Sử [SỬ 11] Nhà Nguyễn

M

meongocxi

theo mình quy mô : rộng khắp, nơi nào thực dân Pháp xâm chiếm nơi đó nhân dân ta đều nổi dậy .....
lãnh đạo : ở phần mục tiêu mình đã nói qua rồi : vì quyền lợi dân tộc nhân dân ta tạm gác mối thù giai cấp đặt lợi ích dân tộc lên trên vì vậy họ chấp nhận đứng dưới sự lãnh đạo của triều đình phong kiến (Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản.....), vì sau họ tự tách ra thành mặt trận riêng (..)lãnh đạo phần lớn đều xuất thân từ nông dân ( Phan Tôn, Phan Liêm.....)
lực lượng: theo mình không cần ý này vì câu hỏi là đặc điểm cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta=> điều này quá rõ rồi. nếu câu hỏi là đặc điểm phong trào yêu nước trong những năm 1858-1884 thì có thể thêm ý này.
 
I

ilovemyfriendforever

theo mình quy mô : rộng khắp, nơi nào thực dân Pháp xâm chiếm nơi đó nhân dân ta đều nổi dậy .....
lãnh đạo : ở phần mục tiêu mình đã nói qua rồi : vì quyền lợi dân tộc nhân dân ta tạm gác mối thù giai cấp đặt lợi ích dân tộc lên trên vì vậy họ chấp nhận đứng dưới sự lãnh đạo của triều đình phong kiến (Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản.....), vì sau họ tự tách ra thành mặt trận riêng (..)lãnh đạo phần lớn đều xuất thân từ nông dân ( Phan Tôn, Phan Liêm.....)
lực lượng: theo mình không cần ý này vì câu hỏi là đặc điểm cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta=> điều này quá rõ rồi. nếu câu hỏi là đặc điểm phong trào yêu nước trong những năm 1858-1884 thì có thể thêm ý này.


Về phần lực lượng,mặc dù đề đã ghi rõ là “của nhân dân ta”,nhưng mình nghĩ vẫn nên nói rõ ra, “nhân dân” ở đây gồm nhữg tầng lớp tầng lớp-giai cấp nào,bởi trong cuộc kháng chiến chống Pháp thời kỳ này,rất nhiều đại địa chủ hay quan lại PK có tư tưởng thoả hiệp hay thậm chí “có công” trong quá trình xâm ưlựoc của Pháp.

Theo em thì cuộc kháng chiến của Nguyến Tri Phương -Hoàng Diệu và triều đình nhà Nguyễn có thể cầm chân giặc 5 tháng chỉ là nên để vào phần mở rộng.Còn phần lớn vẫn là thái độ bạc nhược của triều đình .Khi quân Pháp tấn công thành Gia Định,mặc dù pháp đang ở trong tình trạng khó khăn /còn ta quân đông,vũ khí và lương thực đều nhiều nhưng quân triều đình vẫn tan rã nhanh chóng.Cho đến khi Nguyến Tri Phương bị thương thì triều đình nhà Nguyễn hòa toàn rút chạy.

Các biểu hiện chứng tỏ triều đình nhà Nguyễn hoàn toàn bạc nhược,đem lãnh thổ dẫn dần trao vào tay giặc:
-giữa lúc phong trào kháng chién của nhân dân ta ngày càng phát triển khiến pháp bối rối thì triều đình lị kí Hiệp ước Nhâm Tuất:nhượng hẳn cho pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì,bồ thường 20 triệu quan,mở cửa biển....
-Triều đình nhà Nguyễn cho lo dốc toàn lực lượng vào việc đàn áp phong trào nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì,tìm cách ngăn trở phong trào chống pháp của nhân dân Nam Kì.
-Triều đình giao tỉnh Vĩnh Long cho pháp khi chúng chỉ mới đưa thư buộc quan lại nhà Nguyễn Giao thành.
-Pháp chiếm được các tỉnh Nam Kì,triều đình vẫn không nghĩ đến việc chiến đấu giành lại các vùng đất đã mất mà vẫn tiếp tục thi hành những chiến sách thiển cận:tăng cường vơ vét,bóc lột nhân dân vừa để thỏa mãn chi dùng vừa có tiền bồi thường chiến phí cho pháp,tiếp tục khước từ những đề nghị cải cách.Triều đình vẫn dùng con đường thương lượng nhằm hạn chế sự "chém cắt"của Pháp.
-Chiến thắng Cầu Giấy lần I là thời cơ thuận lợi để đánh đuổi quan giặc nhưng triều đình Huế lại bỏ lỡ,kí kết 1 bản hiệp ước mới.
-Triều đình nhiều lần yêu cầu nhà cầm quyền pháp ở Nam Kì đem tàu chiến ra giúp đỡ và cầu cứu quân Thanh đánh dẹp lần sóng phẫn nộ của nhân dân.
-Trước hành động xâm lược của Pháp,triều đình cầu cứu quân Thanh.

