Sử [SỬ 11] Nhà Nguyễn

J

jong1994

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[Lịch sử 11] Việt Nam thời Nguyễn cuối thế kỉ XIX

Gíup tớ với :)

Việc VN mất nước cuối TK 19 là khách quan hay chủ quan? Gỉai thích :(
Nêu trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước :D :D

Gíup với nha ;):-SS

Lần sau em nhớ post bài đúng quy định của diễn đàn nhé!
 
Last edited by a moderator:
M

meongocxi

câu hỏi: 1,Phân tích mặt hạn chế và tích cực của nhà Nguyễn.
2. Đánh giá trách nhiệm nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.

câu 1.
1.Hạn chế
-Sự ra đời của nhà Nguyễn dựa trên thấng lợi của tập đoàn phong kiến phản động,có sự giúp đỡ của tư bản nước ngoài đối với một triều đại tương đối tiến bộ trong lịch sử là triều đại Tây Sơn. Vì vậy ngay từ khi thành lập , triều Nguyễn đã không nhận được sự ủng hộ của đong đảo quần chúng nhân dân.
- Sau hơn nửa thế kỉ (1802-1858) nhà Nguyễn với tư cách là nguòi quản lí đất nước đã thi hành nhũng chính sách lỗi thời, lạc hậu, bảo vệ quyền lợi của dòng họ, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, làm cho thế nước ngày một suy yếu, kinh tế nông thương nghiệp sa sút, thương nghiệp bế tắc, tài chính khô kiệt, mâu thuẫn xã hội sâu sắc, chính sách ngoại giao thiếu khôn khéo, tỉnh táo. Nhũng yếu tố từng làm nên sức mạnh của các vương triều trước đây:" trên dưới đồng lòng, anh em hoà hợp, cả nước góp sức" đã không còn, đất nước ta rơi vào tình trạng khó khăn khi phải đối phó với âm mưu xâm lược ráo riết của tư bản Pháp.
- Từ 1858-1884 nhaf Nguyễn với tư cách là nhà lãnh đạo và tổ chức cuộc kháng chiến chống Pháp đã không biết dựa vào sức dân, áp dụng những chiến thuật tác chiến sai lầm, bị động mang nặng tư tưởng cầu hoá, bỏ lỡ nhiều cơ hội. Xuất phát từ những toan tính hẹp hòi muốn bảo toàn truyền thống trị của giai cấp mình, triều đình Tự Đức đã quay lưng lại với cuộc kháng chiến của nhân dân từ chống cự yếu ớt đến đầu hàng, lần lượt kí các hiệp ước thừa nhận quyền thống trị của Pháp trên toàn đất nước Việt Nam
- Nhà Nguyễn bảo thủ, cố chấp, khước từ mọi đề nghị cải cách tiến bộ, nhiều tư tưởng cải cách mới xuất hiện trong một số quan lại tức thời nhưng chưa tạo thành một làn sóng sâu rộng trong xã hội. Lực cản của những giáo điều Nho học lạc hậu cùng với phái thủ hiểm chiếm số đông trong triều đình đã khiến cho những tư tưởng cải cách nước ta không thể thực hiên được.
2. Đóng góp
-Cuộc cải cách hành chính của MInh Mạng đã có đóng góp tích cực vào lịch sử dân tộc. Hệ thống hành chính thời Nguyễn tập trung và gọn nhẹ hơn các triều đại trước, cow cấu tổ chức chặt chẽ hơn
-Triều Nguyễn óc nhiều chính sách khẩn hoang, phong phú, sáng tạo góp phần tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, bảo vệ trị an cho những vùng đất mới.
-Dưới triều Nguyễn giáo dục khoa cuwr có bước phát triển mới, tuyển được nhiều người tài
-Dưới triều Nguyễn có sự phát triển về văn hoá, khoa học nhất là lịch sử :Đại nam thực lục, Việt triều hiến chương loại chí
-Vương triều Nguyễn đã xây dựng kinh đô Huế có quy mô rộng lớn, kiên cố, quần thể kiến trúc kinh đô Huế có giá trị là di sản văn hoá thế giới
 
Last edited by a moderator:
I

ilovemyfriendforever

trước tiên phải cảm ơnbạn123... vì đã đăng bài này lên,Tuy nhiên chủ đề này đã trùng vs1 topic có trogn diễn đàn,vì vậy mình sẽ gộp chủ đề của bạn vào chủ đề trước nhé!
 
