Sử 12 [sử 12] CM KH-KT và xu thế toàn cầu hoá

H

hoanghoahongnhung

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

*cách mạng kh-cn
Thời cơ và thách thức của Việt Nam ???
*Xu thế toàn cầu hóa:
Thời cơ và thách thức của Việt Nam???

:khi (31)::khi (8)::M_nhoc2_16:

P/S: Bạn chú ý cách đặt tiêu đề topic đúng quy địnhcủa diễn đàn nhé!
 
Last edited by a moderator:
S

snapninhpro

Thành tựu của cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật.
Trong cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai, loài người đã đạt được những thành tựu kì diệu chưa từng có trên rất nhiều lĩnh vực. Cụ thể như sau:
+ Trong lĩnh vực khoa học cơ bản: Đã thu được nhiều thành tựu to lớn trong tất cả các ngành khoa học cơ bản như: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học và thu được nhiều kết quả nhảy vọt như:
Toán học: Có nhiều phát minh lớn, toán học trở thành một ngành khoa học riêng thâm nhập vào tất cả các bộ môn khoa học khác tạo nên quá trình toán học hóa khoa học diễn ra mạnh mẽ trong thời gian này.
Vật lí học: Đã có những phát minh lớn về lí thuyết hạt nhân, về sóng điện từ, trường điện từ, hiện tượng phóng xạ. Từ những phát minh ấy đã tạo cơ sở để chế tạo ra các công cụ sản xuất mới, vật liệu mới, năng lượng mới, các phương tiện giao thông và thông tin liên lạc mới.
Hóa học: Đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc tìm ra các vật liệu mới như chất dẻo Pô-li-me hoặc là hợp kim của Titan: siêu cứng, siêu bền, siêu sạch, siêu dẫn…
Sinh học: Là sự ra đời của công nghệ sinh học (bao gồm công nghệ sinh hóa, y và dược sinh hóa ), công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ sinh học chống ô nhiễm môi trường đặc biệt là sự ra đời của Công nghệ gen (ADN), công nghệ tế bào đã có tác dụng rất lớn tạo nên cuộc Cách mạng xanh trong nông nghiệp, tạo ra rất nhiều giống mới. Sự kiện gây chấn động trong dư luận thế giới là tháng 3 – 1997, các nhà khoa học đã tạo ra được một con cừu (Đô-li) bằng phương pháp sinh sản vô tính từ một tế bào lấy từ tuyến vú của một con cừu đang có thai. Tháng 6 – 2000, các nhà khoa học của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật và Trung Quốc sau 10 năm hợp tác nghiên cứu đã công bố “Bản đồ gen người”. Đến tháng 4 – 2003, “Bản đồ gen người” mới được giải mã hoàn chỉnh.
+ Phát minh ra các công cụ sản xuất mới.
Năm 1946, đã phát minh ra máy tính điện tử và ngày nay máy tính đã trải qua rất nhiều thế hệ cho phép con người có thể giải hàng triệu phép tính trong 1 giây từ đó tạo nên quá trình tự động hóa trong sản xuất đó là các máy tự động và hệ thống máy tự động. Sự phát minh ra máy tính giúp ích rất nhiều trong quá trình sản xuất của con người.
Sự phát hiện ra các công cụ sản xuất mới đặc biệt là chất bán dẫn điều đó cho phép các ngành công nghiệp điện tử phát triển. Tiếp theo là các vi mạch điện tử cho phép con người có thể sản xuất các loại máy bay siêu âm thanh khổng lồ, các loại tên lửa, tàu vũ trụ, vô tuyến truyền hình, máy thu thanh.
+ Các nguồn năng lượng mới
Tìm ra năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều.
Các vật liệu mới, đặc biệt là chất dẻo Pô-li-me nhẹ hơn thép 8 lần nhưng lại bền hơn nhôm 2 lần có thể dùng trong công nghiệp xây dựng, sản xuất ra các vật liệu cách điện chống cháy, chống thấm nước, dùng trong công nghệ sản xuất vải ni lông, cốc chén, đồ chơi trẻ em, các loại cao su nhân tạo...Việc tìm ra hợp kim của Titan để sản xuất ra vỏ của tàu vũ trụ, các loại công cụ đặc biệt.
Ngoài ra, trong công nghệ chế biến thực phẩm người ta có thể sản xuất được thịt bò, lợn và gà nhân tạo hoặc từ rong biển có thể chế tạo ra hơn 40 loại công nghệ thực phẩm khác nhau, con người còn sản xuất được các loại vải tơ nhân tạo, gốm, sợi thủy tinh…
Trong nông nghiệp: Nhờ thực hiện cuộc cách mạng trong Sinh học mà con người đã tiến tới việc thực hiện “Cách mạng xanh”, tạo điều kiện để nông nghiệp có những bước phát triển nhảy vọt với các loại cây giống có năng suất cao, các loại thuốc bảo vệ động thực vật trong chế biến lương thực thực phẩm.
+ Trong giao thông vận tải, thông tin liên lạc và quân sự.
Trong giao thông vận tải: con người đã chế tạo được các loại ô tô chạy bằng điện hoặc bằng năng lượng mặt trời, các loại máy bay hành khách siêu âm khổng lồ, các loại tàu hỏa chạy với tốc độ cao 300 km/h…
Thông tin liên lạc: phát hiện và chế tạo ra nhiều phương tiện liên lạc mới.
Trong lĩnh vực quân sự: người ta có thể sản xuất ra được các loại vũ khí và phương tiện hiện đại.
Trong những năm gần đây, với những tiến bộ của kĩ thuật điện tử, tin học và viễn thông, công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu. Việc hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet) làm cho công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng sâu trong nền kinh tế và xã hội đưa con người bước sang nền văn minh thứ ba là “Văn minh thông tin”.
=> CM KH_KT đã tăng năng suất lao động, khong ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
 
