Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
[imath]1/[/imath]
[imath]a/[/imath]
[imath]\lambda = vT=2.0,05=0,1m=10cm[/imath]
Độ lệch pha giữa [imath]M,N[/imath]: [imath]\Delta \varphi _{MN} = \dfrac{2\pi .MN}{\lambda}=\dfrac{2\pi .15}{10}=3\pi[/imath]
Vậy dao động tại [imath]M[/imath] và [imath]N[/imath] ngược pha nhau
[imath]b/[/imath]
Độ lệch pha giữa [imath]C[/imath] và [imath]D[/imath]: [imath]\Delta \varphi _{CD} = \dfrac{2\pi .CD}{\lambda}=\dfrac{2\pi .17,5}{10}=7 .\dfrac{\pi}{2} =3\pi + \dfrac{\pi}{2}[/imath]
[imath]C[/imath] gần [imath]O[/imath] hơn [imath]D[/imath] nên [imath]C[/imath] nhanh pha hơn [imath]D[/imath]
Tại thời điểm [imath]t_1[/imath], [imath]C[/imath] ở biên âm ([imath]C_1[/imath]) và [imath]D[/imath] ở vị trí cân bằng ([imath]D_1[/imath])
Để đến vị trí [imath]D_2[/imath] là biên âm (vị trí thấp nhất) thì góc quét là [imath]\dfrac{3\pi}{2} \ rad[/imath]
Thời gian kể từ lúc [imath]t_1[/imath] đến khi [imath]D[/imath] đến vị trí thấp nhất:
[imath]\Delta t=\dfrac{\Delta \varphi }{\omega }=\dfrac{\Delta \varphi . T}{2\pi }=\dfrac{\dfrac{3\pi}{2}.0,05}{2\pi }=0,0375s[/imath]
View attachment 217437
[imath]2/[/imath]
[imath]a/[/imath]
- Thời gian sóng truyền từ [imath]O[/imath] tới [imath]M[/imath]: [imath]t_1=\dfrac{OM}{v}=\dfrac{14}{4}=3,5s[/imath]
- Thời gian để [imath]M[/imath] lên đến vị trí cao nhất: [imath]t_2=\dfrac{T}{4}=\dfrac{3}{4}s[/imath]
Vậy tổng thời gian: [imath]t=t_1+t_2=4,25s[/imath]
[imath]b/[/imath]
Từ [imath]t=0[/imath] đến [imath]t=4s[/imath], góc quét là: [imath]\Delta \varphi = \dfrac{2\pi}{T}.\Delta t = \dfrac{2\pi}{3}.4=\dfrac{8\pi}{3} = 2\pi + \dfrac{2\pi}{3} \ rad[/imath]
Chúc bạn học tốt!
Từ đó vẽ được hình dạng sợi dây như hình bên View attachment 217443
------
Xem thêm: Hình học phẳng trong giao thoa sóng cơ
câu 1 b c nhanh pha thì d ở vtcb bên trên chứ
[imath]C[/imath] nhanh pha hơn [imath]D[/imath] mà bạn, nên từ điểm pha của [imath]C[/imath] ta quay góc [imath]\dfrac{7\pi}{2}[/imath] ngược chiều dương quy ước thì xác định được điểm pha của [imath]D[/imath] như trên thôi. Bạn có thể thử lại bằng cách từ [imath]D[/imath] trên hình quay theo chiều dương [imath]\dfrac{7\pi}{2}[/imath] sẽ đến điểm [imath]C[/imath] thôi.
có 2 trường hợp à
Không bạn ơi, một trường hợp mình làm đó thôi.
Tại thời điểm [imath]t_1[/imath], [imath]C[/imath] ở [imath]C_1[/imath] là vị trí thấp nhất, khi đó [imath]D[/imath] ở [imath]D_1[/imath]. Sau thời gian [imath]\Delta t[/imath] thì điểm [imath]D[/imath] từ [imath]D_1[/imath] đã đến [imath]D_2[/imath] là vị trí thấp nhất.
câu 2 a sao t2=t/4 hay vậy
Vì [imath]M[/imath] đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên dương (vị trí cao nhất) bạn nhé
câu 2b giải thích sao vẽ đc vậy
Chỗ [imath]-A/2[/imath] trong hình sửa lại là [imath]-\dfrac{A\sqrt{3}}{2}[/imath] nhé bạn.
Ý này mình làm như sau: [imath]t=0[/imath] dây căng thẳng đi xuống, tức là qua vị trí cân bằng theo chiều âm từ đó xác định được điểm pha trên đường tròn. Rồi sau khi tính được góc quét [imath]\Delta \varphi[/imath] xác định điểm pha tiếp theo, từ đó vẽ hình sợi dây trên trục [imath]uOx[/imath].
Chỗ [imath]-A/2[/imath] trong hình sửa lại là [imath]-\dfrac{A\sqrt{3}}{2}[/imath] nhé bạn.
Ý này mình làm như sau: [imath]t=0[/imath] dây căng thẳng đi xuống, tức là qua vị trí cân bằng theo chiều âm từ đó xác định được điểm pha trên đường tròn. Rồi sau khi tính được góc quét [imath]\Delta \varphi[/imath] xác định điểm pha tiếp theo, từ đó vẽ hình sợi dây trên trục [imath]uOx[/imath].