M

meongocxi

câu 2.
thực tế cho thấy để chiến thắng trước các thế lực ngoại xâm cần có các yếu tố: phải có một nền chính trị ổn định, kinh tế vững mạnh, một đường lối đúng đắn và bộ máy lãnh đạo sáng suốt
trách nhiệm nhà Nguyễn
a. Trước khi Pháp xâm lược
Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt :chính trị:nhà Nguyễn xây dựng một chính quyền chuyên chế độc đoán, tăng cường bảo vệ quyền lợi của dòng họ, lấy chỗ dựa là địa chủ, cường hào. kinh tế thì sa sút, công thương nghiệp bế tắc, xã hội mâu thuẫn,nhũng cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ...Những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã đặt nước ta vào tình thế hết sức bất lợi trước sự xâm lược của tư bản phương tây:tài lực, vật lực khánh kiệt, lòng dân li tán, binh sĩ bạc nhược, kém cỏi...Những bài học về "khoan thư sức dân" "thực túc binh thường" của các thế hệ trước , thì nhà Nguyễn đều không đáp ứng được vì thế khi Pháp xân lược thì quân và dân của nhà đã hết, sức đã kiệt, nhà Nguyễn không phát động được 1 cuộc kháng chiến toàn dân. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp.
=> như vậy trách nhiệm của nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược
b.Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp
-Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc (dẫn chứng)
-Triều đình đã xhonj đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng(d/c: lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng)
-Triề đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp.
-Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.
- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọ đề nghị canh tân , đổi mới đất nước.
 
W

wonderwhy1994

vì sao Pháp lại chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đàu tiên vây các bạn ???
mong thầy và các bạn giúp cho ???
thanks
 
Last edited by a moderator:
M

meongocxi

Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên vì:
- Đà Nẵng là 1 hải cảng sâu và rộng, tàu chiến của Pháp có thể ra vào dễ dàng, lại nằm trên đường thiên lí bắc nam
-Hậu phương của Đà Nẵng là vùng đồng bằng Nam-Ngãi có thể lợi dụng được thực hiện âm mưu lấy chiến tranh nuôi chiến tranh
- ĐN gần kinh thành Huế,chỉ cách Huế khoảng 100 km, qua đèo Hải Vân
- Tại đây có nhiều người theo đạo thiên chúa giáo và một số gián điệp đội lốt thầy tu hoạt động từ trước

sao dạo này diễn đàn mờ nhạt quá mọi người ơi? nghỉ hè ùi mà, t còn bận ôn thi nên cũng không có thời gian, nhưng nếu ai dảnh thì đóng góp cho diễn đàn đi,hi
 
Last edited by a moderator:
L

lunxinh_1609

Câu này nè:D
Trong Phan Bội Châu niên biểu có nói "Trông bánh xe đã đổ trước,thay đổi con đờng thất bại,tìm kiếm con đường thành công"
--->Từ những sự kiện cụ thể về cuộc đời Phan Bội Châu hãy bình luận ý kiến trên:)>-

Chúc các bác làm tốt:D
 
I

ilovemyfriendforever

Câu này nè:D
Trong Phan Bội Châu niên biểu có nói "Trông bánh xe đã đổ trước,thay đổi con đờng thất bại,tìm kiếm con đường thành công"
--->Từ những sự kiện cụ thể về cuộc đời Phan Bội Châu hãy bình luận ý kiến trên:)>-

Chúc các bác làm tốt:D




Nếu ko ai có ý kiến thì chị làm thử nhé!
Trước tiên giới thiệu về PBC:Sinh 26/12/1867.tại Nam Đàn-Nghệ An,tên cũ là Phan Văn San,hiệu là Sào Nam…16tuổi-17 tuổi-19tuổi….(cái này hình như sgk có)…
Sau đó đi bình luận câu nói:
-“Trôg bánh xe đã đổ trước” chính là trôg vào các phong trào đấu tranh chống Pháp thời kỳ trước như Ptrào Cần Vương theo con đường Pkiến đã thất bại,đánh dấu sự thất bại của con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng Pkiến cũng như vai trò lãnh đạo của giai cấp Pkiến Vnam.
-Đứng trước tình hình đó,đòi hỏi phải có 1 con đường cứu nước mới giải phóng dân tộc.Từ cuối XIX,đầu XX,các tu tưởng cứu nước dân chủ tư sản ở các nước P.tây tư tưởng của Mông-te-xki-ơ,Ru-xô,…được dịch sang tiếp Hán và nhu nhập vào VN,hay tư tưởng Duy Tân của Minh Trị,CM Tân Họi ở TQ thành công đã ảnh hưởng to lớn tới các sĩ phu yêu nước VN,trong đó có PBC.Từ năm 1903,ông bđầu tìm đọc tân thư,tân văn,tiếp thu các tư tưởng tiến bộ ở bên ngoài.
-PBC thấy rằng,muốn cứu nước,ko thể đi theo con đường PK mà phải đi theo con đường DCTSản,vì vậy,từ năm 1904,ông hoạt động trong PTCM Vnam,Nhật,…thực hiện con đường cứu nước theo khuynh hướng DCTS của mình(Tức là thay đổi con đường Pkiến thất bại,tìm kiếm thành công ở con đường cứu nước DCTSản) nhằm đánh đổ TD Pháp,giải phóng dân tộc Vnam.Từ con đường cứu nước Pkiến PBC đã tiếp thu con đường cứu nước DCTSản,đi theo con đường CM DCTS:
Sau đó trình bày hoạt động cứu nước theo khuynh hướng DCTS của PBC:
-1904:
-1905:
-1905->1908
…(SGK nhá).
Như vậy,PBC đã nhận thức được những hạn chế của con đường cứu nước Pkiến,trông thấy :bánh xe đã đổ trước” ,không đi vào vết xe đổ của Ptrào cứu nước thời kỳ trước mà tiếp thu con đường cứu nước DCTSản,hoạt động cứu nước theo khuynh hướng DCTSản,đi tìm thành công cho con đường cứu nước DCTS vs mục tiêu cuối cũng là giải phóng dân tộc Vnam.
 
M

meongocxi

tiếp nè: từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta 1858 đến 1884 triều đình nhà Nguyễn đã kí những hiệp ước đầu hàng nào? nêu tóm tắt nội dung từng hiệp ước? qua đó từng bước làm rõ quá trình đầu hàng của triều đình phản động nhà Nguyễn?
 
M

meoconnhinhanh97

tiếp nè: từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta 1858 đến 1884 triều đình nhà Nguyễn đã kí những hiệp ước đầu hàng nào? nêu tóm tắt nội dung từng hiệp ước? qua đó từng bước làm rõ quá trình đầu hàng của triều đình phản động nhà Nguyễn?
theo em thì triều đình nhà nguyễn đã kí 3 hiệp ước đầu hàng
*hiệp ước nhâm tuất:5/6/1862 8-}
nội dung:pháp dc toàn quyền chiếm 3 tỉnh miền tây nam kì và đảo côn lôn
mọi quỳên hành được về tay pháp
dân pháp có thể tự do buôn bán,xâm phạm lãnh thổ
đứng giữa hiệp ước này thì nhân dân lại càng căm phẫn vực dậy đấu tranh
triều đình :bảo thủ thiếu quyết tâm chống pháp trong khi đó pháp luôn tìm cáchchinh phục từng mãnh địa của ta
*hiệp ước hác-măng:25/8/1883b-(
vs hiệp ước này pháp đc toàn quyền lộng hành chiếm dc 3 tỉnh miền đông nam kì
(chỉ biết thế này thôi,8-})b-(
*hiệp ước hác-măng patơnot:6/6/1884:)>-
vs hiệp ước này thực dân pháp dc toàn quyền đô hộ VN
chia nc ta thành 3 kì bắc kì trung kì và nam kì
mỗi kì có 1 chế độ cai trị riêng biệt
vàvs hiệp ước này,giai cấp pk việt nam chính thức đầu hàng,trở thành tay sai cho giặc.nhà nc pk VN sụp đổ.nc VN độc lập trở thành nc địa chủ nửa pk
@@:;)) 8-}
 