S

snapninhpro

Xu thế toàn cầu hóa:
A> Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, sau chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.
Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, quốc gia, dân tộc trên thế giới.
***Toàn cầu hóa thể hiện ở các lĩnh vực:
- Quan hệ thương mại quốc tế:
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia
- Sự sát nhập và hợp nhất các công ty thành lập những tập đoàn lớn
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực . Ví dụ như : Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Liên minh châu Âu(EU), Khu vực thương mại tự do ASEAN…
 Sự tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất làm cho Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một hiện thực không thể đảo ngược.
B> Cơ hội
Có thể khẳng định Toàn cầu hóa là một thời cơ hội to lớn đối với tất cả các nước trên thế giới có điều kiện phát triển nền kinh tế. Toàn cầu hóa đã thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao (nửa đầu TK XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần; nửa cuối thế kỉ tăng 5,2 lần),
• Toàn cầu hóa góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế (Đa số các quốc gia đều chuyển từ nền kinh tế Nông nghiệp sang Công nghiệp và Dịch vụ, chuyển từ nền Kinh tế tập trung sang Kinh tế thị trường năng động, mở cửa) tạo điều kiện cho tất cả các nước có điều kiện dễ dàng hợp tác, đầu tư kinh tế ra nước ngoài…
• Là cơ hội cho các nước của Thế giới thứ ba có điều kiện nhận sự đầu tư, sự viên trợ của các nước khác trên thế giới để cải thiện đời sống , phát triển kinh tế, nâng cao giáo dục, y tế…
• Các nước phát triển có nhiều thị trường rộng lớn với sức tiêu thụ cao, lực lượng lao động nhiều giá rẻ … => các công ty xuyên quốc gia phát triển mạnh
• Là thời cơ để các nước Công nghiệp mới như Trung Quốc, Ấn Độ,Thái Lan,Brazil,Nam Phi… tự khẳng định mình trên trường quốc tế cả về kinh tế lẫn chính trị
C> Thách thức:
Bên cạnh những thời cơ mà Toàn cầu hóa đem lại thì nó cũng đặt ra những dấu hỏi, những thách thức lớn cho mỗi quốc gia trên thế giới:
- Toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi quốc gia không kể lớn nhỏ đều phải tiến hành cải cách kinh tế, chính sách để có thể hội nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới. Nếu không có những lối đi đúng đắn, quốc gia đó sẽ không thể phát huy được những mặt lợi từ Toàn cầu mà còn gặp nhiều mặt tiêu cực từ việc hội nhập.
- Các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển phải chịu một sức ép rất lớn từ các nước tư bản lớn khi tham gia vào Toàn cầu hóa. Các công ty tư bản lớn có thị trường rộng lớn, nguồn vốn khổng lồ và kinh nghiệm có thể đè bẹp những công ty nội địa. Vì vậy rủi ro là rất lớn đối với các doanh nghiệp không có sự cải tiến phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm…
- Toàn cầu hóa làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào hố sâu ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước: Những ông chủ thì ngày càng giàu lên nhanh chóng, trong khi đó công nhân lại vẫn nhận được những đồng lương ít ỏi.
- Toàn cầu hóa đem lại sự kém an toàn cho tất cả các hoạt động và đời sống của con người: kinh tế, tài chính, chính trị…
- Nguy cơ bản sắc dân tộc của các quốc gia bị mai một, lấn át của các nền văn hóa khác hoặc bị xâm hại nền độc lập tự chủ về chính trị do kinh tế phải phụ thuộc vào nước khác…
- Sự ảnh hưởng nghiêm trọng của Toàn cầu hóa đến vấn đề ô nhiễm môi trường do sự phát triển không ngừng của công nghiệp đã thải ra môi trường quá nhiều khí thải chưa qua xử lí. Đây là một vấn đề lan giải cần phải tìm ra giải pháp đúng đắn đối với tất cả các nước…
 
Top Bottom