Tuy vậy cũng phải nói rằng triều đình Huế từ đầu cũng có ý thức kháng chiến nhưng do có nhiều thất bại cùng với việc vũ khí quân ta quá lạc hậu,thô sơ so với tàu chiến,vũ khí tối tân của pháp nên đã tỏ ra vô cùng bạc nhược.


Hihi,thế em nghĩ thế nào về cuộc kháng chiến ở Hà Nội khi Pháp đánh hà Nội lần thứu nhất của Nguyễn Tri Phương và con trai Nguyễn Lâm-của viên Chưởng cơ(ở ô Quan Trưởng-hay ô Thanh hà)??????????
Ko thể phủ nhận họ được.Mặc dù triều đình nhiều phen bán nước,nhưug đó ko phải là chủ trương của toàn bộ triều đình,rất nhiều quan lại(như phe chủ chiến)vẫn có tinh thần kháng Pháp và ngày đêm tập hợp lực lượg chống Pháp.
 
Last edited by a moderator:
U

undomistake

cho mình hỏi cái khái niệm "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" là sao vậy mọi người? :-s, khó hiểu quá
 
M

maihuyenmin

Ám sát cá nhân?????
Vậy khởi nghĩa của Trương Định;Trương Quyền;Lưu Vĩnh Phúc;… cũng chỉ là ám sát cá nhân ha ?Họ tổ chức nhiều trận tập kích,thực hiện chiến tranh du kích nhằm đánh Pháp và triều đình PK đầu hàng chứ ko chủ trương khủng bố-ám sát cá nhân.

Nếu thấy các cuộc k/chiên’ trên mang tính áp sát cá nhân,ban co’ thể CM ko???

Yên tâm,nếu có ý kiến gi` ban cư’ noi’. :)

tớ không nói khởi nghĩa của Trương Định, Lưu Vĩnh Phúc mang tính chất ám sát cá nhân :D
ý tớ là hầu hết các cuộc khởi nghĩa trong giai đoạn này chưa có đường lối rõ ràng trong hình thức, chủ trương... để có đủ sức mạnh đánh đổ đế quốc Pháp, vì thế nó không hiệu quả...
Nguyên nhân nữa cũng là do những người lãnh đạo cách mạng giai đoạn này xuất thân từ tầng lớp nông dân... họ chỉ đấu tranh tự phát, chưa có tầm nhìn xa,chưa được tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ... vì thế thất bại là khó tránh khỏi :)
cho mình hỏi cái khái niệm "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" là sao vậy mọi người? :-s, khó hiểu quá
theo mình hiểu "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" nghĩa là nước tiến hành chiến tranh sẽ lợi dụng chiến tranh để vơ vét sức người sức của của nước bị xâm chiếm, phục vụ lại cho mục đích chiến tranh của họ, tức là vơ vét của cải, lương thực... để nuôi quân đội, binh lính... v.v... :)
 
I

ilovemyfriendforever

Nguyên nhân nữa cũng là do những người lãnh đạo cách mạng giai đoạn này xuất thân từ tầng lớp nông dân... họ chỉ đấu tranh tự phát, chưa có tầm nhìn xa,chưa được tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ... vì thế thất bại là khó tránh khỏi :)


Hic,họ ko phải xuất thân hầu hết từ NDân,mà từ quan lại hay sĩ phu yêu nước.Nếu bạn để ý tới các vị lãnh tụ của các cuộc khág chiến,có thể thấy điều đó.

“Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”,theo mình hiểu là vừa tiến hành chiến tranh bằng quân sự và Ktế,vừa thực hiện chiến tranh vừa thực hiện bóc lột hoặc đầu tư phát triển KTế nhằm tạo tiền đề về Ktế để tiếp tục duy trì và phát triển chiến tranh,đưa chiến tranh đi tới thắng lợi và giảm tối đa thiệt hại của chiến tranh.

@:Nhận địh cá nhân
 
L

lunxinh_1609

Theo em thì "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh "có nghĩa là thế này ạ:

Đến giữa thế kỉ XIX,khi mấu thuẫn Anh - Pháp tạm thời dịu bớt để tạo liên minh xâu xé Trung Quốc (1856),Chính phủ Pháp quyết định đem quan đánh chiếm VN và thực hiện âm mưu :"lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" - thực hiện cuộc xâm lược VN để có cơ hội khai thác thuộc địa về mặt kinh tế,bóc lột nhân dân để có đủ kinh phí và các điều kiện cần thiết để tiếp tục chiến tranh xâu xé TQ.(Vì Vn là 1 nước rất gần trung quốc,có điều kiện tự nhiên thuận lợi,đạc biệt ở vn đã có nhiều giáo sĩ người pháp tích cực hoạt động,gây cơ sở cả Nam lẫn Bắc,trong đó nhiều người đi tiên phong vạch đường cho chiến tranh xâm lược của Pháp.)