I

ilovemyfriendforever

theo em thì triều đình nhà nguyễn đã kí 3 hiệp ước đầu hàng
*hiệp ước nhâm tuất:5/6/1862 8-}
nội dung:pháp dc toàn quyền chiếm 3 tỉnh miền tây nam kì và đảo côn lôn
mọi quỳên hành được về tay pháp
dân pháp có thể tự do buôn bán,xâm phạm lãnh thổ
đứng giữa hiệp ước này thì nhân dân lại càng căm phẫn vực dậy đấu tranh
triều đình :bảo thủ thiếu quyết tâm chống pháp trong khi đó pháp luôn tìm cáchchinh phục từng mãnh địa của ta
*hiệp ước hác-măng:25/8/1883b-(
vs hiệp ước này pháp đc toàn quyền lộng hành chiếm dc 3 tỉnh miền đông nam kì
(chỉ biết thế này thôi,8-})b-(
*hiệp ước hác-măng patơnot:6/6/1884:)>-
vs hiệp ước này thực dân pháp dc toàn quyền đô hộ VN
chia nc ta thành 3 kì bắc kì trung kì và nam kì
mỗi kì có 1 chế độ cai trị riêng biệt
vàvs hiệp ước này,giai cấp pk việt nam chính thức đầu hàng,trở thành tay sai cho giặc.nhà nc pk VN sụp đổ.nc VN độc lập trở thành nc địa chủ nửa pk
@@:;)) 8-}

qua đó từng bước làm rõ quá trình đầu hàng của triều đình phản động nhà Nguyễn?

Thiếu rôi` em.Con` y’ thứ 2 nữa!!!!!!Với lại ko chỉ co’ 2 bản hiệp ước đâu em.Em thiêu’ 1 bản rồi.
:)
 
M

meongocxi

-triều đình nhà Nguyễn đã kí 4 bản hiệp ước đầu hàng em ạ( về nội dung với câu hỏi này em có thể tham khảo trong sgk là đủ)
-ý thứ hai:em có thể đi theo hai cách
+c1: sau khi nêu từng hiệp ước em có thể đánh giá luôn cũng được => rút cuối cùng rút ra nhận xét ,qua đó thấy được quá trình đầu hàng ..
+c2: sau khi nêu hết 4 hiệp ước ra rồi em rút ra kết luận : triều đình nhà Nguyễn lúc đầu có đứng lên chống Pháp, từ chống cự yếu ớt dần dần đi đến đầu hàng ,chỉ nghĩ đến quyền lợi dòng tộc , đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và dân tộc.. lần lượt kí các hiệp ước đầu hàng, đặc biệt với việc kí hiệp ước Hắc-măng và hiệp ước Pa tơ nốt Việt Nam từ nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.........( em cần nói kĩ vì đây cũng là 1 ý khá quan trọng)

câu tiếp: đặc điểm cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1884?

mình trả lời lun nè! có gì mọi người góp ý nhóe!
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1884 có 1 số đặc điểm sau:
1.Cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra rất kịp thời , chủ động : nhân dân ta có ý thức bảo vệ nền độc lập dân tộc rất cao , họ không trông chờ ỷ lại vào bất kì 1 mệnh lệnh hoặc lời kêu gọi nào của triều đình ban ra. HỌ chống Pháp vì tinh thần độc lập dân tộc. Ý thức thường trực đó đã xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc ( lấy dẫn chứng nhân dân ta chủ động chống Pháp ngay từ khi chúng đặt chân lên bán đảo SƠn Trà đến khi nhà Nguyễn đầu hàng )

2. Cuộc kháng chiến diễn ra bền bỉ, liên tục, lớp trước ngã xuống lớp sau lai đứng lên quyết tâm đánh đến cùng với những tấm gương hi sinh anh dũng. Ngay cả khi bị triều đình bỏ rơi , ngăn cản phong trào vẫn diễn ra sôi nổi.

3. Mục tiêu đấu tranh: vì độc lập dân tộc nhân dân sẵn sàng tạm gác mối thù giai cấp đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết vì vậy họ tình nguyện đứng dưới ngọn cờ của triều đình để kháng chiến. Khi triều đình phản bội quyền lợi dân tộc , cắt đất cầu hòa nhân dân đã nhanh chóng kết hợp giữa nhiệm vụ chống xâm lược với chống phong kiến đầu hàng, từ đây nhân dân ta tách ra thành mặt trận chống Pháp riêng không lệ thuộc vào triều đình , giặc đi đến đâu lập tực bị đánh ở đó , ..

4. Hình thức chiến đấu : nhân dân chiến đấu bằng mọi vũ khí trong tay , sáng tạo ra nhiều cách đánh như đánh chìm tàu, tập kích, tự tay đốt nhà...... Họ kháng chiến bằng nhiều hình thức trên cả mặt trận quân sự, ngoại giao bằng tất cả sức lực, tinh thần mưu trí và dũng cảm .....

5. Hạn chế: thiếu đường lối đấu tranh , không thống nhất lực lượng kháng chiến nên chưa tạo thành một phong trào rộng lớn có quy mô và tổ chức chặt chẽ
 
Last edited by a moderator:
I

ilovemyfriendforever

mình trả lời lun nè! có gì mọi người góp ý nhóe!
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1884 có 1 số đặc điểm sau:
1.Cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra rất kịp thời , chủ động : nhân dân ta có ý thức bảo vệ nền độc lập dân tộc rất cao , họ không trông chờ ỷ lại vào bất kì 1 mệnh lệnh hoặc lời kêu gọi nào của triều đình ban ra. HỌ chống Pháp vì tinh thần độc lập dân tộc. Ý thức thường trực đó đã xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc ( lấy dẫn chứng nhân dân ta chủ động chống Pháp ngay từ khi chúng đặt chân lên bán đảo SƠn Trà đến khi nhà Nguyễn đầu hàng )

2. Cuộc kháng chiến diễn ra bền bỉ, liên tục, lớp trước ngã xuống lớp sau lai đứng lên quyết tâm đánh đến cùng với những tấm gương hi sinh anh dũng. Ngay cả khi bị triều đình bỏ rơi , ngăn cản phong trào vẫn diễn ra sôi nổi.

3. Mục tiêu đấu tranh: vì độc lập dân tộc nhân dân sẵn sàng tạm gác mối thù giai cấp đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết vì vậy họ tình nguyện đứng dưới ngọn cờ của triều đình để kháng chiến. Khi triều đình phản bội quyền lợi dân tộc , cắt đất cầu hòa nhân dân đã nhanh chóng kết hợp giữa nhiệm vụ chống xâm lược với chống phong kiến đầu hàng, từ đây nhân dân ta tách ra thành mặt trận chống Pháp riêng không lệ thuộc vào triều đình , giặc đi đến đâu lập tực bị đánh ở đó , ..

4. Hình thức chiến đấu : nhân dân chiến đấu bằng mọi vũ khí trong tay , sáng tạo ra nhiều cách đánh như đánh chìm tàu, tập kích, tự tay đốt nhà...... Họ kháng chiến bằng nhiều hình thức trên cả mặt trận quân sự, ngoại giao bằng tất cả sức lực, tinh thần mưu trí và dũng cảm .....

5. Hạn chế: thiếu đường lối đấu tranh , không thống nhất lực lượng kháng chiến nên chưa tạo thành một phong trào rộng lớn có quy mô và tổ chức chặt chẽ


Hihi,còn Quy mô của các cuộc kháng chiến?Lãnh đạo và lực lượng tham gia?????????

:)
 
M

meoconnhinhanh97

Hihi,còn Quy mô của các cuộc kháng chiến?Lãnh đạo và lực lượng tham gia?????????

:)
theo em thì
quy mô:lúc đầu diễn ra trên quy mô hẹp chỉ ở khu vực đà nẵng :-SSsau đó thì mở rộng ra khắp cả nước:)| :)>- b-(
lực lượng tham gia:chủ yếu là nông dân và công nhân trên khắp cả nước
|-) |-) |-) |-)
lãnh đạo:những tướng sĩ yêu nước
.....................................................................
 
I

ilovemyfriendforever

theo em thì
quy mô:lúc đầu diễn ra trên quy mô hẹp chỉ ở khu vực đà nẵng :-SSsau đó thì mở rộng ra khắp cả nước:)| :)>- b-(

Chưa chính xác lắm.Vì khi Pháp đánh ĐNẵg thì Đốc hoc Phạm Văn Nghi cũng đem quân từ Nđịnh ra chiến đấu.

lực lượng tham gia:chủ yếu là nông dân và công nhân trên khắp cả nước
|-) |-) |-) |-)

Hic.giai cấp CNhân VN thời kỳ này chưa hìh thành,lực lượng còn quá yếu,và còn chưa được gọi là tầng lớp cơ.


lãnh đạo:những tướng sĩ yêu nước
.....................................................................

Thế như Phạm Văn Nghị,Trần Thiện Chính( 1 Tri Huyện bị cách chức),Nguyễn Đình Chiểu cũng là tướng sĩ hả em?????????
 
L

lunxinh_1609

Theo em thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta với TD pháp từ 1858 đến 1884
Được chia thành 4 giai đoạn:
-Cuộc kháng chiến chống pháp ở Gia định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ 1859 đến 1862.
-Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau hiệp ước 1862.
-Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì sau 2 lần pháp tiến đánh Bắc Kì.
-Thực dân pháp tấn công cửa biển Thuận An cùng với 2 hiệp ước 1883 - 1884.

Điều đặc biệt,cuộc kháng chiến chống pháp của quần chúng nhân dân luôn bị quân đội triều đình nhà Nguyễn chặn đứng,thẳng tay đàn áp,ra lệnh giải tán.Bằng chứng là trong lúc pháp gặp nhiều khó khăn trước phong trào kháng chiến của nhân dân thì triều đình lại kí kết các hiệp ước.--->Triều đình bạc nhược đã dần đánh mất lãnh thổ,tự nguyện giao đất nước vào tay quân thù đặc biệt gây nên tâm lí bất bình lớn cho đại bộ phận nhân dân và sĩ phu yêu nước.

hình thức chiến đấu:
-Giai đoạn đầu,tất cả các tầng lớp nhân dân từ sĩ phu đến nông dân đều đấu tranh dưới nhiều hình thức như đấu tranh bằng văn thơ,bằng sự bất hợp tác,bằng khởi nghĩa vũ trang,trong đó khởi nghĩa vũ trang là tiêu biểu nhất.
-Hạn chế:tuy diễn ra trên pham vi rộng lớn nhưng lại phân tán không liên kết,vũ khí thô sơ lạc hậu,phương pháp cách thức đấu tranh chưa thay đổi.

Quy mô:theo các giai đoạn,cuộc kháng chiến của nhân dân ta lan rộng ra toàn cả nước

Lực lượng tham gia:quần chúng nhân dân (bao gồm nông dân và công nhân) và sĩ phu yêu nước

Em chỉ nói thêm mấy ý thế thui ạ...có j các a/c bổ sung thêm nha:D
 
M

maihuyenmin

bổ sung thêm là đấu tranh còn mang tính tự phát, chưa có đường lối, chủ trương rõ ràng...
mang tính ám sát cá nhân chứ không có ý thức đánh đổ đế quốc... :)
 
I

ilovemyfriendforever



Điều đặc biệt,cuộc kháng chiến chống pháp của quần chúng nhân dân luôn bị quân đội triều đình nhà Nguyễn chặn đứng,thẳng tay đàn áp,ra lệnh giải tán.Bằng chứng là trong lúc pháp gặp nhiều khó khăn trước phong trào kháng chiến của nhân dân thì triều đình lại kí kết các hiệp ước.--->Triều đình bạc nhược đã dần đánh mất lãnh thổ,tự nguyện giao đất nước vào tay quân thù đặc biệt gây nên tâm lí bất bình lớn cho đại bộ phận nhân dân và sĩ phu yêu nước.





