịch sử:
- Đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập chủ quyền dân tộc, đánh bại 1 kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới hồi bấy giờ
- Khẳng định được sức mạnh, nâng cao lòng tự hào và tự cường chính đáng của dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân ta.
- Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu 1 nước nhỏ nhưng phải luôn chống mạnh kẻ thù lớn mạnh gấp nhiều lần.
- Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.

Câu 4 Cách đánh giặc của nhà Trần:
+ Nhà Trần cùng với nhân dân thực hiện kế hoạch tác chiến " Vườn không nhà trống"
+Xây dựng khối đoàn kết và ý chí đánh giặc trong Triều đình ( Hội nghị Bình Than) tiêu biểu hơn là ( Hội nghị Diên Hồng)
+Sử dụng đuờng lối chiến thuật chiến lược đúng đắn vận dụng sáng tạo những kĩ thuật của ông cha ta "Lấy ít địch nhiều,lấy yếu chống mạnh", " Lấy đoãn binh phá trường trận"
+ Huy động sức mạnh mọi lực lượng, mọi tầng lớp:" Vua tôi hoà hợp", " toàn dân vi binh" cùng nhau ra trận.
+ Khôn khéo rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ đợi và chớp đúng thời cơ phản công giành thắng lợi quyết định.
• Nhận xét:
+ Thấy rõ tinh thần bất khuất, dám đánh, quyết đánh và quyết thắng bất cứ thế lực nào dù hùng mạnh và cường bạo đến đâu mà dám đe doạ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và quyền độc lập tự chủ của dân tộc Việt.
+Khôn khéo bảo toàn lực lượng, chớp lấy đúng thời cơ.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom