So sánh sự giống và khác nhau giữa phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du và phong trào cải cách Duy Tân.
Nguyễn Chi Xuyên*Giống nhau
-Tính chất: đều là phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản, do các sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo
-Nhiệm vụ chủ yếu là giành độc lập, xây dựng một chế độ xã hội tiến bộ
- Biện pháp đấu tranh: Phong phú cả bạo động và cải cách, vừa tập hợp lực lượng trong nước, vừa đề nghị bên ngoài giúp đỡ
- Thành phần tham gia: nhiều tầng lớp xã hội, cả thành thị và nông thôn
- Kết quả: Đều thất bại,=> Những phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản đã thất bại, chứng tỏ hệ tư tưởng tư sản không đủ giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ. Vì vậy ở Việt Nam, độc lập dân tộc không thể gắn liền với chủ nghĩa tư bản
*
Khác nhau
-Người lãnh đạo:
+ Phong trào Đông du(1905-1909): Phan Bội Châu
+ Đông Kinh Nghĩa Thục (1907): Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Tăng Bạt Hổ...
+ Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì(1908)Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
-Chủ trương
+ Phong trào Đông du: chủ trương theo hướng bạo động đánh Pháp, giành độc lập
+ Đông Kinh Nghĩa Thục: chủ trương vừa theo hướng cải cách, vừa theo xu hướng bạo động nhằm khai dân trí, đào tạo nhân tài đồng thời hỗ trợ cho phong trào Đông Du ở bên ngoài, phong trào Duy tân bên trong
+ Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì: theo hướng cải cách nhằm nâng cao ý thức tự cường, bỏ cái cũ, học theo cái mới
- Biện pháp( hoạt động):
+ Phong trào Đông Du: Lập Hội Duy tân (1904) do Phan Bội Châu đứng đầu; thực hiện phong trào Đông Du (1905-1909), đưa học sinh Việt Nam sang Nhật để học.
+ Đông Kinh Nghĩa Thục: tháng 3/1907, Đông Kinh nghĩa thục được thành lập; mở trường, bình văn, xuất bản sách báo, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới....
+Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì: phản đối bạo động, dựa vào Pháp để cải cách sau đó mới đánh Pháp ; gửi thư lên toàn quyền Đông Dương Pôn- bô(1906); mở trường học, diễn thuyết, đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, cắt tóc ngắn, cổ động mở mang công, thương nghiệp. Do ảnh hưởng của cuộc vận động Duy Tân, kết hợp với cuộc đấu tranh dân chủ của nông dân làm bùng phát phong trào chống sưu thuế(1908) diễn ra ở Trung Kì
Bạn có thể tham khảo bài làm trên đây của mình!!