Thế em nghĩ thế nào về cuộc kháng chiến của Nguyễn Tri Phương-Hoàng Diệu.Hay ở ĐNẵng,khi Pháp tấn công quân triều đình đã cùng nhân dân khánh chiến,giam chân Pháp ở đây suốt 5 tháng?

bổ sung thêm là đấu tranh còn mang tính tự phát, chưa có đường lối, chủ trương rõ ràng...
mang tính ám sát cá nhân chứ không có ý thức đánh đổ đế quốc... :)


Ám sát cá nhân?????
Vậy khởi nghĩa của Trương Định;Trương Quyền;Lưu Vĩnh Phúc;… cũng chỉ là ám sát cá nhân ha ?Họ tổ chức nhiều trận tập kích,thực hiện chiến tranh du kích nhằm đánh Pháp và triều đình PK đầu hàng chứ ko chủ trương khủng bố-ám sát cá nhân.

Nếu thấy các cuộc k/chiên’ trên mang tính áp sát cá nhân,ban co’ thể CM ko???

Yên tâm,nếu có ý kiến gi` ban cư’ noi’. :)
 
Last edited by a moderator:
L

lunxinh_1609

Theo em thì cuộc kháng chiến của Nguyến Tri Phương -Hoàng Diệu và triều đình nhà Nguyễn có thể cầm chân giặc 5 tháng chỉ là nên để vào phần mở rộng.Còn phần lớn vẫn là thái độ bạc nhược của triều đình .Khi quân Pháp tấn công thành Gia Định,mặc dù pháp đang ở trong tình trạng khó khăn /còn ta quân đông,vũ khí và lương thực đều nhiều nhưng quân triều đình vẫn tan rã nhanh chóng.Cho đến khi Nguyến Tri Phương bị thương thì triều đình nhà Nguyễn hòa toàn rút chạy.

Các biểu hiện chứng tỏ triều đình nhà Nguyễn hoàn toàn bạc nhược,đem lãnh thổ dẫn dần trao vào tay giặc:
-giữa lúc phong trào kháng chién của nhân dân ta ngày càng phát triển khiến pháp bối rối thì triều đình lị kí Hiệp ước Nhâm Tuất:nhượng hẳn cho pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì,bồ thường 20 triệu quan,mở cửa biển....
-Triều đình nhà Nguyễn cho lo dốc toàn lực lượng vào việc đàn áp phong trào nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì,tìm cách ngăn trở phong trào chống pháp của nhân dân Nam Kì.
-Triều đình giao tỉnh Vĩnh Long cho pháp khi chúng chỉ mới đưa thư buộc quan lại nhà Nguyễn Giao thành.
-Pháp chiếm được các tỉnh Nam Kì,triều đình vẫn không nghĩ đến việc chiến đấu giành lại các vùng đất đã mất mà vẫn tiếp tục thi hành những chiến sách thiển cận:tăng cường vơ vét,bóc lột nhân dân vừa để thỏa mãn chi dùng vừa có tiền bồi thường chiến phí cho pháp,tiếp tục khước từ những đề nghị cải cách.Triều đình vẫn dùng con đường thương lượng nhằm hạn chế sự "chém cắt"của Pháp.
-Chiến thắng Cầu Giấy lần I là thời cơ thuận lợi để đánh đuổi quan giặc nhưng triều đình Huế lại bỏ lỡ,kí kết 1 bản hiệp ước mới.
-Triều đình nhiều lần yêu cầu nhà cầm quyền pháp ở Nam Kì đem tàu chiến ra giúp đỡ và cầu cứu quân Thanh đánh dẹp lần sóng phẫn nộ của nhân dân.
-Trước hành động xâm lược của Pháp,triều đình cầu cứu quân Thanh.

Tuy vậy cũng phải nói rằng triều đình Huế từ đầu cũng có ý thức kháng chiến nhưng do có nhiều thất bại cùng với việc vũ khí quân ta quá lạc hậu,thô sơ so với tàu chiến,vũ khí tối tân của pháp nên đã tỏ ra vô cùng bạc nhược.
 
Top Bottom