Đây chỉ là những suy nghĩ của cá nhân em...không biết có đúng không:-SS
 
I

ilovemyfriendforever

Tiếp về nhà Nguyễn nhá.

Việc Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp Cuối thế kỷ XIX có là “một tất yếu Lịch Sử” ?

Hãy chứng minh ý kiến của bản thân.
 
M

meongocxi

trong lịch sử dân tộc , triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử dân tộc , cũng là triều đại trị vì đất nước trong bối cảnh có nhiều biến cố lớn của thời đại.
trên thế giới các cuộc cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy các nước châu Âu phát triển nhanh về kinh tế, các nước này ngày càng có nhu cầu lớn về nguyên liệu , nhân công, thị trường, là nhu cầu cấp thiết của chúng. Trong khi đó nhìn sang các nước phương Đông đất đai rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú , nguồn nhân công dồi dào và là thị trường tiêu thụ rộng lớn ...Thời kì này các nước châu á trong đó có Việt Nam đang trong thời kì phong kiến suy vong , đến thế kỉ XVII Anh cũng định chiếm đảo Côn Lôn. Tiếp đến là các giáo sĩ sang truyền đạo và họ đã thông qua con đường buôn bán, truyền bá đạo thiên chúa để nhòm ngó và xâm nhập vào VN ( dò la đường đi, nắm tình hình dân chúng, vẽ bản đồ, lập kế hoạch cho chính phủ Pháp). Thông qua hội truyền giáo ta thấy trong bối cảnh các nước phương Đông bị nhòm ngó thì VN cũng không thể tránh khỏi là điều đương nhiên
Việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX một phần là do nguyên nhân khách quan xuất phát từ âm mưu tham vọng, bành trướng, chạy đua vũ trang xâm lược phương Đông của chúng, vì những nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ cũng phải chịu chung số phận trước sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây thì VN cũng không phải là trường hợp biệt lệ. Thực ra trong bối cảnh lịch sử giữa thế kỉ XIX thì việc VN phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân là điều khó tránh khỏi nhưng việc để mất nước thì không phải là tất yếu và cũng không phải là không thể tránh khỏi. Trong bối cảnh đó nhiều nước phương Đông đã thực hiện đường lối chiến lược , sách lược đúng đắn để đưa đất nước đi lên mà điển hình là Xiêm và Nhật Bản thế nhưng triều đình nhà Nguyễn chọn con đường bảo thủ, lạc hậu không chịu canh tân đất nước, không huy động , phát huy được sức mạnh, tinh thần chiến đấu của nhân dân.
Đồng thời truyền thống và lịch sử VN cũng chứng minh điều đó, bởi trong các thế kỉ trước và cả những thập kỉ tiếp theo nhân dân ta đã đánh thắng những tên ngoại xâm hùng mạnh, gần như là bá chủ thế giới, tham vọng của chúng hung hãn không kém tư bản châu Âu khi chúng xâm lược phương Đông. Hay nhìn rộng ra cách mạng nước ta trong những năm 1945-1946, chính quyền vừa mới thành lập còn non trẻ, phải đối mặt với thù trong giặc ngoài , đất nước rơi vào tình thế" ngàn cân treo sợi tóc" , còn gặp nhiều khó khăn hơn so với thời kì này, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chính phủ, chủ tịch HCM với đường lối chiến lược đúng đắn đã đưa nước ta vượt qua mọi khó khăn, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
như vậy VN rơi vào tay thực dân Pháp cuối TK XIX là do nhiều nguyên nhân , nhưng nguyên nhân chính là nguyên nhân bên trong, thuộc về trách nhiệm của nhà Nguyễn chứ không phải là " một tất yếu lịch sử"

có gì mọi người góp ý thêm nhé!
 
T

tran.hoang.khang.n.t.y@gmail.com

phong trào chống pháp của nhân dân ta chia làm hai giai đoạn:
1858-1862 và 1862-1884
* 1858-1862 :1-9-1858 khi liên quân tây ban nha-pháp đổ bộ lên bán đảo sơn trà nhân dân ta đã anh dũng chống trả dưới sự lãnh đạo của nguyễn tri phương=> quân pháp gặp nhiều khó khăn.
làm biếng thậc á hihi............. chúc may mắn nha:D
 
Top Bottom