so sánh tính axit bazo of các hợp chất hữu cơ

H

hoctrongaytho

P

phanhuuduy90

hoctrongaytho said:
thứ bảy tuần này là em phải kiểm tra 1 tiết
hiện giờ em ko bít làm thế nào để so sánh tính axits bazo :(( :(( :((
có anh chị nào bít cách so sánh thì chỉ em với
mong các anh chị nhanh cho
em xin cảm ơn :D :D :D
cơ bản bạn nhé:
axit cacboxylic>phenol>polion(rượu đa chức)>rượu
ví dụ [tex]CH_3COOH>C_6H_5OH>C_3H_5(OH)_3>C_2H_5OH[/tex]
trong cùng dãy đồng đẵng: thêm nhóm đẩy e (ankyl(CH3-,C2H5-.) làm giảm tính axit và tăng tính bazơ, thêm nhóm hút e(halogen,-COOH,_CHO..) thì tăng tính axit , giảm tính bazơ:
ví dụ:
[tex]C_2H_5COOH<CH_3COOH<HCOOH[/tex](C2H5-đâye mạnh hơnCH3- mạnh hơn H)
đẩy e càngmạnh càng giảm tính axit
 
N

nguyenbathuan

phanhuuduy90 said:
hoctrongaytho said:
thứ bảy tuần này là em phải kiểm tra 1 tiết
hiện giờ em ko bít làm thế nào để so sánh tính axits bazo :(( :(( :((
có anh chị nào bít cách so sánh thì chỉ em với
mong các anh chị nhanh cho
em xin cảm ơn :D :D :D
cơ bản bạn nhé:
axit cacboxylic>phenol>polion(rượu đa chức)>rượu
ví dụ [tex]CH_3COOH>C_6H_5OH>C_3H_5(OH)_3>C_2H_5OH[/tex]
trong cùng dãy đồng đẵng: thêm nhóm đẩy e (ankyl(CH3-,C2H5-.) làm giảm tính axit và tăng tính bazơ, thêm nhóm hút e(halogen,-COOH,_CHO..) thì tăng tính axit , giảm tính bazơ:
ví dụ:
[tex]C_2H_5COOH<CH_3COOH<HCOOH[/tex](C2H5-đâye mạnh hơnCH3- mạnh hơn H)
đẩy e càngmạnh càng giảm tính axit
(AXIT KHONG NO MANH HON AXIT )_NO)


GOC CANG NHO TINH AXIT CANG MANH

CHU Y DEN NHOM HUT E VA NHOM DAY E
 
N

nguyenngocqm

mình ngốc hóa lắm học thế nhung ko biết tính axit là cho e hay nhận e hay la cái gì
ai có thể nói giùm chút
 
2

22091989

nếu nguyên tử mà nhận thêm e thì tính bazo tăng còn tính axit thì ngược lại.
 
S

saobanglanhgia

22091989 said:
nếu nguyên tử mà nhận thêm e thì tính bazo tăng còn tính axit thì ngược lại.
:D ở đây ta chỉ nói là đẩy e hay hút e thôi, chứ ko nói cho - nhận e, như thế thì là xảy ra phản ứng hóa học, phản ứng oxh - kh rồi.
Hơn nữa điều em vừa nói cũng ko rõ ràng và ko chính xác
 
S

secret_a1k45

Noi chung day e hay hut e la the nay: Nhon day e thi lam mat do e tang len, khi do lien ket oh se kem phan cuc( o cang am thi se hut e cang manh), h kem linh dong, tinh axit giam
 
H

hoai_a1

Phương pháp so sánh tính axit

So sánh tính axit của 1 số hợp chất hữu cơ là so sánh độ linh động của nguyên tử H trong HCHC.
Hợp chất nào có độ linh động của nguyên từ H càng cao thì tính axit càng mạnh.

1. Định nghĩa độ linh động của nguyên tử H (hidro): Là khả năng phân ly ra ion H (+) của hợp chất hữu cơ đó.

2. Thứ tự ưu tiên so sánh:

- Để so sánh ta xét xem các hợp chất hữu cơ (HCHC) cùng nhóm chức chứa nguyên tử H linh động (VD: OH, COOH ....) hay không.

- Nếu các hợp chất hứu cơ có cùng nhóm chức thì ta phải xét xem gốc hydrocacbon của các HCHC đó là gốc đẩy điện tử hay hút điện tử.

+ Nếu các HCHC liên kết với các gốc đẩy điện tử (hyđrocacbon no) thì độ linh động của nguyên tử H hay tính axit của các hợp chất hữu cơ đó giảm.

+ Nếu các HCHC liên kết với các gốc hút điện tử (hyđrocacbon không no, hyđrocacbon thơm) thì độ linh động của nguyên tử H hay tính axit của các hợp chất hữu cơ đó tăng.

3. So sánh tính axit (hay độ linh động của nguyên tử H) của các hợp chất hữu cơ khác nhóm chức..

- Tính axit giảm dần theo thứ tự:

Axit Vô Cơ > Axit hữu cơ > H2CO3 > Phenol > H2O > Rượu.

4. So sánh tính axit (hay độ linh động của nguyên tử H) của các hợp chất hữu cơ cùng nhóm chức.

- Tính axit của HCHC giảm dần khi liên kết với các gốc hyđrocacbon (HC) sau:

Gốc HC có liên kết 3 > gốc HC thơm > gốc HC chứa liên kết đôi > gốc HC no.

- Nếu HCHC cùng liên kết với các gốc đẩy điện tử (gốc hyđrocacbon no) thì gốc axit giảm dần theo thứ tự: gốc càng dài càng phức tạp (càng nhiều nhánh) thì tính axit càng giảm.

VD: CH3COOH > CH3CH2COOH > CH3CH(CH3)COOH.

- Nếu các hợp chất hữu cơ cùng liên kết với các gốc đẩy điện tử nhưng trong gốc này lại chứa các nhóm hút điện tử (halogen) thì tính axit tăng giảm theo thứ tự sau:

+ Cùng 1 nguyên tử halogen, càng xa nhóm chức thì thì tính axit càng giảm.

VD: CH3CH(Cl)COOH > ClCH2CH2COOH

+ Nếu cùng 1 vị trí của nguyên tử thì khi liên kết với các halogen sẽ giảm dần theo thứ tự:

F > Cl > Br > I ..................

VD: FCH2COOH > ClCH2COOH >..................
 
Top Bottom